Você está na página 1de 4

All_PView=-1:1521

Sơ đồ Website English

Thứ Sáu, 10/10/2003 - 12:00 AM


Cho biết những đặc điểm của hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) và cấu trúc của hệ thống SS7?

Hệ thống báo hiệu SS7 của ITU-T là một hệ thống báo hiệu kênh chung được tiêu chuẩn hoá. SS7 được thiết
kế cho mạng thông tin điện thoại và nhiều loại mạng viễn thông khác được phát triển trong tương lai. SS7
cung cấp một phương tiện tin cậy để chuyển thông tin đúng trình tự không thất lạc hoặc trùng lặp. Một kênh
báo hiệu chung có thể phục vụ 5000 cuộc thoại.

Viễn thông

Hỏi: Đề nghị cho biết những đặc điểm của hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) và cấu trúc của hệ thống SS7?

Trả lời: Trong mạng thông tin, phương pháp báo hiệu (signaling method) là giao thức thực hiện việc chuyển, hướng
dẫn và giám sát các thông tin giữa các thuê bao (user). Thí dụ như trong mạng điện thoại phổ thông PTN, báo hiệu
gồm các tín hiệu yêu cầu tiếp nối và phục hồi, lựa chọn địa chỉ bị gọi... thông báo nối mạch, kết thúc cuộc gọi và tính
cước.

Cách bố trí kênh báo hiệu giữa các tổng đài có thể theo:

a) Báo hiệu liên kênh (kênh kết hợp) CAS (Channel Associated Signaling) và báo hiệu kênh chung CCS.

Trong kênh kết hợp CAS, tín hiệu báo hiệu được truyền trong kênh thoại hoặc trong kênh lân cận. Hệ thống báo hiệu
R2-MFC là một mẫu điển hình của báo hiệu kết hợp. Báo hiệu kênh kết hợp có một số hạn chế như tương đối chậm,
chỉ thích hợp với mạng điện thoại có dung lượng vừa và nhỏ.

Trong báo hiệu kênh chung CCS, các tín hiệu báo hiệu được tách riêng khỏi tín hiệu thuê bao và thu nhập vào một
kênh chung và được truyền trên tuyến có tốc độ cao giữa các bộ xử lý của các tổng đài điện tử SPC được điều khiển
theo chương trình. Hệ thống báo hiệu CCS có thể truyền thông tin báo hiệu theo 2 chiều, mặc dù các kênh thoại có bận
hay không. Do đó CCS nâng cao được hiệu quả của toàn mạng.

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, ITU-T đưa ra các khuyến nghị về hệ thống báo hiệu số 7 (ký hiệu SS7). Hệ
thống SS7 là hệ thống báo hiệu kênh chung được thiết kế cho mạng viễn thông số.
Hình 1

Các khối chức năng của hệ thống SS7 gồm các khối như hình 1. Trong đó phần chuyển giao tin báo MTP truyền các
thông tin báo hiệu giữa các phần của người sử dụng UP. Nội dung của mỗi tin báo hoàn toàn độc lập nhau. MTP
chuyển giao các tin báo hiệu một cách rất tin cậy.

UP là phần của các user (người sử dụng). Tuỳ theo loại user dùng phương tiện gì có các phần UP riêng: thí dụ như user
dùng điện thoại có phần TUP; user dùng số liệu có phần DUP...

Như trên đã nêu, ITU-T thiết kế hệ thống SS7 để đáp ứng yêu cầu phát triển của mạng số với các tổng đài điện tử SPC
nên chính SS7 có mối liên hệ với sự phát triển của các hệ thống máy tính. Vào năm 1980, tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế
ISO giới thiệu một mô hình tham khảo OSI, viết tắt từ tiếng Anh "Open Systems Interconnections". Mô hình OSI là
một cấu trúc thuần tuý lý thuyết cho hệ thông tin máy tính và gồm có 7 lớp phân cấp như hình 2.

Hình 2

Mỗi lớp có một chức năng đặc biệt, nó cung cấp các dịch vụ cụ thể cho các lớp ở trên.

