Você está na página 1de 35

Fast food – Ăn nhanh kiểu Mỹ

26/08/2009 8:47

PNO – Nhắc đến ẩm thực của nước Mỹ, người ta thường nghĩ ngay đến fast food –món ăn đặc trưng cho lối sống và phong cách Mỹ: mọi
việc đều nhanh chóng, đơn giản và gọn gàng.

Lịch sử fast food

“Fast food” là một cụm từ dùng để chỉ những món ăn vừa chế biến nhanh vừa có thể ăn trong thời gian nhanh, thậm chí để ăn tranh thủ trên đường
đi. Fast food được chế biến từ những nguyên liệu đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho một ngày lao động nhẹ. Hình ảnh một người Mỹ vội vàng
đi trên đường phố, với túi đựng fast food trên tay, đã được coi là tiêu biểu cho lối sống, phong cách Mỹ.

Một trong những bậc tiền nhân của ngành fast food Hoa Kỳ là Carl Karcher. Sinh trưởng tại vùng nông thôn bang Ohio, năm 24 tuổi, Carl dời quê nhà
đến California với ước mơ về cuộc sống tươi đẹp ở chốn thị thành hoa lệ. Năm 1939, ông quyết định tự kinh doanh bằng việc bán xúc xích dạo đến
tận tay những tài xế lái xe trên đường. Từ quầy thức ăn, Carl mở rộng thành những nhà hàng mang tên ông và tiếp tục kinh doanh thịt nướng tới tận
tay những bác tài vì đường xá đông đúc mà không muốn bước ra khỏi xe mua thức ăn. Carl đã biến việc ăn uống trên xe thành mốt thời bấy giờ.
Những cô phục vụ trong trang phục hấp dẫn, di chuyển như bay trên những đôi giày patin, mang thức ăn tới tận xe đem lại cho thực khách cảm giác
vô cùng thú vị.

Trong khoảng thời gian đó, hai anh em nhà McDonald cũng theo đuổi mô hình kinh doanh giống như Carl tại bang California. Sau một thời gian,
McDonald hợp tác cùng Ray Kroc - người cung cấp sữa lắc cho cửa hàng – khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại
bang Chicago. Thực đơn của cửa hàng gồm bánh hamburger, khoai tây và sữa lắc. Bánh hamburger và khoai tây là nguồn doanh thu chính của cửa
hàng McDonald’s. Sau đó, cửa hàng đã chế biến một số những loại bánh mới để phù hợp với nhu cầu của mỗi địa phương.

Một nhãn hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng khác của Mỹ là KFC (có nghĩa là Kentucky Fried Chicken- Gà rán Kentucky) với người sáng lập là ông
Harland Sanders. Món truyền thống của KFC là gà rán Kentucky do chính tay ngài Sanders sáng chế bằng cách thêm những gia vị khác nhau vào
món gà rán thông thường. Hiện nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hàng ngàn cơ sở kinh doanh trên khắp thế giới.

Ngoài những thương hiệu fast food lừng danh thế giới trên, nước Mỹ còn vô số những đại gia khác đang hoạt động trong ngành công nghiệp hái ra
tiền này như Pizza Hut, Burger King, Whataburger …

Hai mặt của fast food

Fast food ở Mỹ rất đa dạng: không chỉ có hamburger, sandwich hay pizza mà còn có các loại khác như cơm trộn, mỳ trộn, hotdog, khoai tây chiên …
Riêng hamburger và khoai tây chiên được coi là mặt hàng chủ đạo của những nhà hàng kinh doanh fast food. Thành phần của hamburger gồm có
một chiếc sandwich kẹp với miếng thịt xay, gia vị đi kèm là tương ớt, tương cà và một số nước sauce khác. Nước uống khi ăn hamburgur thường là
nước ngọt có gas. Khẩu phần này sẽ cung cấp 1.800 kcal, đủ cho một nhân viên văn phòng làm việc suốt ngày.

Fast food rất giàu tinh bột chất béo và chất đạm, nhưng lại rất ít rau xanh. Với những gia vị kích thích sự ngon miệng, một người thể dùng tới 2 – 3
phần ăn một lúc. Đó chính là điều kiệh để năng lượng thừa tăng lên. Bên cạnh đó lối sống công nghiệp khiến sự di chuyển, vận động của con người
ngày càng ít đi. Tất cả những điều đó chính là nguồn gốc gây nên căn bệnh béo phì.
Tuy thế, không ai phủ nhận sự ngon lành, sự tiện lợi mà fast food mang lại cho con người, đặc biệt trong nhịp sống hối hả ngày
nay. Những nhà hàng fast food của nước Mỹ đang mọc lên như nấm trên toàn thế giới.

Người Mỹ Không Chỉ Chuộng Fast Food


2010-06-29 20:43:24

Nói đến chuyện ăn uống của người Mỹ, nhiều người thường nghĩ ngay đến các loại fast food (thức ăn
nhanh). Nhưng thật ra, macaroni và phô mai mới là một trong những món ăn bình dân được người Mỹ
ưa chuộng nhất.

Macaroni là một loại nui tròn, ngắn, cong, làm từ bột mì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nấu chín và dọn dùng chung với phô mai
ở khắp nước Ý trong vòng hơn 500 năm qua. Món này du nhập vào nước Ý nhờ Marco Polo. Đến thế kỷ 18, các dạng khác nhau của
món nui này trở nên nổi tiếng khắp châu Âu. Trong quá trình đi tìm thuộc địa, người Anh đã mang món ăn này tới Bắc Mỹ. Từ những
năm 1800, thực đơn của nhiều phiên bản macaroni và phô mai đã xuất hiện trong các cuốn sách hướng dẫn nấu ăn tại Mỹ.

Theo tác giả của cuốn Từ điển ăn uống của Mỹ, John Mariani, macaroni và phô mai xuất hiện ở Mỹ từ thế kỷ 19 và ngày càng trở
nên phổ biến trong đời sống người Mỹ. Thomas Jefferson (1743–1826) - Tổng thống đời thứ 3 của Mỹ từng chiêu đãi món này trong
một bữa tiệc tại Nhà Trắng vào năm 1802.

Vì macaroni và phô mai là một món tiện dụng và dễ chế biến nên món này ngày càng được chuộng trong các gia đình. Nắm bắt nhu
cầu này, năm 1937 công ty thực phẩn Kraft đã cho ra mắt thị trường thực phẩm Mỹ và Canada sản phẩm bữa tối làm sẵn với
macaroni và phô mai, thành công vang dội.

Đến thế chiến thứ 2, sản phẩm này càng phổ biến hơn. Trong thời chiến, việc tiết kiệm được đưa lên hàng đầu, thịt trở thành một
thứ xa xỉ. Sữa tươi và những sản phẩm từ sữa cũng trở nên khan hiếm hơn. Hàng triệu đàn ông phục vụ trong quân ngũ nên phụ nữ
phải tham gia lao động. Lao động mệt mỏi, phụ nữ rất chuộng việc dễ sử dụng và nhanh gọn của món ăn này,
nhất là món này còn có thể bù đắp dinh dưỡng cho các món thịt.

Cho đến nay, mỗi ngày Kraft vẫn bán ra khỏang 1 triệu hộp thực phẩm này. Hiện có rất nhiều dạng macaroni và phô mai nhưng
công thức cơ bản của nó gần như vẫn còn nguyên vẹn.

Chỉ cần nui macaroni luộc chín để ra khay, thêm phô mai bào mỏng hoặc xắt lát; nêm nếm thêm muối tiêu và bỏ vào lò nướng cho
tới khi phô mai chảy ra là lấy ra dùng được. Ngoài ra, có thể tùy ý cho thêm vào món này vụn bánh mì, rau củ xắt nhỏ, thịt băm
hoặc cá và các loại gia vị khác cho thêm hấp dẫn. Cầu kì hơn, có thể dùng chảo nhỏ nấu chảy bơ, thêm chút sữa và nhiều loại phô
mai, nêm nếm gia vị rồi mới đổ lên nui, sau đó cho vào lò nướng đến khi vàng mặt.

Nhiên Nguyễn

Thụy Lâm

Sự Khác Biệt Trong Văn Hóa Ẩm Thực Đông Tây


0207-12-26 07:55:20

Trong thực đơn của cư dân nước này sẽ có những điểm khác biệt với cư dân nước khác. Vì sao
lại tồn tại sự khác biệt này? Dường như bất cứ món ăn nào, từ châu chấu rang, cà cuống nướng
đến thịt chuột, nội tạng động vật như: lòng, gan, tim... đều có thể tìm thấy trong thực đơn của
người Việt. Những thức ăn này rất phổ biến, nhiều món trở thành đặc sản.

Tuy nhiên, các loại thực phẩm trên lại bị cấm kỵ ở một số nơi trên thế giới. Tại sao? Một số lý giải
sau sẽ giúp bạn tránh mắc phải sai lầm trong ăn uống khi có dịp đến một số nơi.

Động vật bò sát và lưỡng cư (cá sấu, rắn, ếch, thằn lằn...)

Thịt từ các loại động vật này được dùng để chế biến món ăn ở nhiều nước châu Âu và châu Á.
Ngoài ra, thịt ếch, đặc biệt là đùi ếch, được người Pháp, Bồ Đào Nha, Indonesia, Trung Quốc,
vùng Caribbean và một số nơi tại Mỹ ưa chuộng. Tuy nhiên, với người Do Thái hoặc Hồi giáo,
các loại thịt từ động vật lưỡng cư như: ếch, cá sấu và rắn là cấm kỵ.

Thịt từ động vật lông vũ

Các loại thịt gia cầm như gà, gà tây, vịt được dùng để chế biến món ăn ở đa số các nước trên
thế giới. Tuy nhiên, có một số giới hạn trong hạng mục thịt từ các loài lông vũ như: ở châu Âu và
Mỹ, nhiều người không ăn thịt thiên nga (ngỗng trời). Ở Anh, thiên nga trắng được bảo vệ vì
người ta cho rằng đó là loài vật thuộc về nữ hoàng. Ngoài ra, hầu hết mọi người ở các nước
phương Tây xem các loài chim hót đều là động vật hoang dã nên không ăn thịt.

Thịt mèo

Được dùng ở miền Nam Trung Quốc và Việt Nam. Nhiều người cho rằng thịt mèo có tính nhiệt,
rất tốt khi dùng làm thực phẩm ăn vào mùa đông. Người ta sử dụng luôn một số cơ quan nội
tạng của mèo như: bao tử, ruột, còn đầu và các phần khác thì vứt đi. Ở Hàn Quốc, thịt mèo
thường dành cho người mắc bệnh khớp và đau dây thần kinh. Ngoài ra, thịt mèo còn phổ biến
trong thực đơn của người Peru. Trong dịp lễ hội diễn ra vào tháng Chín hàng năm ở La
Quebrada, nhiều người tham gia biểu diễn tài nghệ chế biến món ăn với thịt mèo. Người dân ở
một số vùng nông thôn của Thụy Sỹ và miền Bắc nước Ý cũng ăn thịt mèo.

