Você está na página 1de 24

LỜI MỞ ĐẦU

Tương thích trường điện từ là mối quan tâm lớn trong nền công nghiệp
đường sắt. Những gián đoạn và không ổn định đối với các dịch vụ vô tuyến trên
tàu là điều hành khách không mong muốn. Ngoài ra những sự cố gây ảnh hưởng
đến sự an toàn các hành khách và nhân viên cũng là những điều không mong
muốn và nghành công nghiệp đường sắt luôn cố gắng giảm thiểu những nguy
hại có thể xảy ra thông qua qui trình xác định rủi ro và giảm thiểu rủi ro.
Các sự cố xảy ra có thể là do kết quả của sự không tương thích điện từ giữa hệ
thống điện cần thiết đối với hoạt động của đường sắt như báo hiệu, lực kéo, viễn
thông, thông tin liên lạc,...
Do đó nội dung chủ yếu của tiểu luận này là đề cập đến vấn đề "Nhiễu điện
từ đối với đường sắt"
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đầu máy xe lủa
1.2 Nguồn cung cấp
1.3 Báo hiệu và truyền thông
1.4 Biên độ của các trường có hại và những ảnh
hưởng của nó lên các mạch điện ảnh hưởng.
1.5 Những tiêu chuẩn liên quan
CHƯƠNG 2: NHỮNG KỸ THUẬT LÀM GIẢM NHIỄU TRONG
LĨNH VỰC ĐƯỜNG SẮT
2.1. Giới thiệu những kỹ thuật thiết kế EMC
2.2 Giảm nhiễu đối với tàu lửa
2.2.1 Giảm phạm vi vòng dẫn điện
2.2.2 Cộng hưởng đường dây trên không
2.2.3 Phóng hồ quang điện do bộ thu thập dòng
2.2.3.1 Sự thu thập dòng AC đường dây trên không.
2.2.3.2 Vành góp điện DC và thanh rây dẫn điện
cho đầu máy
2.2.4 Hệ thống đường dây viễn thông
2.2.4.1 Những tác động nhiễu loạn trong các mạch
viễn thông
2.2.4.2 Sự an toàn đối với nhân viên, người bảo
dưỡng,..
2.2.4.3 Sự an toàn đối với thiết bị viễn thông
2.2.4.5 Tải trọng kéo
2.2.5 Nhiễu do truyền động thanh kéo
2.2.6 Đạt sự tương thích đối với các bộ chuyển đổi
truyền động
2.2.6.1 Những đặc tính của sự phát sóng hài với các
bộ chuyển đổi
2.2.6.2 Sự phát ra các hài do thanh kéo
2.2.6.3 Giảm hài dùng bộ điều biến độ rộng xung tối ưu
2.2.6.4 Sự giám sát dòng nhiễu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

Một vấn đề đặc biệt liên quan đến tương thích điện từ bên trong đường sắt
xuất phát từ thực tế những đường ray tàu điện thực hiện một số chức năng bao
gồm: dẫn đường cho các bánh xe, là đường dẫn thông tin tín hiệu tần số thấp và
là đường trở về của dòng điện kéo tàu.
Ngoài vấn đề phát sinh EMC trong nội bộ hệ thống đường sắt, còn có một
khả năng là đường sắt sẽ tương tác và ảnh hưởng đến hệ thống vô tuyến điện
bên ngoài mạng đường sắt. Khoảng cách tối thiểu yêu cầu từ các đường dây
đường sắt đến các đường dây chính của các đường rây bên ngoài là10m .Thông
thường việc đo lượng phát xạ từ trường từ các xe lửa đang chạy được thực hiện
ở khoảng cách 10m.
1.1 Đầu máy tàu (Rolling stock)
Tất cả các loại kéo đường rây khác nhau được dùng khắp nơi ở Anh và
Châu Âu sử dụng dạng điện tử công suất. Những đầu máy tàu và tàu dùng dầu
diesel mặt dù không được nối điện trực tiếp với trạm điện từ xa nhưng trong một
tàu lửa điển hình vẫn có những mạch điện để cung cấp điện cho việc truyền
động kéo và các hệ thống khác như chiếu sáng, sưởi...Nói chung nguồn điện
cung cấp cho các mạch này từ một máy phát điện ở tần số tương đối thấp (dưới
kHz) vì thế bất kì bức xạ gây hại từ một động cơ diesel có thể xảy ra ở các tần số
thấp. Các bộ chỉnh lưu chuyển đổi điện AC sang DC có thể tạo nên các nhiễu
hài của tần số máy phát, và chỉ gây ảnh hưởng đối với các tần số dưới vài MHz.
Ngoài ra những rắc rối từ quan điểm bức xạ phát xạ nữa đó là sức kéo điện
đầu tàu và các toa tàu và các thành phần khác trên một con tàu. Các bộ phận kéo
điện nhận điện từ các trạm từ xa thông qua một dây dẫn mở rộng hoặc một đôi
dây dẫn nằm dọc theo chiều dài của đường rây. Đầu kéo điện phổ biến nhất
được cung cấp điện bằng dây xích trên không/ máy truyền tải điện với điện áp
25kV AC tần số 50Hz. Trong trường hợp này một trong những đường rây thép
được dùng làm đường dẫn dòng trở về nguồn hình thành một đường truyền lớn
với đường dây nguồn của xích treo. Tại vị trí khoảng 3.2km dọc theo đường dây,
các máy biến áp tăng áp chuyển dòng điện trong đường rây thép thành một dòng
thứ cấp trên không trở về đường dây dòng điện nguồn, gần với đường dây xích
nguồn chính. Điều này giảm được nhiễu phát xạ bằng cách giảm phạm vi vòng
dẫn được hình thành bởi các đường dây truyền dẫn.Thanh rây sắt cũng được
dùng cho các mục đích báo hiệu bằng cách tiêm vào các tín hiệu tần số audio
công suất thấp.
Nhìn chung, lực kéo điện DC hoạt động ở điện áp 750V và cũng được cung
cấp điện từ một thanh rây phía thanh rây nguồn hoặc sự bố trí một đế thu thập
điện (hệ thống thanh rây thế hệ thứ 3), hoặc có thể từ dây xích trên không hoặc
từ máy truyền tải điện.Trong cả hai trường hợp thanh rây dẫn dòng điện hoặc
dây xích dẫn điện đều chạy theo sự định hướng của những thanh rây thép một
cáh cơ học và dùng một trong những thanh rây thép như là một đường dẫn dòng
điện trở về nguồn. Thường là nhỏ hơn 630V DC đối với hệ thống thanh rây thứ
tư trên tàu điện ngầm ở London. Trong hệ thống này, đường dẫn nguồn và
đường dẫn dòng trở về tách rời về mặt vật lý với những thanh rây dẫn đường cơ
học mà không được sử dụng để làm đường dẫn dòng trở về các trạm. Sự bố trí
này giảm được một lượng lớn dòng rò đất mà gây ra sự ăn mòn đối với các
đường ống dẫn gas và dẫn nước được chôn dưới đất bởi các hoạt động điện
phân.
AC DC
Supply 25kV/50Hz 630V 750V 780V 600/800V 1500V
voltage
User Mainline in London Railtrack urban Metro system e.g Dockland light Metro
type many country underground railway in South in Manchester, railway system e.g
(including East Shieffield, Tyne and
UK) Midlands metro Wear