Thông tin giữa các chức năng luôn xảy ra ở cùng một mức theo các giao thức của lớp. Tương ứng với hệ thống liên kết
mở OSI, nhóm chuyên gia của ITU-T đã thiết kế hệ thống báo hiệu SS7 dưới dạng một hệ thống 4 lớp. Hình 2 cho thấy
mối liên quan giữa SS7 và các lớp của OSI.

Cấu trúc cơ bản của hệ thống SS7

Hệ thống SS7 được cấu trúc theo mođun và giống với mô hình OSI nhưng chỉ có 4 lớp.

Ba lớp thấp 1, 2 và 3 tạo thành phần chuyển giao tin báo MTP. Lớp thứ 4 chứa các phần UP cho user. Hình 3 minh hoạ
cấu trúc cơ bản của SS7. Có thể kể ra một số phần UP khác nhau cho các user là:
TUP - phần của user dùng điện thoại

DUP - phần của user dùng số liệu

ISUP - phần của user mạng ISDN

MTUP - phần của user điện thoại di động

Tiếp theo, chúng ta xét chức năng của từng lớp MTP:

Lớp 1 xác định các đặc tính vật lý của tuyến liên kết số liệu báo hiệu và các phương tiện để truy nhập nó. Lớp 1 (tương
ứng với lớp vật lý của OSI) có chức năng biến đổi số liệu thành tín hiệu kết nối bình thường với mạng số liệu 64kbit/s.
Các chức năng mạng báo hiệu có thể truy nhập vào lớp liên kết báo hiệu bằng hoạt động chuyển mạch.

Hình 3

Lớp 2 thực hiện chức năng "liên kết báo hiệu" nó xác định các chức năng và thủ tục để truyền các tin báo hiệu lên một
đường liên kết số liệu. Đường liên kết tin báo này nằm ngoài các đường truyền tín hiệu thuê bao. Mỗi một tin báo hiệu
được truyền qua đường liên kết báo hiệu trong các đơn nguyên tín hiệu có độ dài thay đổi. Một đơn nguyên tín hiệu
bao gồm thông tin điều khiển cộng thêm nội dung bản tin báo hiệu.

Lớp 2 còn có chức năng kiểm tra lỗi trong đơn vị tín hiệu, phát hiện lỗi liên kết báo hiệu và phục hồi liên kết báo hiệu.

Lớp 3 với chức năng mạng lưới báo hiệu, xác định các chức năng và thủ tục chung để truyền bản tin báo hiệu không
phụ thuộc các liên kết báo hiệu riêng lẻ. Lớp này còn có chức năng quản lý mạng như: điều khiển việc định tuyến, điều
khiển và tái tạo lại cấu hình mạng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các dịch vụ mở rộng, ITU-T bổ sung phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP như trên hình
3. SCCP đưa ra dịch vụ vận chuyển sự kết nối của mạng và định hướng đấu nối của mạng. SCCP đưa ra khả năng sử
dụng mạng SS7 dựa trên MTP để trao đổi thông tin ở lớp cao hơn.

Tóm lại, hệ thống báo hiệu SS7 của ITU-T là một hệ thống báo hiệu kênh chung được tiêu chuẩn hoá. SS7 được thiết kế
cho mạng thông tin điện thoại và nhiều loại mạng viễn thông khác được phát triển trong tương lai. SS7 cung cấp một
phương tiện tin cậy để chuyển thông tin đúng trình tự không thất lạc hoặc trùng lặp. Một kênh báo hiệu chung có thể
phục vụ 5000 cuộc thoại.

Nguyễn Khánh Kiên

© Bản quyền thuộc Tạp chí Công nghệ thông tin & Truyền thông
Địa chỉ: 95E, Lý Nam Đế, Hà Nội. Điện thoại: (04)37737136. Fax: (04)37737130. Email: tapchibcvt@mic.gov.vn
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông. Phó Tổng biên tập phụ trách: Vũ Chí Kiên
Giấp phép số 131/GP-TTĐT do Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và trang tin điện tử cấp ngày 7/10/2009.

Você também pode gostar