Thịt cày (thịt chó)

Tuy chẳng có luật nào cấm ăn thịt chó ở Mỹ và các nước châu Âu, nhưng loại thực phẩm này
không được nhiều người chấp nhận. Có lẽ do suy nghĩ chó là loài vật rất trung thành với người,
lại là con thân thiết nên người ta không nỡ ăn thịt chúng. Ở Việt Nam, thịt chó khá phổ biến và
được nhiều người ưa thích, đặc biệt là "tín đồ" của các quán nhậu. Ở Hàn Quốc, nhiều quý ông
rất ưa món thịt chó nấu súp vì tin rằng nó tốt cho sức khỏe.

Thịt chuột

Đa số người phương Tây xem chuột là loài vật dơ bẩn, do đó thịt của chúng không thích hợp để
làm món ăn. Tuy nhiên, thịt chuột đồng lại được rất nhiều người ở vùng nông thôn Thái Lan, Việt
Nam và một số vùng ở Đông Dương ưa thích. Thịt chuột mía và chuột đồng rất giàu protein và
trở thành loại thực phẩm phổ biến ở châu Phi.

Ốc sên

Là loài nhuyễn thể mà con người có thể ăn được. Ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á cũng
như Pháp và các nước thuộc vùng Địa Trung Hải, có rất nhiều món ăn chế biến từ thịt ốc sên.
Tuy nhiên nếu ăn thịt ốc sên ở Anh, Ireland và Mỹ, bạn sẽ bị người khác nhìn bằng ánh mắt khác
thường. Họ xem ăn ốc sên là hành động kinh khủng.

Thịt lợn

Người Hồi giáo, Do Thái không ăn thịt lợn. Người dân ở vùng Trung Đông cho rằng lợn là loài vật
không sạch sẽ và ăn tạp.

Thịt bò

Đây là loại thịt khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và đứng sau thịt lợn. Nhiều người ở Anh,
Ireland, Mỹ và Canada không ăn thịt bê (bò con) vì lo ngại bị chỉ trích đối xử thô bạo với súc vật.
Ở Ấn Độ, thịt bò là thực phẩm cấm kỵ, đặc biệt đối với những người theo Đạo Hindu, bởi vì bò
được xem là linh vật.

Thịt ngựa

Được dùng phổ biến trong thực đơn của những người sống ở vùng Scandinavia (bao gồm Na-
uy, Đan Mạch và Thụy Điển ở Bắc Âu) và một số vùng ở châu Âu. Tuy nhiên, ở các nước Anh,
Mỹ và Úc, việc cung cấp loại thịt này bị xem là bất hợp pháp. Riêng ở Nhật Bản, thịt ngựa được
xem như món đặc sản và ăn sống giống sashimi.

Côn trùng

Châu chấu rang giòn được xem là món ăn bình dị ở một số vùng quê Việt Nam. Ngoài ra, nhiều
loại côn trùng khác như: dế, trứng kiến, ong, nhộng, nhện... cũng được chế biến thành món ăn ở
các nước châu Á như: Lào, Thái Lan, Campuchia, Nhật... Người dân Nam Phi dùng chung côn
trùng với cháo ngô. Người châu Âu rất hiếm khi ăn côn trùng vì xem đó là loài phá hoại mùa
màng chứ không phải nguồn thực phẩm.

Thứ Tư, 15/07/2009 - 16:58


(Ảnh minh họa)
10 quy định ẩm thực lạ đời trên đất Mỹ
(Dân trí) - Thói quen ăn uống của người dân ở nhiều nơi tại Mỹ vẫn chịu sự kiểm soát của những quy định kỳ cục.

1. Tại thị trấn Greene, bang New York, việc ăn đậu phộng và đi giật lùi khi đang xem hòa nhạc bị cho là một hành động vi phạm pháp luật.

2. Quy định của bang Massachusetts cấm những người thức canh tang lễ ăn quá 3 chiếc bánh mì sandwich.

3. Thành phố Beech Grove, bang Indiana lại cấm người dân không được phép ăn dưa hấu trong công viên.

4. Tại hạt Riverside, bang California, một người không được mang bữa trưa ra đường trong khoảng thời gian từ 11-13h trưa.

5. Quy định của bang Maryland cấm ăn khi đang bơi dưới biển.

6. Còn luật pháp tại hạt Marion, bang Ohio lại cấm ăn bánh rán trong khi đang đi giật lùi.

7. Ở thành phố Carmel, bang New York, một người sẽ vi phạm pháp luật nếu đứng ăn kem trên vỉa hè.

8. Quy định của thành phố Rosemead, bang California cấm dùng dĩa để ăn kem tại nơi công cộng.

9. Tại bang California, việc ăn cam trong bồn tắm cũng bị xem là hành vi phạm luật.

10. Và cuối cùng, tại thành phố Boston, ăn đậu phộng trong nhà thờ là phạm pháp. Đối với nhiều người, việc mang theo túi đựng đậu phộng trong suốt buổi lễ nhà
thờ vào ngày Chủ Nhật cũng được xem là một hành vi thiếu tôn trọng.

Có một số loại thực thực phẩm mà bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy trong giỏ mua hàng của người Mỹ. Đây là thống kê của tạp
chí Men’s Health, kèm theo đó là lời giải thích và lời khuyên cho việc sử dụng các loại thực phẩm này đối với người Mỹ.

1. Quế
Nguồn ảnh: flickr

Quế giúp kiểm soát lượng đường trong máu, (đường ảnh hưởng đến nguy cơ bị bệnh tim). Trên thực tế, các nhà nghiên cứu của Bộ nông
nghiệp Hoa Kỳ, USDA cho thấy những người bị bệnh tiểu đường dùng 1g quế mỗi ngày trong 6 tuần (khoảng 1 / 4 muỗng) không chỉ làm
giảm đáng kể lượng đường trong máu của họ mà còn giảm triglycerides và LDL, cholesterol có hại. Thành phần hoạt chất trong quế, polyme
methylhydroxychalcone, làm tăng khả năng của các tế bào để chuyển hóa đường lên đến 20 lần

Ăn như thế nào?

Chỉ cần sử dụng quế như gia vị vào cà phê hoặc bột yến mạch của bạn

2. Cải bắp
Nguồn ảnh: chemistryland

Mặc dù vắng mặt tại hầu hết trong các thực đơn của người Mỹ, tuy nhiên loại rau mang hình chữ thập này đã được chứng minh là một loại
thực phẩm lớn trong chế độ ăn của người châu Âu, châu Á. Tại sao bắp cải lại tốt? Một chén cải bắp băm nhỏ chỉ có chứa 22 calo, và dồi dào
các chất dinh dưỡng có giá trị. Trên thực tế, tại trường Đại học Stanford, các nhà khoa học đã xác định rằng bắp cải chứa nhiều sulforaphane,
một chất hóa học của cơ thể giúp làm tăng quá trình sản xuất các enzym chống lại ung thư, tế bào gốc tự do gây tổn hại và giảm nguy cơ ung
thư với hàm lượng cao hơn các loại rau khác.

Ăn chúng như thế nào?

Kẹp cải bắp với bánh mì rồi thêm các loại thực phẩm, gia vị hợp khẩu vị khác. Hoặc chế biến thành các món salad theo phong cách châu Á.

3. Củ cải
Cà rốt và củ cải đỏ. Nguồn ảnh: opera
Củ cải chứa lượng chất ngọt tự nhiên nhiều hơn bất cứ loại rau khác.Tại sao củ cải tốt cho sức khỏe? Hãy nghĩ rằng của củ cải cũng như rau
bina (rau chân vịt), loại rau “sức mạnh” của thủy thủ Popeye. Củ cải, đặc biệt là củ cải đỏ được coi là một trong những nguồn cung cấp folate
và betaine tốt nhất. Hai chất dinh dưỡng này “làm việc” cùng nhau để giảm mức độ homocysteine trong máu của bạn, chất có thể tổn thương
động mạch của bạn và làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Ăn chúng như thế nào?

Tốt nhất là ăn tươi. Củ cải sấy hoặc đã khô sẽ giảm khả năng chống oxy hoá trong chúng. Bạn có thể ăn lá và thân cây cải, vì chúng cũng
giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá.

4. Ổi
Nguồn ảnh: violet.vn

Ổi là một trái cây nhiệt đới, có vị chua, ngọt.Tại sao ổi tốt? Ổi chứa hàm lượng lớn lycopene, một chất chống oxy hoá, chống ung thư tuyến
tiền liệt hơn bất kỳ thực phẩm thực vật khác hơn cà chua và dưa hấu. Ngoài ra, 1 chén ổi cung cấp 688 milligram (mg) kali, (hơn lượng kali
trong một trái chuối trung bình 63 %). Và ổi là thực phẩm giàu chất xơ, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có gần 9 gram (g) chất xơ trong
mỗi cốc ổi.

Ăn chúng như thế nào?

Ổi có thể ăn được cả vỏ bởi chúng chứa rất nhiều chất bổ dưỡng. Lượng vitamin C trong ổi nhiều hơn lượng vitamin C của một trái cam.

5. Cây rau sam


Nguồn ảnh: ppdl.purdue

Đây là một loại rau phổ biến ở các nước: Trung Quốc, Mexico, và Hy Lạp …Tại sao rau sam lại tốt? Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas
tại San Antonio: rau sam là thực vật chứa nhiều chất béo omega-3 hơn bất kỳ các loại khác. Còn theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas
tại San Antonio thì các nhà khoa học cũng báo cáo rằng loại thảo mộc này có chứa gấp 10-20 lần melatonin, đây là một chất chống oxy hoá
có thể ức chế sự phát triển ung thư hơn bất kỳ loại trái cây hoặc các loại rau khác.

Cách ăn phù hợp

Chế biến thành các món salad. Rau sam có thể thay thế rau diếp.