Supply Overhead Fourth rail Third rail system Overhead Third rail Overhead
method Catenery system catenery system catenery

Hinh1: Nguồn cung cấp đối với các loại tàu điện ở Anh
Trong tất cả các lực kéo bằng điện hiện đại, các bán dẫn khác nhau trong các
bộ chuyển đổi hay bộ biến tần được dùng trong trường hợp nguồn cung cấp là từ
các bộ truyền tải điện hay đề thu thập điện để cung cấp một nguồn điện phù hợp
cho các thành phần trên các hệ thống điện tàu. Thí dụ động cơ kéo AD.C điển
hình sẽ được cung cấp điện thông qua một mạch xén thyristor hoạt động ở tần số
lên đến 400Hz. Một mạch xén hoạt động không đồng bộ song song sẽ làm tăng
tần số dòng điện của dòng đường dẫn được đưa ra và có một phạm vi đối với
dòng tai các hài của tần số này bức xạ. Nói chung xu hướng của các nguồn này
là phát ra các nhiễu trường từ trường gần tần số thấp dưới 10KHz không đáng
kể. Tuy nhiên có nhiều bằng chứng cho thấy rằng các nhiễu phát xạ từ việc kéo
điện dùng bộ biến truyền động IGBT không hạn chế đối với tần số thấp.
Các hệ thống điện được sử dụng rộng rãi trong môi trường đường sắt,
bao gồm nguồn điện kéo (traction power) ,hệ thống báo hiệu và điều khiển, hệ
thống tần số vô tuyến, SCADA, hệ thống viễn thông, nối đất thiết bị , hệ thống
máy tính lắp đặt tại các trung tâm kiểm soát, hệ thống thông tin hành khách trên
tàu.... Đường sắt điện áp cao AC dùng một hệ thống nối đất trở về độc lập,
trong khi đó tuyến đường sắt DC sử dụng một hệ thống đường sắt trở về cách
điện.
Vấn đề kết hợp các hệ thống điện tại các giao tiếp phải được xem xét trong
quá trình thiết kế, xây dựng, thử nghiệm, vận hành và bảo dưỡng một dự án
đường sắt.

1.2 Nguồn cung cấp


Một nguồn bức xạ phát xạ thứ hai từ việc kéo điện đó là giao tiếp giữa
các bộ truyền tải điện / dây xích hoặc giao tiếp giữa đế thu thập dòng/ thanh rây
nguồn. Hình vẽ 2 mô tả hệ thống điện tàu và đường dây xích trên không được
dùng ở Anh. Các giao tiếp này dễ dẫn đến hiện tượng phóng hồ quang điện do
sự thoáng qua của tiếp xúc trượt . Những tia lửa điện được dập tắt liên tục và
hình thành trở lại khi mà trường điện cao xuyên qua khoảng trống của hồ quang
tạo nên tia lửa gián đoạn được chạy bởi sự dẫn dòng điện xuyên qua một lớp ion
hóa hình thành trong khe trống. Pha điện áp cao và dòng thấp của tia lửa đứt
khoảng dẫn đến kết quả sự bức xạ trường điện từ chủ yếu. Nhưng ngược lại khi
pha điện áp thấp và dẫn dòng cao của hồ quang ẫn đến kết quả bức xạ từ trường
gần. Đối với đường sắt DC điện áp đế rây được yêu cầu là phải vượt qua tiếp
xúc điện trở nén là chỉ khoảng 1V vì thế có một năng lượng nhỏ hồ quang phát
ra RFI, thậm chí dòng kéo là bằng 2.5kA. Nhiều mô hình đã xuất hiện để cố
gắng tiên đoán trước nhiếu phát xạ từ sự bố trí bộ truyền tải điện và đường dây
xích trong các hệ thống tàu điện. Như là phát xạ các nhiễu băng rộng trong tự
nhiên và có thể mở rộng vào trong vùng VHF.

