Você está na página 1de 2

ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Các ảnh hưởng tích cực:


Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế, phát triển du lịch ở một địa phương kéo
theo sự phát triển của các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, điều này cho phép thu
hút những nguồn đầu tư lớn không chỉ vào lĩnh vực du lịch mà vào cả các lĩnh
vực khác có liên quan (xây dựng, giao thông, kinh doanh…). Nhờ đó, những lợi
ích có thể thấy rõ là việc tạo ra thu nhập trực tiếp cho người dân bản địa (thông
qua lương, kinh doanh các đồ thủ công, đồ lưu niệm địa phương…) và gián tiếp
tạo ra thu nhập cho địa phương đó thông qua hoạt động của các nhà cung cấp
hàng hóa, dịch vụ... Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng góp phần tạo ra việc
làm, từ đó tăng cơ hội việc làm cho lao động địa phương, góp phần giải quyết
nạn thất nghiệp. Du lịch còn là điều kiện tốt để tăng nguồn thu ngân sách địa
phương qua việc thu thuế các cơ sở hoạt động, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông, nhà ở thông qua việc xây mới hoặc tu bổ, sửa chữa. Bên cạnh đó, để
đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động du lịch, thông qua việc đào tạo về về kiến
thức và chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực địa phương cũng được củng cố
vững chắc hơn.
Thứ hai, về khía cạnh môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ góp
phần vào việc bảo tồn hoặc tu bổ các di tích lịch sử, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên.
Thứ ba, về khía cạnh văn hóa, xã hội, phát triển du lịch sẽ tạo ra cơ hội
trao đổi văn hóa giữa người bản địa và khách du lịch nước ngoài. Mặt khác, đây
cũng là yếu tố góp phần thay đổi tích cực các giá trị và lối sống của người địa
phương. Bên cạnh việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh,
đây cũng là cơ hội để giới thiệu rõ nét hơn các giá trị văn hóa địa phương trong
con mắt khách du lịch trong nước và nước ngoài, khuyến khích việc gìn giữ và
phát huy các lễ hội truyền thống và các sự kiện văn hóa địa phương. Ngoài ra,
nhu cầu giao tiếp sẽ khuyến khích người dân địa phương học ngoại ngữ và rèn
luyện các kỹ năng mới. Chất lượng sống của người họ cũng được nâng cao qua
việc hưởng lợi từ các cơ sở hạ tầng mới như đường xá, nước sạch,….
Các ảnh hưởng tiêu cực :
Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế, phát triển du lịch sẽ dẫn đến việc giá cả
hàng hóa và dịch vụ ở địa phương tăng cao, giá nhà đất và các dịch vụ đi kèm
như nước, năng lượng, xử lý rác thải… cũng tăng theo. Nhu cầu về lao động
tăng sẽ kéo theo hiện tượng gia tăng của lao động di cư. Bên cạnh đó, xuất hiện
nhiều hơn các công việc thời vụ đòi hỏi kỹ năng thấp và thu nhập thấp. Việc gia
tăng các dịch vụ du lịch kéo theo tăng sức ép lên các nguồn tài nguyên (nước,
đất, năng lượng…và làm giảm diện tích đất nông lâm nghiệp do việc xây dựng
các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát…
Thứ hai, về khía cạnh môi trường, phát triển du lịch đi kèm với sụ gia tăng
ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn,…Nguy cơ phá rừng để lấy đất xây dựng dẫn
đến suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thảm động thực
vật, đe dọa các loài quý hiếm…Các công đoạn xây dựng có khả năng dẫn đến
sói mòn đất đai và sử dụng bừa bãi các nguồn vật liệu xây dựng như gỗ, cát…vv
Thứ ba, về khía cạnh văn hóa xã hội, việc phát triển du lịch có thể gây ra
các xung đột do sự khác nhau về văn hóa, lối sống của khách du lịch và người
dân bản địa. Vấn đề di dân, xung đột trong nội bộ cộng đồng hoặc giữa các cộng
đồng do quyền lợi kinh tế cũng là các nguy cơ tiềm tàng. Một mặt trái khác của
phát triển du lịch là hiện tượng gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, cướp
giật, mê tín dị đoan...Việc thương mại hóa các hoạt động văn hóa làm suy thoái
các giá trị văn hóa truyền thống. Sự xuất hiện quá đông của khách nước ngoài có
thể gây ra cảm giác mất cân bằng trong cuộc sống người dân đồng thời có khả
năng gây ra các phân biệt đối xử, phân hóa giàu nghèo…vv

Você também pode gostar