Triệu Minh 1. Khái quát nền văn hóa ẩm thực của Mỹ

1.1. Những nét đặc trưng của nền ẩm thực Mỹ


Khi những người định cư đầu tiên tới Mĩ,họ đã đem theo những cây trồng và gia súc tương tự
với quê hương để sản xuât lương thực và nhu yếu phẩm vào Mỹ . Trải qua những khó khăn ban
đầu, cho đến khi thông thương được với Anh Quốc, những người định cư này cuối cũng cũng
thích nghi đươc với vùng đất mới với một thực đơn ăn uống mới tương tự với mẫu quốc. Mặc dù
có những ngoại lệ với những loài rau và động vật bản địa nhưng những người định cư vẫn nấu
những món ăn cũ và cố gắng coi đó như phần thay thế cho những nguyên liệu của cố quốc.
Phong cách nấu ăn ở các bang của Mĩ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những người Anh di cư bắt
đầu tại thời điểm này.
Thực đơn của người Mĩ trong thay đổi theo từng vùng bắt đầu từ giữa thế kỉ 18. Trong số những
vùng này thì bang New England có sự tương đồng lớn nhất bời nhiều người nhập cư Anh đã
từng sống ở đây. Một khác biệt nổi bật giữa New England và những nơi khác là yếu tố mùa vụ.
Trong khi những bang miền Nam có thể trồng trọt hầu như quanh năm thì những bang miền Bắc
lại không thể. Lúa mỳ là một sự lựa chọn được ưu tiên. Họ thường dùng lúa mỳ làm bánh quy
cho bữa ăn sáng với thịt heo. Thịt lợn ướp muối là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ bữa
ăn nào, nó được dùng với rau và là thực phẩm cung cấp nhiều protein.
Trong khi đó thì những vụ mùa ở phía Bắc thì rất ít. Lúa mỳ, đã từng dùng để làm bánh mỳ hầu
như không còn có thể phát triển được nữa mà chỉ nhập khẩu từ nơi khác với chi phí cao. Do đó
đã xuất hiện những thức ăn thay thế như ngô và bánh kếp Johnny. Một số rau củ được trồng ở
thuộc địa miền Bắc bao gồm cây cải, hành, cải bắp, cà rốt, cây phòng phong cùng với một số họ
đậu, hạt mè. Trong những tháng mùa hè, quả bí, bầu phát triển tốt.
Không giống những người di cư tới phía bắc, những người di cư đến miền Nam không có vùng
văn hoá trung tâm. Những vùng cao và những vùng đất thấp tạo ra hai phần chính của thuộc địa
miền Nam. Những vùng đất thấp, mà bao gồm là những vùng Arcadian French của Louisianna
và vùng lân cận , với chế độ ăn uống khác nhau bị ảnh hưởng nặng nề bởi những người Châu
Phi và Caribbean, hơn là của Pháp. Như vậy, cơm là một phần chủ yếu trong bữa ăn của người
Châu Phi và Caribbean. Ngoài ra, không giống như ở vùng cao, ở những vùng thấp, protein
được chủ yếu lấy từ thuỷ sản và thịt săn được từ những con thú. Nhiều bữa ăn được dùng kèm
với tiêu, và điều đó được kéo dài đến bây giờ.
Từ thế kỉ thứ 20- 21, một trong những đặc trưng của nền ẩm thực Mĩ là phong cách chế biến
hoàn toàn mới, kết quả của sự hợp nhất văn hóa từ nhiều dân tộc và vùng miền khác nhau. Ví
dụ phong cách nấu nướng của miền Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những cư dân nhập cư từ
Châu Phi,Pháp, Mexico và nhiều nơi khác. Một vài món được xem là những món đặc trưng của
người Mỹ thì thực chất lại có nguồn gốc từ nhiều khu vực khác, những đầu bếp và bếp trưởng
người Mỹ đã biến đổi về căn bản qua năm tháng để đến bây giờ chúng hòa nhập vào thế giới ẩm
thực như những món thuần Mỹ. Hot dog và hamburger là những ví dụ điển hình cho lối dung hòa
này. Chúng được mang vào Mỹ qua những người nhập cư đến từ Đức và hẳn nhiên trong cuộc
sống hiện đại của chúng ta ngày nay ,hai món này đc coi là món ăn của người Mỹ.
Những món ăn châu Á cũng đóng vai trò quan trọng trong phong cách nấu nướng của người Mĩ.
Châu Á là một trong những châu lục có dân nhập cư ở Mỹ khá nhiều. Đến Mỹ họ đã đem đến
nhiều nét đăc trưng văn hóa của từng vùng miền ở mỗi đất nước. Nét đặc trưng dễ thấy nhất ở
đây là thức ăn của những nước Châu Á, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống ẩm thực của cư
dân Mỹ. Thức ăn nhanh là thức ăn thông dụng ở Mỹ nhưng hiện nay trong khẩu vị của người Mỹ
ngày càng có xu hướng khám phá các món ăn khác nhau ở châu Á. Châu Á có rất nhiều loại
thức ăn, mỗi nước đều có những món ăn dân tộc dành riêng cho dân nhập cư của nước mình,
và tất nhiên là cũng dành cho người Mỹ hay bất cứ dân cư nào quan tâm đến thức ăn châu Á.
Có nhiều loại thức ăn đến từ nhiều nước như: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt
Nam……Trong đó ẩm thực của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam là khá dược ưa chuộng ở Mỹ.
Theo tạp chí Tin tức nhà hàng Trung Quốc thì có gần 41000 nhà hàng Trung Quốc ở Mỹ. Thức
ăn của người Trung Quốc khá ngon trong sự đa dang với nhiều nét tương đồng trong cách nấu
khác nhau được phục vụ ở Trung Quốc và cộng đồng người hoa trên thế giới. Có một số món ăn
như: súp trứng, cơm chiên (trộn với thịt băm, thường là thịt heo), Egg Foo young (trứng tráng
mỏng với nước sốt), egg rolls (trứng cuốn), Moo Shu Pork( trộn thịt với rau cuốn với bánh tráng),
hay thịt gà hoặc cá với rau Trung Quốc hoặc rau tây, được để giữa là cơm trắng.
Sau Trung Quốc, thức ăn Nhật là 1 cách nấu ăn phổ biến nhất ở Mỹ. Món ăn được xem là phổ
biến nhất là Sushi. Ngoài ra còn có món: Tempura (cá, hải sâm chiên với nước sôt, món sốt cá –
cua-tôm), Sukiyaki (là món ăn chính trong gia đình ở Nhật và được biết từlâu ở Mỹ, là 1 món
hầm thịt bò, rau và nấm khá thịnh soạn). Và còn rất nhiều món khác nữa.
Hiện nay ở Mỹ có 2.745 nhà hàng Việt Nam. Thức ăn của Việt Nam được quan tâm tất nhiều ở
Mỹ bởi hương vị độc đáo của nó. Nhắc đến Việt Nam là người ta đều nghĩ tới nem, chả giò và
món phở dân tộc. Có thể nói phở được xem là món ăn ưa thích và phổ biến ở mỹ. Cách đây
không lâu, phở được dân Mỹ bình chọn là đứng thứ 2 trong 10món ăn được yêu thích nhất trong
năm (chỉ sau món hamburger)

1.2. Cấu trúc bữa ăn của người Mỹ


Bữa sáng
Trong thực tế thì phần lớn người Mỹ xem thường bữa ăn sáng, phần thì họ bận rộn, phần thì họ
muốn ăn kiêng. Những người trưởng thành dùng bữa sáng rất qua loa, chỉ một ly nước cam ép
với bánh nướng quết món peanut butter( một loại mứt bơ làm từ hạt dẻ ) rất ngon nhưng hơi
mặn hoặc với loại nước uống truyền thống là cà phê. Bữa sáng thịnh soạn hơn sẽ gồm trứng
rán, bánh mỳ nướng, nước hoa quả và trái cây nhưng thường chỉ có vào sáng chủ nhật. Vào
những sáng làm việc vội vã trong tuần, người Mỹ thường chỉ uống cà phê
Bữa trưa
Hầu hết người Mỹ ăn trưa từ giữa trưa đến 2h chiều. Bữa ăn giữa ngày này thường không ăn ở
nhà. Người lớn ít khi về nhà ăn trưa va trẻ em cũng ăn tại trường. Một vài người mang cơm
được chuẩn bị ở nhà và đựng trong các túi giấy. Chính vì điều này, họ cần một buổi ăn trưa gọn
nhẹ. Thường thấy trong buổi ăn trưa là bánh mỳ sandwich. Nó vừa rẻ và làm nhanh. Bánh mỳ
sandwich chỉ có hai miếng bánh mỳ kẹp lại với nhau, được phết với bơ, nước sốt, mù tạc và kẹp
ở giữa là thit, phomat, cá, gà. Có những món sandwich lạnh được làm từ giămbông và phomat,
đậu phụng, bơ, mứt và những lát mỏng gà hoặc gà tây, cá ngừ, xà lách và thịt bò nướng. Những
người ăn trưa ở nhà hàng thích gọi những món sandwich nóng. Phổ biến nhất là hamburger và
hotdog.
Bữa tối
Bữa ăn quan trọng nhất trong ngày là bữa tối, thường vào lúc 6h tối. Bữa ăn tối có thể có nhiều
món : món khai vị ( bao gồm trái cây tươi, nước ép trái cây hoặc ít cá), món soup, salad trộn,
món chính có thịt gà hoặc cá, bên cạnh đó còn có các món canh, cơm hoặc mì sợi. Người ta
uống trà hoặc cà phê trước khi kết thúc bữa ăn. Hầu hết người Mỹ đều thích tráng miệng với
bánh ngọt, bánh pa-tê hoặc kem. Kem táo được dùng với một ít phomat là món rất phổ biến.
Trong bữa ăn trưa và ăn tối, người Mỹ thường uống nước lọc, nước ép trái cây, bia, café, trà
hoặc nước uống có ga mà người ta quen gọi là soda. Rượu vang được coi là thức uống sang
trọng được dùng chiêu đãi trong các buổi tiệc, các buổi lễ hoặc khi đi ăn ngoài nhà hàng.
Bởi vì bữa ăn tối thường được ăn khá sớm, nên nhiều người Mỹ trước khi đi ngủ có thói quen ăn
nhẹ. Trẻ em trước khi đi ngủ thường uống sữa, ăn bánh ngọt. Những người lớn thường ăn trái
cây hoặc bánh ngọt.
Vào ngày chủ nhật và những ngày lễ, khi thời tiết đẹp, người Mỹ thường đi ra bên ngoài. Họ
thích đi tản bộ ở công viên hoặc những cuộc liên hoan ngoài trời với những món bit-tết, hotdog
và hamburger. Hoặc tản bộ nơi biển và ăn hải sản.