Hình 2: Mô tả hệ thống điện tàu và đường dây


xích trên không được dùng ở Anh.

1.3 Báo hiệu và truyền thông

Ngoài các bức xạ không chủ ý được phát ra của cả kéo điện hay diezel,
mạng đường sắt dùng các bức xạ có chủ ý từ các máy phát cho mục đích truyền
thông và báo hiệu. Chúng gồm có hệ thống CSR (cab secure radio) hoạt động ở
tần số khoảng 450MHz, mạng đường sắt quốc gia (NRN) hoạt động ở tần số
200MHz và hệ thống GSM-R TDMA hoạt động trong băng tần 900MHz. Hệ
thống CSR và NRN hoạt động phát ra một nguồn bức xạ lên đến 25W, với
GSM-R TDMA là 316W EIRP (công suất bức xạ đẳng hướng). London
Underground Limitted ở tiến trình thực hiện bộ cung cấp dòng rò dựa trên hệ
thống TETRA (Terrestial Trunked radio system) có sự phối hợp giữa kỹ thuật
FDD và TDMA.

1.4 Biên độ của các trường có hại và những ảnh hưởng của nó lên các
mạch điện ảnh hưởng.
Sự phát triễn của các bộ chuyển đổi truyền động kéo, bao gồm việc xén tần
số thấp (LF) đối với dòng điện/ điện áp cao, cùng với sự tiến bộ của các hệ
thống báo hiệu máy tính đã mở đầu cho việc xúc tiến các vấn đề liên quan trong
cong nghiệp đường sắt mà những hệ thống có tính quyết định sự an toàn bị dàn
xếp bởi các tín hiệu nhiễu dẫn và phát xạ không mong muốn. Một ví dụ về vấn
đề lỗi đã được báo cáo ở Nam Mỹ vào năm 1965 khi những nhiễu hài do kéo
điện trong các bộ biến đổi điện được phát ra giống với tần số audio do các
đường dẫn mạch được dùng để phát hiện/ loại bỏ sự có mặt của một tàu trên một
phận đường dây. Một vấn đề như vậy có khả năng xảy ra do sự ghép nối cảm
ứng từ của các hài xén tần số thấp (LF) vào trong vòng dẫn điện được hình
thành bởi đường dẫn mạch. Thực tế, bằng chứng cho thấy rằng những trường
điện từ rải rác bị gây ra bởi tàu đường săt ở những tần số thấp hơn, điển hình là
dưới 300kHz. Xem giới hạn dưới của tần số vô tuyến là 10kHz, từ trường cực
đại, được chuẩn hóa với một khoảng cách 10m là 60dB (μAm-1). Tại tần số
truyền của bức xạ trường gần đến xa (khoảng 5MHz đối với khoảng cách 10m),
trường bức xạ cực đại hạ xuống xấp xỉ 30 dB (μAm-1). Trên 5 MHz, tín hiệu bức
xạ được xem như xấp xỉ với sóng, được xác định bởi biên độ trường điện của nó.
Một ví dụ về vấn đề bên trong đối với hệ thống đường sắt được thể hieeenj trong
phụ lục 15, nơi mà có sự méo dạng và sự mất ổn định trên bộ hiển thị (VDUs)
trong một tòa nhà nằm gần một mậng tàu đô thị 600 VDC. Vấn đề này là xấu
đối vơi nền móng của tòa nhà nơi được phát hiện có đường ống cáp dẫn dòng trở
về cho mạng tàu được chôn gần tòa nhà. Khoảng cách từ đường ống đền điểm
ảnh hưởng xấu là 4m nhỏ hơn khoảng cách mốc chuẩn 10m. Từ trường tần số
thấp được phat hiện có sự hiện diện, trên mức chuẩn khuyến cáo đối với mức
miễm nhiễu cho VDU đối với từ trường tần số thấp. Từ trường này là đử cao để
làm lệch chùm điện tử trong ống tia catot (CRT) của VDU và gây ra hiển thi
cuộn dọc.
1.5 Những tiêu chuẩn liên quan
Các ràng buộc pháp lý EMC đã buộc nhiều lĩnh vực của ngành công
nghiệp điện / điện tử xem xét đến vấn đề EMC và xem xét các thủ tục thực hiện
để đảm bảo EMC giữa các hệ thống điện / điện tử và sự hoạt động chính xác hệ
thống thông tin liên lạc bên ngoài và các dịch vụ phát thanh; ngành công nghiệp
đường sắt cũng không ngoại lệ. Các tiểu chuẩn EMC cho ngành đường sắt do
hiệp hội công nghiệp đường sắt xây dựng. Các tiêu chuẩn EMC RIA 12 và 18,
CENELEC bao gồm toàn bộ các tiêu chuẩn về đường sắt.
Tiêu chuẩn Châu Âu EN 50121 phần 1-5 đã được giới thiệu vào năm 1995
là tiêu chuẩn đầu tiên tiêu chuẩn, được thông qua vào năm 2000 và phiên bản
2006 đã trở thành tiêu chuẩn đầy đủ và có hiệu lực từ tháng bảy 2009. Các nhà
sản xuất có thể đánh giá sản phẩm của họ dựa vào một loạt các tiêu chuẩn EN
50121.
Nội dung quan trọng của tiêu chuẩn EN 50121 là họ cố gắng để đạt được
EMC trong môi trường đường sắt và giữa đường sắt với "thế giới bên ngoài."
Loạt tiêu chuẩn 50121 được chia thành 5 phần, bao gồm các khía cạnh khác
nhau của môi trường đường sắt. Cấu trúc của các tiêu chuẩn và cách mà chúng
được chia đã không thay đổi kể từ khi bản gốc được ban hành. EN50121 bao
gồm các phần sau đây:

• EN50121-1 General
• EN50121-2 Emission of the whole railway system to the outside world
• EN50121-3-1 Rolling stock – Train and complete vehicle
• EN50121-3-2 Rolling stock – Apparatus
• EN50121-4 Emission and immunity of signalling and telecommunications
apparatus
• EN50121-5 Emission and immunity of fixed power supply installations
and apparatus

CHƯƠNG II: NHỮNG KỸ THUẬT LÀM GIẢM NHIỄU TRONG LĨNH
VỰC ĐƯỜNG SẮT

2.1 Giới thiệu những kỹ thuật thiết kế EMC


Để giảm thiểu nhiễu phát xạ điện từ không mong muốn từ các thiết bị điện
và điện tử và tăng tối đa khả năng miễn nhiễu của các thiết bị điện điện tử ta
phải thực hiện tốt qua trình thiết kế. Thực tế cho thấy rằng bỏ qua vấn đề EMC
hoặc thiết kế EMC không tốt trong quá trình thiết kế có thể dẫn đến tốn kém
trong việc chỉnh sửa hoặc thiết kế lại.
Việc bọc chắn thường áp dụng đối với các loại cáp dùng trong kết nối nội
giữa các ranh giới để ngăn không cho các cáp này bị xâm nhập bởi môi trường.
- Bọc chắn
Bọc chắn, nơi mà các thành phần của thiết bị hay mạch được kèm theo
Lồng Faraday nối đất, thường ở dạng một hộp kim loại. Mục đích của việc bọc
chắn là để loại trừ nhiễu điện từ trường bức xạ bên ngoài ngăn không cho chúng
xâm nhập vào mạch.
- Giảm tối thiểu phạm vi vòng dẫn.
Cáp, dây dẫn, dây nối đất, hay các đường dẫn trong board mạch in có thể tạo
thành các vòng dẫn. Một trong những kỹ thuật sử dụng để giảm thiểu phạm vi
vòng dẫn này là dùng các cặp cáp xoắn lại với nhau.
- Nối đất
Nối đất là một việc cần thiết để EMC tốt. Chẳng hạn như nối đất cửa của một
hàng rào kim loại bằng cách kết nối với các thành phần khác của hàng rào. Nên
dùng một cáp bọc dải bằng đồng để tạo ra một đường dẫn trở kháng thấp đối với
các dòng điện tần số vô tuyến.
- Cách li
Thiết kế tốt EMC còn được thực hiện bằng cách cách li các nguồn nhiễu phát
xạ với các thiết bị nhạy cảm với nhiễu ví dụ như cách li nguồn cung cấp .... Kỹ
thuật này cũng được sử dụng đối với cáp để đảm bảo khoảng cách phân chia
giữa cáp nguồn và cáp tín hiệu.
Trong các kỹ thuật cơ khí và layout phải đảm bảo các cáp nguồn và cáp tín
hiệu chạy qua nhau với một góc đúng để giảm tối thiểu sự xâm nhập của từ
trường.
- Cách li điện
Để giảm thiểu sự lan truyền của nhiễu điện từ từ một phần tử mạch hay thiết
bị đền một mạch khác có thể đòi hỏi chúng ta phải thực hiện cách li về điện
hoàn toàn bằng cách sử dụng bộ biến đổi ví dụ như bộ cách li dùng quang, dùng
cáp sợi quang...Một vài thận trọng cần lưu ý khi sử dụng những kỹ thuật này , ví
dụ sự ghép nối điện dung ở tần số cao giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp và có thể
xảy ra đối với cách li quang.
- Lọc nhiễu
Kỹ thuật lọc nhiễu được dùng trong các mạch nguồn và các mạch vi điện tử
Các mạch lọc có thể sẽ có các tụ gốm dùng để tách các sòng RF ra khỏi các
mạch tích hợp hay trong các mạch nguồn sử dụng kết hợp tụ điện và cuộn dây
để loại bỏ lượng từ tính xuất hiện ở ngõ vào và ra của dây dẫn do đó loại bỏ các
dòng chế độ chung.
2.2 Giảm nhiễu đối với đường sắt