1.3. Thói quen ăn uống của người Mỹ


Đặc điểm trong nền văn hoá ẩm thực của Mỹ là ăn đơn giản, ăn nhanh, ăn nhiều lần, ăn nhiều
calo.
Người Mỹ ăn đơn giản nhưng không thanh đạm
Họ ăn thực phẩm có rất nhiều calo như nhân thịt bò bên trong hamburger là thịt bò vụn được
băm trộn thành, nhiều dầu mỡ. Khoai thái sợi rán bằng mỡ bò thêm đường và cacao,tuy không
nhiêù nhưng calo vượt quá nhu cầu trong một ngày cho người. Gà quay, sandwich cũng toàn là
những thứ có nhiều dầu mỡ, calo nhiều hơn bữa ăn chính của người Pháp. Khoai thái sợi là món
ăn phụ chủ yếu nhanh chóng trở thành món ăn chính.
Ngoài calo của bữa ăn chính ra, bánh ngọt của Mỹ cũng toàn đầy dầu mỡ.Bánh ga tô nôỉ tiếng
của Mỹ với thành phần chủ yếu là bơ và đường.
Về thức uống, người Mỹ không chỉ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống cũng cần nhiều calo. Các loại
nước uống rất ngọt được ưa chuộng khắp nơi. Ngoài coca, pepsi là món uống truyền thống của
người Mỹ, còn nhiều thức uống khác điều chế bằng phương pháp nhân tạo. Nước ngọt ở Mỹ đủ
màu sắc, có loại xanh như nước biển, có loại màu như cà phê nhưng không phải cà phê.
Thức uống đặc trưng của người Mỹ là nước cam và sữa. Công nghiệp Hoa Kỳ phần lớn sản xuất
ra đồ uống cho ăn sáng gồm có sữa và nước cam. Người Mỹ thích uống cà phê hơn trà với
khoảng hơn phân nữa dân số người lớn uống ít nhất một tách cà phê một ngày. Ngược với các
truyền thống châu Âu, người Mỹ uống rượu trước bữa ăn, thay thế rượu trái cây khai vị.
Người Mỹ ăn đơn giản, nhanh và nhiều lần
Nghĩ đến món ăn Mỹ, người ta nghĩ đến người Mỹ ăn nhanh, nghĩ đến các tiệm ăn nhanh. Ba
món ăn nhanh nổi tiếng thế giới đều xuất phát từ Mỹ. Món hamburger của Mc Donnald, món gà
quay của Kenturkey, món sandwich cũng đã phổ biến khắp nơi.Ăn chưa đến 10 phút là có thể
giải quyết bữa ăn nhanh kiểu Mỹ.
Người Mỹ luôn nghĩ phải tận dụng thời gian sao cho có hiệu quả, buổi sáng và buổi trưa chỉ ăn
sơ qua, vào buổi tối có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, nên thoải mái vui vẻ tán gẫu với nhau và trở
thành một dịp để hưởng thụ cuộc sống. Người Mỹ ngoài 3 bữa ăn chính còn ăn nhiều thứ linh
tinh. Ở Mỹ, vào rạp xem phim người ta thường ăn ngô rang và uống coca-cola. Tại Mỹ, số người
hút thuốc rất ít, ăn vặt thì nhiều.
Đi ăn tiệm cũng là một phần quan trọng trong đời sống xã hội Mỹ. Những người phụ nữ và
những người đàn ông độc thân thường đi ăn tối với nhau ở một nhà hàng xinh xắn nào đó.
Những đôi vợ chồng thường đi thành nhóm trong những ngày cuối tuần.

Nguyên nhân
Trước hết, về điều kiện tự nhiên Mỹ có hai lợi thế về thực phẩm.
Thứ nhất, là một nước nông nghiệp hàng đầu, nước Mỹ luôn có sẵn nhiều loại thịt, hoa quả và
rau tươi với giá khá rẻ. Đây là một lý do giải thích tại sao bittet hay thịt bò rán có thể được coi là
món “đặc trưng” nhất của Mỹ; món này có nhiều hơn các món khác. Nhưng món gà quay ngon
của vùng phía Nam cũng là món có danh tiếng, cũng như món jambon hun bằng khói gỗ hồ đào
hoặc jambon tẩm đường, món gà tây, tôm hùm tươi, và nhiều hải sản khác như cua hay trai.
Ở một đất nước nhiều vùng khí hậu khác nhau và nhiều khu vực trồng rau quả, thì người Mỹ
không cần phải nhập quá nhiều những thứ rau quả tươi như bưởi, cam, chanh, dưa hâu…Điều
này lý giải tại sao hoa quả và salat là những món ăn phổ biến ở Mỹ.
Thứ hai – đó là những người nhập cư đã mang theo và còn tiếp tục mang theo những món ăn
truyền thống của đất nước và nền văn hóa của họ khi tới Mỹ. Sự phong phú về thức ăn và kiểu
ăn cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng của Mỹ.
Về điều kiện xã hội, do những đòi hỏi và yêu cầu của một đất nước công nghiệp, người Mỹ rất
bận rộn và rất chú ý chất lượng, bữa ăn đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo cung cấp năng
lượng cho một ngày làm việc căng thẳng sẽ giúp họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn hơn và
rồi “thức ăn nhanh” đã trở thành một phần quen thuộc trong bức tranh thường ngày, giống như
những khía cạnh khác của nền văn hóa Mỹ, mà ở phần 2 của bài báo cáo sẽ được trình bày cụ
thể hơn.

Một vài món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Mỹ


Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như các quốc gia Tây phương. Lúa mỳ là loại
ngũ cốc chủ yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai
đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp, bí rợ và sirô cây phong, là các loại thực phẩm được người
bản thổ Mỹ và dân định cư xưa từ Châu Âu đến chế biến. Thịt heo nấu theo phương pháp nấu
chậm, thịt bò nướng, bánh thịt cua, khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên, bánh tròn nhỏ có
những hạt chocolate trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực phẩm chính cống
Mỹ.
Gà chiên kết hợp với nghệ thuật ẩm thực truyền thống của người Mỹ gốc châu Phi và người
Scotland làm thành món ăn đặc trưng của Mỹ. Thực phẩm chua của người nô lệ phi Châu, phổ
biến khắp miền Nam và tại những nơi có người Mỹ gốc châu Phi. Các món ăn mang tính hình
tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger và hotdog là những món ăn đúc kết từ
những phương thức chế biến thức ăn của đa dạng các di dân đến từ Châu Âu. Những món ăn
như : khoai tây chiên kiểu Pháp, các món Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ
Ý.
Trong các món ăn Mỹ ngoài Hamburger, sandwich, bánh nhân táo ra, món ăn khiến người ta
ngiện nhất là thịt bò bít-tết. Thịt bò bít-tết là một miếng to, rán chảy đầy mỡ, mùi thơm phức. Món
này tuy nổi tiếng nhưng cách nấu nướng chỉ có một phép như nhau. Điều này nói lên tính cách
của người Mỹ : đơn giản và nhanh gọn
Món cổ truyền được coi là của Mỹ là món gà tây ăn với cháo khoai tây vào ngày Thankgiving
Day và lễ Giáng Sinh. Hay các món có Bí đỏ mùa "Halloween" + mật ong là một nét tượng trưng
cho văn hóa ẩm thực Mỹ .
Người Mỹ rất hay tự hào về món Pancakes, thực chất đó là món bánh xèo làm bằng bột mỳ có
phủ nước làm từ quả phong. Và đặc biệt họ luôn bảo vệ và tự hào về món bánh ngọt nhân táo.
Dưới đây là cách thức làm món bánh đó:
Bột mỳ để làm vỏ bánh ngọt dài 20cm: quấy đều 2 cốc bột mỳ và 1 thìa muối. Cắt 2/3 miếng mỡ
và chế biến thành các miếng nhỏ. Sau đó cho từng thìa nước lạnh vào (¼ cốc) rồi quấy bằng nĩa.
Nước cho thêm vừa đủ để bột có thể quyện lại với nhau. Nặn thành 2 vỏ bánh, phủ kín chúng và
để ở chỗ lạnh.
Nhân bánh : Táo gọt vỏ, bỏ hạt và thái thành từng lát dày (khoảng 6 lát). Khuấy ¾ đường bột, ½
thìa quế và một ít muối. Bột này sau đó lăn trên bột rắc ra bàn. từ 2 miếng bột làm thành tấm dày
khoảng 3mm và dài khoảng 20cm. Đem 1 trong 2 miếng đặt lên 1 tấm sắt tròn. Một nửa số táo
bạn đặt trên tấm sắt và rắc đường lên miếng còn lại và cho thêm một thìa bơ thái nhỏ. Thấm
nước ướt miếng bánh ở dưới và phủ miếng bánh thứ 2 lên trên. Gắn viền của 2 miếng lại với
nhau và cắt dọc theo đường viền. Dùng nĩa châm nhẹ ở khoảng giữa bánh để hơi nước có thể
thoát ra. Sau đó nướng trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao (250 độ c), khoảng 10-15 phút rồi hạ nhiệt
độ lò xuống 200 độ c và nướng tiếp 40 phút nữa.

. Fast food – thức ăn nhanh


2.1. Định nghĩa fast-food
Fast food là một từ dùng để chỉ những món ăn vừa chế biến nhanh vừa có thể ăn trong thời gian
nhanh, ví dụ: người ta có thể ăn trên đường đi, trên xe búyt, trước nhà hát…nhưng nó vẫn đảm
bảo nguồn năng lượng cần thiết cho mọi họat động của con người.Khi ăn, người ta có thể thêm
chút gia vị theo ý riêng nên fast food có thể được dùng trong thời gian dài mà không bị ngán. Ở
Việt Nam, fast food còn được gọi bằng cụm từ: “ thức ăn nhanh”.

2.2. Nguyên nhân ra đời


Từ năm 1975, phụ nữ ở Mỹ băt đầu làm việc ở ngoài nhiều hơn và họ không có thời gian để
chuẩn bị những bữa ăn gia đình tốn nhiều thời gian. Trong nhịp quay hối hả của cuộc sống công
nghiệp hiện đại, thức ăn nhanh trở thành giải pháp tức thời để giải quyết nhu cầu thiết yếu của
cơ thể. Và nhanh chóng các các công ty thức ăn nhanh phổ biến với khẩu hiệu “Less work for
mother” ra đời. Hơn nữa thời gian ở Mỹ được xem như là vàng bạc, mỗi người đều phải biết sử
dụng một cách khôn ngoan. Cuộc sống ở Mỹ như một cổ máy mà nó bắt mỗi người phải cuốn
theo guồng máy đó mới có thể bằt kịp với nhịp sống hối hả để tồn tại. Điều này đã ảnh hưởng
không ít đến lí do vì sao người ta lại tìm đến fastfood và nó đã lên ngôi trong lĩnh vực thực phẩm
ở Mỹ.
Fast food vừa ngon, vừa tiện, vừa nhanh và lại vừa túi tiền của mọi người. Ngoài ra, thức ăn
nhanh còn hạn chế được tối đa hiểm hoạ ngộ độc thực phẩm và nguy cơ tích luỹ độc tố trong cơ
thể do dư lượng kháng sinh, hoá chất độc hại không kiểm soát được từ các nguồn thực phẩm
hàng ngày.
Người Mỹ chọn nhà hàng ăn nhanh làm nơi tiếp khách, gặp gỡ bạn bè, có thể vừa ăn vừa trao
đổi công việc.
Vì vậy, nó không ngừng phát triển và bành trướng thêm lên. Sự thành công này một phần là nhờ
tính chất bình dân của nó, và cũng nhờ sự đáp ứng mạnh mẽ của quần chúng các giới. Việc
người Mỹ chọn thức ăn nhanh làm giải pháp hiệu quả cho mỗi bữa ăn cũng nói lên tính cách của
người Mỹ : đơn giản, nhanh gọn và thực dụng.

2.3. Bước phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh đã 1 có lịch sử lâu dài, hình ảnh cửa hàng thức ăn nhanh gắn liền với nhiều nền
văn hóa khác nhau như: quầy bánh mỳ kèm với trái olive thời La mã cổ đại, tiệm mì ở các quốc
gia Đông Á, bánh mì lát vùng Trung Đông….Song ý nghĩa thực sự của thức ăn nhanh hiện đại
chỉ bắt đầu tại Mỹ vào năm 1912 với mô hình cửa hàng Automat phục vụ thức ăn sẵn. Bước
sang thế kỷ 21, ngành công nghiệp này đã giúp nước Mỹ kiếm đước 142 tỷ USD( năm 2006),
gần bằng con số 173 tỷ USD doanh thu của tất cả các nhà hàng truyền thống tại nước này cộng
lại.
Trước khi nói đến sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Mỹ và trên thế giới như
thế nào, thì chúng ta có thể điểm lại một tí về lịch sử của công nghiệp thức ăn nhanh.
Một trong những người sáng lập nên ngành công nghệ thức ăn nhanh là Carl Karcher, sinh tại
Ohio. Năm 1939, ông đã đến California và mua một xe ngựa để đi bán xúc xích dạo cho khách
ngồi trong xe hơi. Công việc rất phát triển, Carl đã mở một quầy ăn di động chuyên phục vụ cho
các thực khách ngồi trong ô tô với tên gọi “ quầy thịt nướng lưu động dành cho thực khách xe
hơi Carl” (Carl’s Drive-in Barbecue).
Cũng thời gian đó, hai anh em nhà McDonald, Richard và Maurice, đã rời quê nhà New
Hampshire đến California mở một rạp hát nhưng thất bại. Biết dân Mỹ đang rất thích ăn trong
quầy hàng drive-in, họ đã mở một quầy hàng như thế tại Rasadena, California 1939 với tên gọi
“Thịt băm viên nổi tiếng của McDonald” (McDonald’s Famous Hamburgers).
Nhiều doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã tìm đến quầy hàng McDonald ở California để xem
quầy hàng hoạt động như thế nào. Sau đó, họ đã trở về quê hương và dựng lên những quầy
hàng giống McDonald của riêng mình. Ngay cả Carl, cha đẻ của ngành thức ăn nhanh cũng đã
mở một loạt các quầy hàng thức ăn nhanh với tên gọi Carl.
Ray Kroc là một người bán hàng, chuyên cung cấp “milkshake - sữa lắc trước khi uống và thức
ăn trộn” cho cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách hàng qua đường của hai anh em Dick và
Mac McDonald
Kroc nhìn thấy tiềm năng phát triển của công việc kinh doanh này và quyết định tham gia vào.
Anh em nhà McDonald đã đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền “quán ăn
nhanh”. Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ thức ăn
nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc Chicago. Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ
thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3
năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương 4 năm sau đó, năm 1959
McDonald's phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu thô để chế
biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị
theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald's luôn luôn được xem xét và cải
thiện để chắc chắn thoả mãn được sự mong đợi của khách hàng.
Trong thực đơn của các nhà hàng McDonald’s ở Mỹ có thêm cả bia, gà, cá, salát và các món ăn
chay, cộng thêm hàng loạt các món tráng miệng, thức uống nóng và lạnh với nhiều mùi vị khác
nhau.
McDonald’s là cửa hàng ăn phục vụ nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất cả thành phần
thức ăn và các phân tích về giá trị dinh dưỡng một cách chi tiết tất cả các sản phẩm của họ. Năm
2000, McDonald's cho ra đời một số sản phẩm mang tính chất đổi mới như McSalad, Shaker và
Fruit N’Yogurt Parfaits (Kem sữa chua Trái cây), dễ ăn hơn trong những lúc bận rộn
McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành
công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay, có khoảng 1.5 triệu
người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng
của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực
Nhãn hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng thứ hai trên thế giới sau McDonald’s là KFC (trước đây viết
tắt trong tiếng Anh của Kentucky Fried Chicken, có nghĩa là Gà rán Kentucky) . KFC chủ yếu kinh
doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland
Sanders sáng chế. Ngày 1 tháng 10 năm 1986, nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" được Pepsi
Co mua lại vào và đổi logo thành “KFC” năm 1991. Hiện nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ
gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng quyền đang
tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới.

2.4. Vai trò và ảnh hưởng của thức ăn nhanh đối với đời sống xã hội Mỹ và hiện tượng “Mỹ hóa”
Dường như fastfood đã có mặt hầu hết ở bất kì mọi xó xỉnh hay ngõ ngách nào trong xã hội Mỹ.
Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Mỹ đã chứng tỏ rằng thức
ăn nhanh có vai trò rất quan trọng ở Mỹ và là một loại thực phẩm không thể thiếu ở đất nước
này.
Có thể nói fastfood được xem như là biểu tượng của nước Mỹ. Fastfood được phục vụ ở nhà
hàng, sân vận động, sân bay, vườn bách thú, trường học, trên tàu, trên máy bay, ở các đường
phố và thậm chí ở cả bệnh viện. Đâu đâu cũng có nhu cầu về fastfood vì nó đã trở nên một thực
ăn không thể thiếu trong đời sống người Mỹ.
Năm 1970, người Mỹ tốn khoảng 6 tỷ USD cho thức ăn nhanh, năm 2000, họ tốn hơn 110 tỷ
USD. Bây giờ người Mỹ tốn nhiều tiền cho thức ăn nhanh hơn nhanh cho giáo dục, máy tính cá
nhân, phần mềm máy tính hay là xe mới. Họ tốn nhiều tiền cho thức ăn nhanh hơn điện ảnh,
sách, báo, tạp chí, băng đĩa và những việc thu âm nhạc. Vào mỗi ngày ở Mỹ có ¼ người lớn vào
các nhà hàng thức ăn nhanh.
Trong suốt khoảng thời gian tương đối ngắn, ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã giúp làm biến
đổi không những trong bữa ăn của người Mỹ mà còn trong phong cảnh, kinh tế, lực lượng lao
động và nền văn hóa phổ biến của họ. Thức ăn nhanh và tầm quan trọng của nó là không thể
thiếu và không thể không quan tâm nếu bạn ăn nó 2 lần 1 ngày, thử tránh nó hay là nhịn đói.
Thức ăn nhanh dường như đã ăn sâu vào lối sống của người Mỹ. Vì thế, khi bất kì người nào
nhập cư vào Mỹ không ít thì nhiều đều ảnh hưởng lối sống của người Mỹ. Dù không mong muốn
nhưng khi đã đặt chân vào Mỹ thì người dân ở bất kì nước nào cũng đều “Mỹ hóa”, ít nhất là về
mặt ăn uống (*).Dù không thích nhưng sống trong môi trường lúc nào cũng hối hả và bận rộn thì
bạn phải thỏa mãn nhu cầu ăn uống của mình bằng thức ăn nhanh, một loại thức phẩm nhanh,
gọn, rẻ và đủ chất.
Trong 1 tháng , các nhà hàng thức ăn nhanh đã phục vụ thực khách tại Hoa Kỳ nhiều hơn tổng
số dân cả nước Tây Ban Nha. Mỗi ngày 40% dân Mỹ đi ra ngoài ăn tiệm. Quả thật thức ăn nhanh
giữ 1 vai trò khá quan trọng trong đời sống ẩm thực của người Mỹ. Và nhắc đến thức ăn nhanh
thì không thể không nói đến 1 chuỗi hệ thống các cửa hàng và nhà hàng thức ăn nhanh của Mc
Donald, một tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất thế giới.
Mc Donald đã trở thành biểu tượng sức mạnh của ngành kinh tế dịch vụ ở Mỹ. Nước Mỹ xem Mc
Donald như thương hiệu đại diện cho phong cách và lối sống ăn uống của họ. Thương hiệu thức
ăn Mc Donald cuả Mỹ không chỉ quảng bá về một sản phẩm nổi tiếng, mà còn quảng bá về một
hình ảnh nước Mỹ với mọi công chúng yêu ẩm thực. Và hiện nay Mc Donald chịu khoảng 90%
công việc mới cho đất nước. Năm 1968, Mc Donald hoạt động trên 1000 nhà hàng. Hiện nay nó
có khoảng 28000 nhà hàng trên khắp toàn cầu và mở thêm 2000 cái hàng năm. Doanh thu hiện
nay của Mc Donald là 6 tỷ USD, 1 con số mà bất cứ hãng thức ăn naò cũng mơ ước. Biệt danh
của Mc Donald là “ con gà đẻ trứng vàng”.
Thức ăn nhanh không chỉ ảnh hưởng đến gu ăn uống của riêng người dân bản địa Mỹ mà nó
ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới. Có lẽ các nước khác lại thích thức ăn nhanh của
Mỹ hơn là chính người Mỹ. Sự bành trướng của nhiều tập đoàn thức ăn nhanh của Mỹ trên toàn
cầu, đã khiến cho ở bất kì 1 quốc gia nào trên thế giới đều có các cửa hàng như: KFC, Mc
Donald…Hương vị của các loại thức phẩm kiểu Mỹ như bánh kẹp thịt, nước uống Cocacola…đã
lôi cuốn và hấp dẫn rất nhiều người khi đã từng thử qua 1 lần. Điều này như 1 thời trang, đô thị
hóa đã dẫn đến một lối sống rất hiện đại, rất thành thị và lối sống ấy đến từ Mỹ Trong Chủ nghĩa
thực dân văn hóa kiểu Mỹ , thành công lớn nhất trong lĩnh vực này chính là chuyện ăn uống.
Sự phát triển mạnh mẽ của Fast food đã làm không ít nhiều các quốc gia trên thế giới lo lắng về
thức ăn truyền thống của họ. Chúng ta biết rằng, Pháp là một quốc gia nổi tiếng về ẩm thực,
truyền thống bếp núc đã cho phép người Pháp thưởng thức những món kem nướng hay nước
sốt mà không ngại gặp nhiều phiền toái về sức khoẻ do ăn quá nhiều giống như ở Mỹ. Tuy vậy,
theo thống kê trong những năm trở lại đây, nước Pháp đã trở nên yếu hơn trước do ảnh hưởng
của thói ăn vặt du nhập từ Mỹ. Những cư dân đô thị đã phải chịu nhiều chứng bệnh liên quan
đến thói quen ăn uống hơn. Và nhà dinh dưỡng học M.Gerber đã nói rằng: “Đây là lối sống rất
hiện đại, rất thành thị. Và lối sống này đã đến từ Mỹ”. Qua đó, ta có thể thấy được Fast-food của
Mỹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến người Pháp. Và bằng nhiều cách, nước Pháp đã cố tìm cách
chống lại chủ nghĩa thực dân văn hoá kiểu Mỹ.
Không chỉ ở Pháp, Fast-food cũng phát triển nhanh ở Việt Nam. Có mặt tại Việt Nam vào năm
1990, Fast-food đã nhanh chóng trở thành món được ưa chuộng của các đối tượng cư dân
thành thị. Với phong cách phục vụ tận tình, lịch sự, giá cả phù hợp và có mặt trong các siêu thị,
trung tâm thương mại , Fast-food đã nhanh chóng được mọi người dân lựa chọn.
Mọi sự việc đều có hai mặt. Bên cạnh sự tiện lợi, nhanh, gọn, hương vị độc đáo và giá cả phải
chăng của thức ăn nhanh thì sự ảnh hưởng lớn về măt sức khỏe là điều đáng quan tâm. Hiện
nay 60% người Mỹ bị mập phì. Hoa kỳ thật sự là 1 nước lớn, mọi thứ đều tiện lợi và phát triển.
Thế nhưng chục năm gần đây cũng là nước đứng đầu về bệnh mập phì, một căn bệnh đang đà
đi lên có thể vượt thuốc lá trong tương lai về nguyên do gây tử vong trên đất Mỹ. Ảnh hưởng đó
chính là do các loại thức ăn nhanh gây ra. Không chỉ có Mỹ mà dường như cả thế giới đều trở
nên mập phì nếu ảnh hương của lối sống Mỹ hóa trong thói quen ăn uống. 20 năm trở lại đây,
lượng người quá béo ở Mỹ đã tăng gấp đôi. Không chỉ có Mỹ , châu Âu và châu Á cũng theo
đuôi Mỹ sát nút. Tại một vài nước đang phát triển, tỉ lệ béo phì đang tăng nhanh hơn ở Mỹ. Ở
Mexico và Ai Cập cao hơn gấp 3 lần. Hàng năm số người bệnh béo phì ở Trung Quốc và Ấn Độ
đã nhiều hơn tất cả các nước khác gộp lại.
Fast food mới xuất hiện chỉ hơn nửa thế kỷ, nhưng sức ảnh hưởng của nó đến thế giới rất lớn và
đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Nó làm cho lối sống ngày càng nhanh, thích
nghi của con người đối với cuộc sống cũng trở nên nhanh hơn. Và trong tương lai, sự phát triển
của nó sẽ không dừng lại và tiếp tục đóng vai trò trong cuộc sống của mọi người.