Hình 3: Dòng điện chạy trong hệ thống trong


đường sắt
Mạng lưới phân phối điện tàu là nguyên nhân phát ra nhiễu tần số vô tuyến
RFI ở nơi công cộng và trong hệ thống điện tàu. Việc phát ra nhiễu RFI là do
những cơ chế sau:
- Phát ra hồ quang điện xảy ra do sự tiếp xúc giữa dây dẫn và thanh rây thứ 3
và cơ chế tổng hợp dòng điện cơ khí.
- Phát ra hồ quang điện được tạo ra bởi sự nhiễu loạn của đường dây trên
không hoặc hệ thống nguồn cung cấp cho thanh rây thứ 3.
- Dòng điện thoáng qua do sự nâng lên và hạ xuống của bộ truyền tải điện
- Sự tác động lẫn nhau giữa hệ thống nguồn điện với nối đất, bánh xe với
thanh rây, thanh rây với thanh rây.
- Sự hoạt động của nhiều bộ truyền tải điện.
- Sự hoạt động của một bộ truyền tải điện với nhiều dây dẫn tiếp xúc.
- Chuyển mạch HV(high voltage) của nguồn cung cấp
- Sự cộng hưởng của nguồn cung cấp ở tần số MHz
- Điện áp quá mức chạy qua các lớp cách điện tạo ra sự phóng điện trong
điều kiện thời tiết khô
- Việc phát ra các nhiễu tần số vô tuyến RFI có thể từ các các đường dẫn
mạch, hoạt động ở băng tần kHz, có bộ chuyển đổi xung điện áp cao, tránh bị ăn
mòn và tiếp xúc xấu trong đường dẫn mạch.
Sự chuyển mạch của các thyristor và các bán dẫn tạo ra cơ hội phát sinh
các nhiễu hài ở phạm vi tần số vô tuyến. Nhiễu RFI trong các hệ thống thông tin
cũng có thể có nguồn gốc từ chính thiết bị ấy hoặc từ các thiết bị tải hoặc thông
qua các bức xạ từ các đường dây nguồn cung cấp chính. Thực hiện bọc chắn
thiết bị sẽ loại bỏ hầu hết các nhiễu bức xạ trực tiếp nhưng đối với đường dây
nguồn chính thì phải dùng các bộ lọc.
Vì vậy câu hỏi đặt ra là những kỹ thuật được thực hiện trong đường sắt
như thế nào để có thể giảm thiểu nhiễu ra bên ngoài để từ đó có thể bảo vệ được
phổ tần số vô tuyến ?
Rõ ràng ta thấy rằng đối với đường sắt không thể sử dụng phương pháp
bọc chắn bằng kim loại, mặc dù điều này có thể được thực hiện ở một số phạm
vi trong tàu điện ngầm như một vài bộ phận tàu điện ngầm ở London.
Hình 4: Các nguồn gây nhiễu trong hệ thống đường sắt

2.2.1 Giảm phạm vi vòng dẫn điện


Một vấn đề cơ bản đối với nguồn cung cấp của tàu lửa điện là điều khiển
dòng trở về trạm cung cấp (sub-station or feeder station). Trong nhiều hệ thống
tàu điện, một trong những đường rây tàu được dùng làm đường đẫn dòng trở về
chính. Tuy nhiên, dòng điện còn có thể trở về thông qua các tuyến không được
kiểm soát như qua ống dẫn gas, rào chắn kim loại,...Đây là điều không mong
muốn với nhiều lí do. Như các dòng rò rỉ có thể phá hủy dần cấu trúc và nó có
thể rò rỉ vào các hệ thống khác như hệ thống đường sắt khác mà không kiểm
soát được và gây ra nhiều vấn đề. Và những đường dẫn vòng quanh như vậy làm
cho phạm vi đường đi của dòng rộng. Một số kỹ thuật cơ bản trước đây đã được
sử dụng để giảm thiểu nhiễu trong hệ thống đường sắt trên một quy mô vĩ mô.
Ví dụ như hệ thống tàu điện 25kV a.c. dùng máy biến áp tăng áp, có cơ chế hoạt
động như cuộn cảm chế độ chung và bổ sung dây dẫn nối được thực hiện bởi các
dây xích. Lý do chính của việc này là để giảm phạm vi vòng điện, giảm nhiễu
bức xạ và nhiễu dẫn.
Hình 5: Các đường đi khác nhau của
dòng đất trở về