2.5. Giới thiệu một vài món thức ăn nhanh


Thức ăn nhanh ở Mỹ rất đa dạng. Không chỉ có hamburger, sandwich hay pizza mà còn có các
loại khác như cơm trộn , mỳ trộn, hotdog, khoai tây chiên,… Và trong đó lại có nhiều loại khác
nhau.
Bánh hamburger (đọc là ham-bơ-gơ) là một thức ăn bánh kẹp (sandwich) có miếng thịt xay
(thường là thịt bò) ở giữa. Miếng thịt có thể đã được nướng, chiên, hay thiêu và thường được ăn
với một số gia vị ở giửa hay miếng bánh mì hình tròn. Chúng thường được thưởng thức với
khoai tây chiên.
Nhiều nhà hàng fast food dựa vào hamburger để bán. Dãy nhà hàng McDonald's bán một loại
hamburger có tên là Big Mac, được bán chạy nhất thế giới, đồng thời được khách hàng ưa thích
nhất. Các dãy nhà hàng khác như Burger King, Whataburger, Carl's Jr., Wendy's, Jack-in-the-
Box, và Sony cũng dựa vào món hamburger. Fuddruckers là một dãy nhà hàng chuyên bán
hamburger "thượng hạng. Hamburger, sandwich có rất nhiều loại, ví dụ như:
+ Sandwich gà (Tendercrisp chicken sandwich): thành phần gồm thịt gà trắng với bánh mỳ mềm,
xà lách tươi và cà chua chín.
+ Sandwich heo (Roast Pork Sandwish): thành phần gồm thị heo nướng, hành xào với nước xốt
thịt.
+Sandwich trứng chiên ( Ham omelet sandwich) : thành phần gồm trứng, dăm bông, nước xốt bơ
và mật ong.
+Burger thịt (Angus steak burger): thành phần gồm hành, xà lách, cà chua đỏ và thịt nướng.
+Sandwich xúc xích (Sandwich-sausage): thành phần gồm xúc xích với trứng và fô-mát.
+Dog to go: thành phần gồm xúc xích wiener, nước xốt tương ớt, mù tạc, bánh mì mềm và hành.
Pizza là một loại bánh bột mỳ có nhân tiêu biểu của nước Ý. (Trong tiếng Việt tên bánh vẫn giữ
nguyên bản, đọc là pít-xa.)
Đế bánh được làm từ bột mỳ nhào kỹ, dàn mỏng, nướng vàng mặt dưới. Mặt trên có thể rắc
nhiều nguyên liệu khác nhau như: giăm-bông, xúc xích thái mỏng, dứa, ớt xanh, phó mát chà bột
hay thái chỉ, hạt tiêu, hạt ô-liu hay quả trám, cá cơm khô, mực ống tươi v.v.
Bánh pizza thường được ăn cùng phó mát parmesan vụn. Ở các quán ăn nhanh ở châu Âu
người ta hay bán các loại nước ngọt cùng pizza như: Coca Cola, Pepsi, Seven up...
Hiện nay có khá nhiều những thương hiệu chuyên kinh doanh pzzia chẳng hạn như là Pizza Hut,
Pizza Inn,... Ngoài ra các hãng fastfood như Loteria, KFC, Chicken Town,... đều có bán pizza.
Pizza có các loại như:
+ Southwest burito: thành phần gồm gà, fô-mát trộn, đậu đen, gạo, xà lách và cà chua.
+ Mexican pizza: thành phần gồm bột mỳ với gà nướng, fô-mát trộn, xà lách và cà chua.
Ngoài ra, còn có các loại khác như:
+ Cheesy bean & Rice Burrito: thành phần như đậu, gạo, fô-mát trộn, nước xốt fô-mát.
+ Grilled chicken salad: thành phần gồm các loại xà lách, cà rốt, fô-mát, cà chua nhỏ, cải bắp đỏ
và hành chuông.
+ Variety Platter: thành phần gồm cá, gà cắt lát, tôm avf con trai.
+ Grilled Chicken Nachos: thành phần gồm gà chiên mềm, kem sữa chua và fô-mát.
+ Flash fried eggplant and pork: thành phần gồm cà và thịt heo chiên với dầu tới, tỏi và ớt
+…..
Ngoài các loại thức ăn mặn ra, còn có các loại thức ăn tráng miệng như:
- Fruit cup: thành phần gồm cam tách thành từng múi, táo cắt lát và nho đỏ.
- Kem sôcôla, Coca-cola

Do các vùng miền, dân tộc không giống nhau nên các món ăn của người Mỹ rất đa dạng, khẩu vị cũng có sự khác biệt. Các món
ăn thường xuất hiện trong bữa cơm thường như xúc xích, bánh có nhân, gà rán KFC..đều là những món ăn nhanh phổ biến trên
toàn thế giới.
Nguồn ảnh: food

Người Mỹ có tính cách rất cởi mở, nhiệt tình và thoải mái, họ không bị trói buộc quá nhiều vào các lễ nghĩa phép tắc. Phong tục tập quán của
họ đã tồn tại từ rất lâu và không giống với các nước khác. Nước Mỹ là quốc gia có quan niệm rất coi trọng về thời gian.Các hoạt động khi bắt
đầu đều được ấn định về thời gian, đối với họ trễ hẹn là 1 điều không được sự với người khác. Và khi bạn có một cuộc hẹn thông thường với
người Mỹ, rất đơn giản bạn chỉ cần một cuộc điện thoại, đối phương sẽ vui vẻ nhận lời và đồng ý gặp trong thời gian sớm nhất.

Trong cuộc sống,người Mỹ họ cũng có nguyên tắc:”Có qua có lại mới toại lòng nhau” nhưng họ tuyệt đối kiêng kị trong việc nhận quà cáp.
Thứ nhất, người Mỹ họ không xem trọng về giá trị của vật chất. Thứ hai, pháp luật nghiêm cấm hình thức tặng quà vượt quá mức cho phép.
Những món quà được mang từ quê nhà như đồ thủ công, hàng mỹ nghệ, các loại rượu nổi tiếng… lại rất được người Mỹ ưa chuộng. Bên cạnh
đó những ngày nghỉ hay lễ tết, bạn được mời đến dùng cơm tại một gia đình người Mỹ thông thường cũng không phải mang theo quà cáp.
Nguồn ảnh: zing

Người Mỹ khi mời khách dùng cơm mang tính chất phần nhiều cho công việc họ thường đặt tiệc tại các nhà hàng, câu lạc bộ, mọi chi phí đều
do công ty chịu trách nhiệm. Các mối quan hệ bạn bè thân thiết được mời dùng bữa cơm cùng gia đình. Do các vùng miền, dân tộc không
giống nhau nên các món ăn của người Mỹ rất đa dạng, khẩu vị cũng có sự khác biệt, hambogo, xúc xích, bánh có nhân, gà rán KFC…đều là
những món ăn nhanh phổ biến trên toàn thế giới. Người Mỹ khi mời khách dùng cơm tại nhà họ dựa theo khả năng kinh tế của mình để tổ
chức, không bày vẽ khoa trương và coi trọng về mặt hình thức.

Thức ăn trong các bữa ăn thông thường tại gia đình được bày biện trên bàn dài với những món salat, vịt quay hoặc thịt nướng, các món ăn
nguội, cơm chiên, bánh bao… Ngoài ra còn có các loại bánh ngọt, hoa quả, đồ uống và các loại rượu. Khách mời sẽ ngồi xung quanh bàn ăn,
khi chủ nhà có lời mời nhập tiệc thì mỗi vị khách sẽ tự chọn cho mình những món ăn ưa thích để thưởng thức, vừa ăn vừa trò chuyện trong
không khí vui vẻ thoải mái không bị gượng ép.
Nguồn ảnh: sinhcon

Người Mỹ khi mời khách đến nhà dùng cơm, uống một ly rượu hay cùng nhau đi nghỉ cuối tuần ở vùng ngoại ô đó được xem như là một hình
thức giao tiếp kết bạn của họ. Song không yêu cầu đối phương phải có sự đáp lễ, nếu như có cơ hội mời khách đến dùng bữa cùng gia đình
khi có thể. Theo phong tục của người Mỹ khách mời sau khi dùng bữa cơm nên có lời cảm ơn đến chủ nhà đặc biệt là với người phụ nữ trong
gia đình.

Hamburgers. Apple pie. Potato chips. Foods that helped shape our nation.

American food gets an unfair rap these days. With the rise of ethnic cuisines – whatever that means, in this great melting pot —
and supermarkets full of salad bars and microwave dinners, it’s easy to forget how many extraordinary homegrown delights are
still served on tables across the land. Foods with a sense of place. Foods, I don’t feel too bold saying, that helped make America
great.

It’s time to celebrate a few.

Our list isn't meant to be comprehensive. We didn't include barbecue because once we started our accounting — from North
Carolina pork to Texas Hill Country brisket — it became clear we’d need a long, separate list to give BBQ its due. And apple pie,
while iconic, is a European import that spread everywhere in Johnny Appleseed's wake.

All these 10 express their origin, though. And each is worth a trip to hunt in its native habitat, from sea to succulent sea.

1) New England clam chowder (Massachusetts)


While no trip to Boston is complete without a proper bowl of clam chowder, it's not fair to hand this one to Massachusetts alone —
or to pretend that chowder is any one thing.
Bob Fila / Chicago Tribune via KRT
Clam chowder — as good in a cup as in a bowl.

The original etymology is thought to be French, from chaudière (cauldron), perhaps passed along by French fishermen who
crossed the Atlantic in colonial times. In his book “50 Chowders,” Boston chef Jasper White traces the first recipe to a 1751 edition
of the Boston Evening Post. However, that soup not only neglects to mention clams but fish at all. Its basic foundation was salt
pork and onions, followed by spices and soaked biscuits.