Nói chung, đối với hệ thống tàu 25kV AC, khoảng cách giữa biến áp tăng
áp cổ điển là 40 km và khoảng cách này sẽ là 60-100 km đối với biến áp tự
động.
* Nhiễu loạn điện từ đối với hệ thống tàu điện AC là:
- Mất cân bằng 3 pha nguồn cung cấp
- Nhiễu hài vào 3 pha của nguồn cung cấp.
- Chuyển mạch nguồn AC tạo ra nhiễu loạn tác động lê bộ phận lực điện
kéo tàu
- Nạp điện của đường dây trên ở tần số cộng hưởng thứ 1.
- Nhiễu loạn do sự thay đổi trong việc bố trí nguồn cung cấp.
- Những tác động cộng hưởng đường dây do đặc tính trở kháng của đường
dây điện trên không tại những tần số cụ thể.
- Đặc tính nhiễu loạn do sự chuyển mạch, tác động chồng chéo của các chất
bán dẫn trong bộ chuyển đổi AC/DC.
- Điện áp cảm ứng dọc theo đường dây do dòng điện tải lực điện đầu kéo
và dòng rò trong đường dây dẫn trên không.
- Dòng trở về chạy trong các tuyến không mong muốn gây nhiễu loạn đối
với hệ thống tàu khác.
- Các đường dẫn dòng trở về và các dòng điện đất trong nguồn cung cấp
lực điện kéo tàu tạo ra điện áp cảm ứng lên các hệ thống viễn thông trên các tàu
khác.
Khoảng 7500 km đường sắt ở Anh sử dụng hệ thống biến áp tăng áp cổ
điển. Một đặc điểm của hệ thống cổ điển này là việc đặt các dây dẫn dòng trở về
gần với đường dây trên không 25kV. Như vậy các dây dẫn dòng trở về được
kiểm soát. Bởi vì các dây dẫn dòng trở về được đặt gần với các đường dây trên
không nên phạm vi vòng dẫn cũng sẽ được giảm nhỏ. Các biến áp tăng áp làm
cho các dòng trở về chạy trong dây dẫn dòng trở về. Các biến áp tăng áp có
cuôn sơ cấp nối nối tiếp với dây dẫn nguồn cung cấp trên không và cuộn thứ cấp
nối nối tiếp với thanh rây dẫn dòng trở về. Bộ biến áp tăng áp thường được đặt
cách nhau 3 km.
Việc điều khiển dòng điện và giảm phạm vi vòng dẫn điện sẽ giảm được các
nhiễu điện từ gây ra do nguồn cung cấp.
2.2.2 Cộng hưởng đường dây trên không
Hệ thống dây xích trên không hoạt động như một dây truyền dẫn gồm
một cuộn cảm nối tiếp với điện trở và nối song song với dung kháng giữa dây
trên không và đất.
Giá trị của mạch RLC trên đơn vị chiều dài của đường dây trên không kể từ
một trạm biến áp đến một đểm giữa của thanh ray đối với loại hệ thống 25kV
thường có tần số cộng hưởng thứ nhất từ 1 đến 2 kHz.
Một bộ chuyển đổi nguồn có thể được xem như là một nguồn dòng điều
hòa chạy trong hệ thống 25kV AC. Nếu đường dây trên không bị kích thích tại
tần số cộng hưởng của nó bởi dòng này thì sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng
đường dây. Điện áp điều hòa sẽ được tạo ra khi cường độ dòng điều hòa lớn
hoặc khi trở kháng của hệ thống đối tại tần số đặc biệt cao (chẳng hạn như khi
có hiện tượng cộng hưởng). Cộng hưởng đường dây xảy ra trên toàn bộ hệ
thống.
Giảm hiện tượng cộng hưởng là điều cần thiết. Hiện tượng cộng hưởng ở
tần số thấp là điều không thực tế . Tuy nhiên có thể thiết kế một tụ điện có một
dung kháng ở tần số cơ bản [50 Hz] và trở kháng điện trở theo giá trị yêu cầu tại
tần số cộng hưởng của nguồn cung cấp.
Hiện tượng cộng hưởng đường dây gây tạo ra điện áp vượt mức do đó làm
cho các thành phần thiết bị trong mạch phải hoạt động ở mức điện áp cao bất
thường và việc giảm điện áp cao này cần thiết. Có thể thực hiện các cách sau:
- Giảm cường độ dòng điều hòa phát ra bởi các bộ chuyển đổi. (Bộ
chuyển đổi xung).
- Giảm điện áp rơi trên đường dây do bộ chuyển đổi đảo giữa các đôi dây
của thiết bị (bộ điều khiển góc pha)
- Dùng một bộ lọc trong hệ thống để giảm dòng điều hòa.
- Dùng một bộ lọc trên tàu để giảm dòng điều hòa.
Trong 2 cách đầu tiên thực ra đó là chúng ta đi thực hiện thay đổi cấu hình
của cơ bản của bộ chuyển đổi,cách này chi phí cao. Đối với cách thứ 3 và thứ tư,
thêm một bộ lọc tàu hoặc lắp vào nguồn cung cấp cho đường dây trên không tại
đầu cuối của mỗi phần. Rất là khó trong việc lắp đặt một bộ lọc trên toa đầu máy
tàu vì kích thước vật lí của các tụ điện liên quan và sự tiêu hao trong điện trở bộ
lọc. Hiện tượng cộng hưởng có thể được loại bỏ hoàn toàn bởi việc giới hạn đặc
tính trở kháng đường dây. Điều này khó có thể thực hiện vì đây là sự tổn hao
của đường dây nhưng đối với một bộ lọc đường dây RLC có thể cho ra trở
kháng giới hạn chính xác tại các tần số mong muốn mà không có sự ttonr hao
lớn ở tần số cơ bản.
Khi một bộ lọc xuất hiện tụ điện thì sự cải thiện trên toàn bộ hệ thống đạt kết
quả.
2.2.3 Phóng hồ quang điện do bộ thu thập dòng
Một nguồn chính gây ra nhiễu tần số vô tuyến thoáng qua trên đường sắt
là do xảy ra hiện tượng phóng hồ quang điện khi có sự tập hợp dòng cơ khí bởi
một phương tiện từ mạng nguồn cung cấp.
Dòng điện được tập hợp thông qua đế truyền động bánh răng (shoe gear)
từ một nền thanh rây cung cấp hoặc từ một bộ truyền tải điện khi giao tiếp với
dây xích trên không.
Sự phóng hồ quang điện sẽ xảy ra khi tàu được trang bị thiết bị thu thập
dòng mất tiếp xúc với mạng cung cấp.
2.2.3.1 Sự thu thập dòng AC đường dây trên không.
Một bộ truyền tải điện sẽ tạo ra hồ quang điện giữa phần đầu bộ
truyền tải với dây tiếp xúc do bộ truyền tải đánh lửa, sự bất thường trong cấu
trúc đường dây trên không. Sự giảm xuống của bộ truyền tải điện đầu máy tàu ở
nơi chuyển mạch nguồn cung cấp lực điện kéo điện áp cao được mở sẽ cũng tạo
ra hồ quang điện do điện dung của hệ thống AC trên thiết bị điện áp cao của đầu
tàu.
Việc phóng hồ quang điện là điều không thể tránh khỏi trong việc thu