Cod or bass were added in by the end of the 18th century, but not until the mid-1800s do clams begin to appear in recipes, and
the milk — now considered an essential component — didn't appear until the 1860s or so.

The formula was cast by the early 20th century, though the creamy classic occasionally vied for competition with tomato-based
Manhattan clam chowder. (Not, in fact, from Manhattan.)

The clam of choice is usually the Eastern variety known as a quahog (CO-hog), with a shell thicker than three inches; its meaty
insides help give chowder a briny kick. Smaller clams of the same type, Mercenaria mercenaria, are better known as littlenecks or
cherrystones and not usually used for chowder.

A proper chowder is deep and aromatic, with layered flavors atop a porky foundation. Between the Red Sox finally winning, and all
that chowder, I'd warn residents of Boston to expect a flood of visitors who won't leave. And I'm not talking about Harvard
students.

2) Pastrami (New York)


Reasonable citizens can disagree about which pastrami is the best in New York, and therefore the universe. Some praise the
prototype at the ever-flashy Carnegie Deli. Others stake their money on the thick, hand-cut version at Katz’s. (While we appreciate
the fervent West Coast partisanship of Langer’s fans in L.A. ... c'mon.)
Susan Tusa / Detroit Free Press via KRT
To watch the countermen at Katz's hand-slice pastrami is to watch an act of true artistry.

What’s beyond dispute is that pastrami on rye is the Platonic ideal of deli food: two simple slices of good caraway-laced bread, an
inconceivably high pile of warm sliced beef, perhaps a modest smear of mustard.

Pastrami is the very triumph of man over meat. It begins with a simple slab of brisket (or plate) — a cut that, unlike the simple
grill-and-serve of more obvious hunks of cow, begs for transformation.

Then a dry cure: salt, undoubtedly a good portion of cracked black pepper, maybe some sugar and spice — which sits on the
meat as it is smoked with eternal patience. New York meat expert Mr. Cutlets notes the Carnegie cures their pastrami for two
weeks. When finally ready, whole pastramis are steamed for several hours before serving.

It’s an Old World cooking schedule, with a name derived from a Yiddish take on Romanian pastrama, and even older possible
roots in Turkey. But it was New York’s Jewish immigrants who claimed pastrami as their own in the early 20th century, and made it
a staple of culinary life in this greatest of food cities.

3) Shoofly pie (Pennsylvania)


Americans are suckers for fruit pies, but this Pennsylvania Dutch treat strips pie-making to its essential, tasty core. Crust, with
molasses and crumbs. Nothing more. (Though James Beard insisted raisins were part of the mix.)

Bob Fila / Chicago Tribune via KRT


Another theory: Food historian William Woys Weaver contends in his book, "Pennsylvania Dutch Country Cooking," that shoofly
pie actually is a breakfast cake that dates to 1876.
Its origins are slightly gooey. Author John Mariani found a first reference in 1926, while Linda Stradley posits that it’s an update of
treacle tart, which was made with refined cane syrup.

In either case, the Amish — who enjoy both “wet” (crumbs on top) and “dry” (crumbs mixed in) versions — have claimed it as their
own. Some might claim the dry is really more a crusted cake than a pie. We're not going to quibble, because either way, it tastes
pretty good.

Those crumbs add texture to a dense, rustic molasses taste. In Amish country, you might be told the name refers to the constant
need to shoo flies away from these toothachingly sweet treats and the pools of molasses that formed atop them.

Variations abound, incorporating chocolate or Steen's cane syrup. They're good too, though the original doesn't need much
updating, save for a dollop of whipped cream on top.

Shoofly pie is perfect baked-good simplicity. It’s proof that sometimes basic ingredients are all you need.

4) Smithfield ham (Virginia)


Italians have their prosciutto, Spaniards their serrano. These are hams of character and substance, hams with history. So why are
so many American hams just pasty hunks of flavorlessness?

www.smithfieldhams.com
You can get Smithfield hams both cooked or uncooked. The cooked hams have such a strong, salty flavor, you'll need to slice
them paper-thin.

Many Southerners never succumbed to such folly, and thank goodness. While you can find a proper country ham in smokehouses
across the South, Virginia has a true ham legacy, housed in the small city of Smithfield, just across the James River from Newport
News.

Smithfield's ham history traces back at least to 1779. A 1926 state law permits only a ham cured within the town limits to be
awarded the name.

Over the decades, the town’s many smokehouses — Gwaltney, Luter’s, and so on — have been filtered into a single company,
Smithfield Foods, which is to hogs what General Motors is to cars. As the only remaining game in Smithfield town, it holds claim to
what’s arguably the closest American equivalent of Europe's protected food appellations.
Gone are the days of local pigs foraging in nearby peanut fields, even though it was long claimed the nuts provided the hams with
a distinctive earthy note. Though modernity has made the dry-curing process more uniform, nothing can speed the six months
needed to shrink these hams down to size and focus their flavors to salty perfection.

The flavors evoke a time when pigs aspired to something more noble than being the other white meat. In his own ham paean, the
New York Times’ R.W. Apple noted that Smithfield ham “bears about as much resemblance to your pink, watery, run-of-the-mill
brine-cured ham as a horse chestnut does to a chestnut horse.”

So if you find a Italian or Spaniard on a ham rant, serve them up a slice of Smithfield on a biscuit, or fry some up with red-eye
gravy. It’s time to take pride in Americans' own little slice of hog heaven.

5) Po-boys (Louisiana)
In most American sandwiches, the more ingredients, the merrier. The French, by contrast, choose a few essential items, and a
similar spirit seems to inspire the New Orleans po-boy. You certainly can find po-boys that are piled high inside, but some of the
best are models of extraordinary restraint.
Bill Hogan / Chicago Tribune via KRT
A grilled shrimp po-boy demonstrates that seafood may be the perfect sandwich filling.
Food writer Pableaux Johnson calls New Orleans “a city powered by the po-boy,” and the Crescent City abounds with po-boys of
every filling imaginable. Hot sausage? Of course. Soft-shell crab? No prob.

Whether it’s the fried oyster po-boy at Liuzza’s by the Track or one of the many unnamed concoctions at Guy’s, you’ll never run
out of choices.

A few things remain constant: You want it dressed (lettuce and tomato), you want the bread same-day fresh and you want it
served up with a minimum of fuss.

After all, this is workaday food, meant for hungry people of modest means. It’s often attributed to two brothers, Benjamin and
Clovis Martin, who ran a restaurant in the city’s French Market. One apocryphal story has the Clovises serving up free sandwiches
during a 1929 transit strike for those “po’ boys” on the picket line. Complicating that portrait, author John Mariani notes “poor boy”
was a synonym for sandwich as early as 1875.

New Orleans is a city in constant struggle with modernity. Worried by the onslaught of Subway and Quiznos, members of the
newly hatched New Orleans Po-Boy Preservation Society are fighting to ensure we don't forget their city’s loaved legacy.

If you’ve ever eaten a proper po-boy, you know it's simply unforgettable.

6) Fajitas (Texas)
Food, in the cowboy tradition, is usually more pragmatic than transcendent. Fajitas are a notable exception.

www.iabeef.org
The proper fajita is a more minimal affair than you're likely to find in most restaurants: beef, beef and more beef.

Unless you happen to live in Texas — and possibly even then — forget everything you know about the fajitas in your local sorta-
Mex restaurant. Shrimp or veggie fajitas? Pretenders to the throne.

In 1984, Texas A&M lecturer Homero Recio traced fajita history back to the ranches of 1930s south and west Texas. He also
surmised that his grandfather, an butcher in Premont, Texas, helped coin the term.

“We talked to my grandmother, who was from northern Mexico, and she said she had never heard the name in Mexico,” Recio
recalls, “But she had heard it from her husband, who was in south Texas.”
According to Recio, the Mexican cowboys known as vaqueros often received throwaway scraps as part of their pay, including the
cow’s diaphragm, which helps hold in the animal’s innards. In Spanish, faja means belt or sash; fajita would be “little belt.”

The diaphragm, which we now call a skirt steak, is covered with a tough membrane that allowed the vaqueros to grill it outdoors
directly on open mesquite coals — the prototypical fajita.

Fast forward to the late ‘60s, when Sonny “Fajita King” Falcon started selling fajitas in Kyle, 20 miles south of Austin. Falcon
spread skirt-steak gospel at fairs throughout the state, finally opening a Fajita King stand in Austin in 1978. The dish sprang to
nationwide success after a restaurant at the Austin Hyatt Regency put it on the menu in 1982.

Fame can corrupt a food, and absolute fame dealt fajitas a double blow. First, the price of skirt steaks — formerly one of the best
deals at the meat counter — has skyrocketed. Second, the term “fajita” has come to represent nearly any grilled tidbit, marinated
and served up sizzling hot with tortillas.

If you want a true fajita, fear not. Beginning last fall, Austin newspapers reported that Falcon, who left the food industry in the early
1980s, was staging a comeback in Kyle, where he started his fajita legacy in 1969.

So forget the canned mariachi music, strawberry margaritas and fajitas you think you know. A true American delicacy awaits, just
north of the border.

7) Chicago hot dogs (Illinois)


Even Windy City residents would have to admit the American tradition of this noble sausage began in New York, though St. Louis
makes a strong bid as well. The first big Chicago connection to the frankfurter came during the 1893 Columbian Exposition, when
vendors hawked endless quantities of sausages from their carts.

Scott Olson / Getty Images


A Vienna Beef hot dog is prepared Chicago-style. For the first time, the Chicago-produced dogs will be available nationwide this
year. You'll have to provide the toppings yourself.

Though outpaced by New York and L.A., Chicagoans pack away their share of franks, over 20 million a year. And Chicago is a
city where less is not, in fact, more — hence the perfect venue to take the wiener’s simple Coney Island styling and go nuts.

A proper Chicago dog needs be dragged through the garden, as you might tell your vendor: You take a Vienna Beef sausage,
nestle it in a poppy-seed bun, then add mustard, relish, chopped onion, tomato, pickled peppers, a dash of celery salt and
perhaps a pickle spear or two. Hold the ketchup. A hearty handheld meal.

As with any perfect food, exact ratios and sources and preparations are up for debate. And yes, we know New Yorkers allege that
Chicago’s red hots are overladen, while the Second City loves to mock the Big Apple’s weenies as wimpy and wan.
We’ll save that endless battle (for pizza) and simply acknowledge that Chicago’s chock-full approach is a perfect summer
reminder that sometimes there’s no place better to eat than the street. Except maybe at the ballpark.

8) Chile verde (New Mexico)


State flag? Sure. State bird? You bet. And since 1996, New Mexico has prided itself on having an officially proclaimed state
question: “Red or green?”

Jake Schoellkopf / AP
A customer at Chile Traditions in Albuquerque, N.M., sorts through a pile of Sandia Hots. Summer brings the chile harvest to New
Mexico, with plenty of the fresh green chiles destined for the pot.

The reference, of course, is to chile sauce or stew. And while we don’t mean to take sides (I guess we’d order “Christmas,” a little
of both) there’s something about New Mexican chile verde that not even chili-loving Texas can trump.

Chile peppers themselves (New Mexico’s state vegetable, needless to say) have grown there at least since explorer Don Juan de
Oñate brought them in 1598 on his trek to extend the Camino Real.

Oñate was ultimately banned from New Mexico for abuses of power, but the pungent pods remained.

Whether you choose red or green, it’s from the same fruit — usually a robust form of the New Mexico chile like the popular "6-4,"
not the milder version formerly called Anaheim. Green chile is made from fresh pods, while red is made from riper, dried pods.
Recipes vary, but garlic and onion are usually key, and perhaps meat if you're making a stew.

Fresh from the plant, green chile can be deceptively hotter than red. And with harvest due in about a month, it’ll soon be prime
time for a bowl or two in New Mexico, where they understand that chile verde is so good, it should go atop nearly everything.
Though we wouldn't say no to red.

9) San Francisco sourdough (California)


The use of a sour starter for bread predates not only San Francisco but most of European history. Yet its American genesis came
during the 1849 California gold rush, when baker Isidore Boudin baked French bread in San Francisco and sold it to miners
headed for the hills of what had not quite yet come to be known as the Golden State.
Justin Sullivan / Getty Images
Sourdough baguettes on the shelf at San Francisco's Noe Valley Bakery and Bread Co. In a fresh-and-local town, nothing beats a
fresh, locally baked loaf.

Rather than pack yeast into the wilderness, prospectors could take a bit of starter along with them and keep reusing it to bake
their own bread. John Mariani writes that “it was because of the bread’s popularity among miners that ‘sourdough’ became a slang
term for the prospectors themselves and, later, by extension, all Alaskans,” since the city by the bay was also a jump-off for the
later Yukon gold rush.

The tang of a proper San Francisco sourdough is unmistakable, as is the thick crust and irregularly holed interior. Similar breads
can be replicated anywhere, of course, but residents often claim the Bay Area possesses a climate unique to help the necessary
starter bacteria flourish. (Indeed, some microbiologists finger a helpful culprit called Lactobacillus sanfrancisco.)

Astoundingly, the Boudin bakery still survives to this day — claiming to use a portion of the original “mother” starter that began it
all. But other contenders abound, like Berkeley-based Acme Bread. L.A.'s La Brea Bakery even caused a stir when, in 1997, the
editors of the San Francisco Chronicle picked its parbaked sourdough baguette over local offerings.

No matter. San Francisco has indelibly set the sourdough bar. Sit at the waterside Ferry Plaza, take an unadorned bite of the
city’s original culinary trademark, and wonder why Americans ever settle for plain old white bread.

10) Olympia oysters (Washington)


Sometimes a food comes back from the brink. The Olympia oyster offers one of those happy stories.

At least it might.
Steve Ringman / Seattle Times via KRT
Tiny Olympia oysters are a delicacy that almost vanished forever. Even now, only farmed Olympias may be eaten.

Once abundant in Northwest waters, this little bivalve (Ostrea lurida) was sought out by native tribes and settlers alike. Native
from southern Alaska to Baja California, they thrived in the shallow tidelands of the Washington coast. Timber ships in the mid-
1800s regularly carried them south to San Francisco, ushering in the Northwest’s reputation as a shellfish haven; still more were
shipped to Seattle.

Production soared by the 1890s, then fell off in the early 20th century as waste from pulp mills and other pollution dwindled oyster
stocks. As harvest of the Olympia dropped by 90 percent, oyster farmers imported non-native species like Pacific and virginica
(Eastern) oysters to replace them. Those larger oysters crowded out their smaller cousins, and predators like the Japanese oyster
drill, a snail, did further damage.

In 1998, Washington began a dedicated program to reseed wild oyster beds with the Olympia. At the same time, commercial
farmers in southern Puget Sound carefully began to raise and harvest the Olympia for commercial sale in their own beds —
resulting in a curious twist: Eating the Olympia can actually help fund its return.

It’s not quite a success yet. Olympias are still being harvested in miniscule numbers, though a similar restoration is under way in
San Francisco Bay and aquatic conservationists like the Blue Ocean Institute are optimistic.

The oyster itself is a diminutive gem, from the size of a quarter to a half-dollar, subtle and slightly sweet when eaten raw, with an
occasional metallic bite at the end. It’s a less filling, more delicate experience than slurping down a meaty virginica or Kumamoto.
But for shellfish lovers, it’s an experience not to be missed — one that nearly vanished forever into the muddy annals of American
cuisine.

© 2010 msnbc.com Reprints



• Create a Power Point Presentation for one of Shakespeare’s plays
• You must research the characters, the plot, and the themes.
• You must follow the Power Point Template found on the school’s resource
web site
• All presentations must be ready for December 12, 2010.

http://www.nonglam.uni.cc/2009/12/8-
thoi-ky-trong-van-hoc-my.html
Nội tạng

Nội tạng của gia súc vẫn được nhiều người châu Âu và châu Á làm sạch và chế biến thành món
ăn. Nhưng ở Úc, Canada và Mỹ, nhiều người không ăn được các món này vì sợ. Các loại lòng
bò, lợn chỉ dùng để chế biến thức ăn dành cho vật nuôi trong nhà.

Tiết động vật (như tiết lợn, gà, vịt...)

Rất phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan... Tại Philippines, món ăn truyền thống dinuguan
được làm từ tiết lợn ăn với bánh bột gạo. Ở châu Âu, đặc biệt là Phần Lan, một số nước thuộc
vùng Baltic như: Ba Lan, Latvia, tiết canh cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, người Mỹ không ăn được
tiết canh.

Food in America
By Steven Mintz

Food is much more than a mere means of


subsistence. It is filled with cultural,
psychological, emotional, and even religious
significance. It defines shared identities and
embodies religious and group traditions. In
Europe in the 17th and 18th centuries, food
served as a class marker. A distinctive court
tradition of haute cuisine and elaborate table
manners arose, distinguishing the social elite
from the hoi polloi. During the 19th centuries,
food became a defining symbol of national
identity. It is a remarkable fact that many
dishes that we associate with particular
countries--such as the tomato-based Italian
spaghetti sauce or the American hamburger--
are 19th or even 20th century century
inventions.

The European discovery of the New World


represented a momentous turning point in the
history of food. Foods previously unknown in
Europe and Africa, such as tomatoes, potatoes,
corn, yams, cassava, manioc, and a vast
variety of beans migrated eastward, while
other sources of food, unknown in the
Americas--including pigs, sheep, and cattle--
moved westward. Sugar, coffee, and chocolate
grown in the New World became the basis for
the world's first truly multinational consumer-
oriented industries.
Until the late 19th century, the history of food
in America was a story of fairly distinct regional
traditions that stemmed largely from England.
The country's earliest English, Scottish, and
Irish Protestant migrants tended to cling
strongly to older food traditions. Yet the
presence of new ingredients, and especially
contact among diverse ethnic groups, would
eventually encourage experimentation and
innovation. Nevertheless, for more than two
centuries, English food traditions dominated
American cuisine.

Before the Civil War, there were four major


food traditions in the United States, each with
English roots. These included a New England
tradition that associated plain cooking with
religious piety. Hostile toward fancy or highly
seasoned foods, which they regarded as a form
of sensual indulgence, New Englanders adopted
an austere diet stressing boiled and baked
meats, boiled vegetables, and baked breads
and pies. A Southern tradition, with its high
seasonings and emphasis on frying and
simmering, was an amalgam of African,
English, French, Spanish, and Indian foodways.
In the middle Atlantic areas influenced by
Quakerism, the diet tended to be plain and
simple and emphasized boiling, including boiled
puddings and dumplings. In frontier areas of
the backcountry, the diet included many
ingredients that other English used as animal
feed, including potatoes, corn, and various
greens. The backcountry diet stressed griddle
cakes, grits, greens, and pork.

One unique feature of the American diet from


an early period was the abundance of meat--
and distilled liquor. Abundant and fertile lands
allowed settlers to raise corn and feed it to
livestock as fodder, and convert much of the
rest into whiskey. By the early nineteenth
century, adult men were drinking more than 7
gallons of pure alcohol a year.

One of the first major forces for dietary change


came from German immigrants, whose
distinctive emphasis on beer, marinaded
meats, sour flavors, wursts, and pastries was
gradually assimilated into the mainstream
American diet in the form of barbeque, cole
slaw, hot dogs, donuts, and hamburger. The
German association of food with celebrations
also encouraged other Americans to make
meals the centerpiece of holiday festivities.

An even greater engine of change came from


industrialization. Beginning in the late
nineteenth century, food began to be mass
produced, mass marketed, and standardized.
Factories processed, preserved, canned, and
packaged a wide variety of foods. Processed
cereals, which were originally promoted as one
of the first health foods, quickly became a
defining feature of the American breakfast.
During the 1920s, a new industrial technique--
freezing--emerged, as did some of the earliest
cafeterias and chains of lunch counters and fast
food establishments. Increasingly processed
and nationally distributed foods began to
dominate the nation's diet. Nevertheless,
distinct regional and ethnic cuisines persisted.

During the early twentieth century, food


became a major cultural battleground. The
influx of large numbers of immigrants from
Southern and Eastern Europe Progressive Era
brought new foods to the United States.
Settlement house workers, and food
nutritionists, and domestic scientists tried to
"Americanize" immigrant diets and teach
immigrant wives and mothers "American" ways
of cooking and shopping. Meanwhile,
muckraking journalists and reformers raised
questions about the health, purity, and
wholesomeness of food, leading to the passage
of the first federal laws banning unsafe food
additives and mandating meat inspection.

During the nineteenth and early twentieth


centuries, change in American foodways took
place slowly, despite a steady influx of
immigrants. Since World War II, and especially
since the 1970s, shifts in eating patterns have
greatly accelerated. World War II played a key
role in making the American diet more
cosmopolitan. Overseas service introduced
soldiers to a variety of foreign cuisines, while
population movements at home exposed to a
wider variety of American foodways. The post-
war expansion of international trade also made
American diets more diverse, making fresh
fruits and vegetables available year round.

Today, food tends to play a less distinctive role


in defining ethnic or religious identity.
Americans, regardless of religion or region, eat
bagels, curry, egg rolls, and salsa--and a
Thanksgiving turkey. Still, food has become--as
it was for European aristocrats--a class marker.
For the wealthier segments of the population,
dining often involves fine wines and artistically
prepared foods made up of expensive
ingredients. Expensive dining has been very
subject to fads and shifts in taste. Less likely to
eat German or even French cuisine, wealthier
Americans have become more likely to dine on
foods influenced by Asian or Latin American
cooking.

Food also has assumed a heightened political


significance. The decision to adopt a vegetarian
diet or to eat only natural foods has become a
conscious way to express resistance to
corporate foods. At the same time, the decision
to eat particular foods has become a conscious
way to assert one's ethnic identity.

Você também pode gostar