thập dòng điện. Phóng hồ quang điện được tạo ra bởi hai thành phần của hệ
thống tách rời và tạo ra trường điện ion hóa và trường ion hóa này dưới áp lực
điện áp cao tạo ra đường dẫn dòng điện mà ta thấy đó chính là hồ quang điện.
Khi hồ quang điện hình thành sẽ tự duy trì và tiếp tục lấy năng lượng từ nguồn
cung cấp của hệ thống cho đến khi một số ảnh hưởng bên ngoài khử đi nguồn
năng lượng của của nó. Hồ quang điện sẽ vẫn còn cho đến khi khoảng trống
được đóng lại hoặc khoảng trống tăng lên và khi đó hồ quang điện không thể
duy trì được nữa và dòng điện giảm về zero. Tuy nhiên, tại cường độ dòng thấp
hồ quang điện có thể trở nên không bền vững và tự dập tắt.
Mức độ nghiêm trọng của hồ quang điện còn tùy thuộc vào môi
trường và điều kiện khí quyển. Sẽ nguy hiểm hơn nếu hồ quang điện được phát
ra ở những nơi mà mức cách điện của đường dây trên không bị giảm.
2.2.3.2 Vành góp điện DC và thanh rây dẫn điện cho đầu máy xe lửa.
Đế truyền động bánh răng (shoe gear) đối với hệ thống tàu điện và
tạo rãnh trống (gapping) là những đặc trưng chính của hệ thống tàu điện dây dẫn
DC. Tạo ra rãnh trống là một nguồn chính gây nên hiện tượng phóng hồ quang
điện trong mạng điện DC. Việc tạo rãnh trống cần thiết đối với những điểm và
đường giao nhau. Sự cố mạch xảy ra trong thanh rây dẫn điện và hiện tượng
phóng hồ quang điện xảy ra khi đế truyền động bánh răng mất tiếp xúc lúc tàu
chạy qua một khe trống và hiện tượng phóng hồ quang điện lại xảy ra khi đế
truyền động bánh răng tiếp xúc trở lại với thanh rây dẫn điện. Ảnh hưởng của
việc phát ra hồ quang điện khi dòng điện tải lớn là rất lớn.
Điều kiện môi trường và khí quyển ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng
phóng hồ quang điện. Có mức nguy hiểm cao của hồ quang điện ở vùng có
nhiều đường giao nhau (crossovers) tạo ra quá nhiều khoảng trống trong bố trí
hệ thống hoặc có quá nhiều đá xây dựng trên hệ thống dẫn thanh rây thứ ba.
2.2.4 Hệ thống đường dây viễn thông
Hệ thống đường sắt đòi hỏi phải có một mạng viễn thông để nó có
thể giao tiếp giữa các trạm con, phòng điều khiển, những hoạt động huấn luyện,
ga bảo trì, cung cấp nhân viên cho các hoạt động của tàu. Truyền thông yêu cầu
phải theo đường dẫn đến phòng điều khiển để đảm bảo hoạt động an toàn của
tàu trên toàn bộ khu vực mạng đường sắt.
Hầu hết các mạng đường sắt hoạt động theo mạng điện thoại riêng của nó,
hệ thống viễn thông được lắp đặt trong các một đường ống nằm bên cạnh các
thanh rây tàu chạy. Với sự phát triển của mạng đường rây mới thiết kế sẽ bao
gồm những sợi quang học và hệ thống truyền dẫn số.
Mạng viễn thông công cộng trong các thị trấn và thành phố có thể sẽ bị
nhiễu từ mạng đường sắt, đặc biệt là trong các tàu điện ngầm và hệ thống đường
sắt đô thị thường chia sẻ hoặc chạy song song với các đường giao thông công
cộng.
Hệ thống đường sắt tạo ra các dòng điện kéo mức cao chạy trong các hệ
thống điện, dòng này tạo ra nhiễu EMI trong hệ thống viễn thống của nó và các
thống viễn thông khác nằm lân cận đường sắt. Hệ thống viễn thông đòi hỏi
những điều kiện hoạt động phù hợp do đó mức nhiễu an toàn phải được đề ra để
đảm bảo hoạt động an toàn hoạt động của mạng đường sắt.
Về cơ bản, sự phát ra nhiễu điện từ vào trong các mạng viễn thông xảy ra ở
nơi có sự ghép cảm ứng giữa các dòng điện đi ra và dòng trở về với các cáp viễn
thông. Dòng điện đi ra và dòng trở về thường cân bằng với nhau, tuy nhiên nếu
có sự mất cân bằng trong hệ thống nguồn điều này sẽ tạo ra một vòng dẫn mà có
sự thay đổi từ trường và do đó có thể gây ra cảm ứng e.m.f trong bất kì các cáp
viễn thông ở khu vực lân cận.
2.2.4.1 Những tác động nhiễu loạn trong các mạch viễn thông.
- Điện áp dọc theo cáp viễn thông, đây là một đặc điểm ở tần số
nguồn và rất quan trọng đối với cả vấn đề an toàn cho con người và sự nhiễu
loạn đối với thiết bị.
- Điện áp ngang là điện áp cảm ứng ( Sự nhiễu loạn của những tần số
khác nhau lên cáp viễn thông)
2.2.4.2 Sự an toàn đối với nhân viên, người bảo dưỡng,..
Toàn bộ một mạng đường sắt phụ thuộc vào hoạt động đúng của các
mạch truyền tín hiệu điện áp thấp. Những mạch này dùng những thanh rây tàu
trượt (running rails) làm những sợi cáp dẫn, chạy song song với đường rây và
đường dẫn thanh kéo trên không do đó dòng điện kéo có thể giao thoa với những
mạch tín hiệu công suất thấp do cơ chế điện từ và điện dẫn. Độ lớn của nhiễu
giao thoa này phải được làm giảm đến những mức mà còn đe dọa đến sự hoạt
động an toàn của tàu hay sự an toàn đối với bất kì ai tiếp xúc với hệ thống
truyền tín hiệu.
Các mức áp dụng được qui định trong những tài liệu điện báo quốc tế
( International Telegraph) và CCITT liên quan đến vấn đề bảo vệ đường truyền
viễn thông chống lại những tác động có hại của đường điện.
Về vấn đề những mạch truyền tín hiệu, sức điện động cảm ứng theo
chiều dọc không được vượt quá những mức sau:
- Dưới những điều kiện bình thường: 60 Volts rms. Trong những
điều kiện ở nơi có không có sự có mặt của những người khác hơn nhân viên kỹ
thuật có bất kì tiếp xúc trực tiếp nào với những đường dây mạch tín hiệu. Giới
hạn 60V thường được nẩng lên đến 110V khi điện áp này là điện áp cung cấp
chung cho những hệ thống tín hiệu.
- Điện áp cảm ứng cực đại xuất hiện trên những dây cáp sẽ là 430V,
khoảng thời gian lỗi không vượt quá 200ms.

2.2.4.3 Sự an toàn đối với thiết bị viễn thông


Điều này được qui định khi sự nhiễu loạn dẫn đến sự giảm về những
tín hiệu có ích cản trở sự trao đổi thông tin. Sự ước lượng đối với thiết bị của
những nhà sản xuất khác nhau sẽ thay đổi nhưng nên ước lượng khoảng 100V
(đối với thiết bị mới).
Thiết bị tồn tai đối với mạng đường sắt ở Anh có thể được qui định đến
430 Volts rms.
2.2.4.4 Nhiễu xâm nhâp vào thiết bị viễn thông
Dòng tạp thoại (psophometric current) được xác định rõ khi có sự
cộng thêm giá rms của những dòng hài trong đặc tính sóng dòng sơ cấp của bộ
phận kéo tàu. Dòng tạp thoại là một dấu hiệu của mức nhiễu sinh ra tại một thời
điểm đối với bộ phận kéo tàu. Cơ chế nhiễu do sự cảm ứng điện từ trường từ
những mạch công suất cao vào những mạng viễn thông công suất thấp. Chỉ
những mạng viễn thông thông thường bị ảnh hưởng, những đường được liên kết
quang học và số hóa có khả năng miễn nhiễu.
Dòng tạp thoại được xác định theo công thức:
Ipso = ∑√(I2n p2n)
Trong đó :
n: số hài
p: hệ số gia trọng tạp thoại của hài thứ n

Hình 7 : Bộ lọc gia trọng tạp thoại

2.2.4.5 Tải trọng kéo (Traction Loads)


Việc phát nhiễu EMI vào những hệ thống viễn thông do các hài dòng
trong hệ thống nguồn cung cấp có thể được điều khiển bởi việc thiết kế lực kéo
điện, thiết bị kéo và các hệ thống viễn thông. Phổ hài của những thiết bị kéo mới
phải được ước tính để đảm bảo rằng mức độ nhiễu nằm trong qui định của
CCITT .
Do đó, nó được xem là nhiễu điện từ được cảm ứng vào hệ thống
viễn thông, việc đi cáp là do hàm lượng sóng hài của dòng điện kéo. Điều này
được làm thiểu bằng cách:
- Giảm phạm vi vòng dẫn điện (loop area) trong hạ tầng hệ thống
điện. Yếu tố ảnh hưởng lớn là việc điều khiển dòng đất trở về và chiến lược liên
kết đất được chấp nhận. Trong trường hợp của điện tàu AC một ví dụ về sự giảm
nhiều là dùng những biến áp tăng áp và thêm vào những dây dẫn dòng đất trở về
được treo lơ lửng từ hệ thống xích treo.
- Điều khiển lượng sóng hài của bộ truyền động lực kéo điện.
2.2.5 Nhiễu do truyền động thanh kéo
Tất cả các hệ thống truyền động thanh kéo đều gồm có một mức lọc
thụ động. Tuy nhiên, điều này được hạn chế bởi kích cở và trọng lượng của các
bộ phận mà có thể là được thực hiện một cách kinh tế trên tàu và vì vậy bộ thanh
kéo phải được thiết kế như một phần trong toàn bộ hệ thống điện tàu.
Đó là nhiễu điện thế từ ba pha truyền động thanh kéo cần phải được xem
xét chi tiết hơn khi ngày nay loại truyền động này là một kỹ thuật đã có sẵn đối
với các hệ thống đẩy kéo trong tương lai.
2.2.6 Đạt sự tương thích đối với các bộ chuyển đổi truyền động
2.2.6.1 Những đặc tính của sự phát sóng hài với các bộ chuyển đổi
Sự cao hơn số các xung xảy ra trong mỗi vòng quay với bộ chuyển
đổi PWM (Bộ điều biến độ rộng xung) dẫn đến xuất hiện các hài bậc cao, tuy
nhiên những hài này lọc dễ dàng hơn là những hài bậc thấp.
2.2.6.2 Sự phát ra các hài do thanh kéo
Sự phát ra các hài này cần được định mức để đảm bảo không có
nhiễu có thể xảy ra với hệ thống tín hiệu và những mạch tàu. Sự phát ra các hài
tần số tín hiệu bởi các truyền động thanh kéo và hệ thống điện có thể dẫn đường
cho báo hiệu sai hoặc dẫn đường cho nhiễu đến hệ thống nguồn và mạng viễn
thông. Hệ thống điều khiển thanh kéo và hệ thống điện được thiết kế là rất quan
trọng và cần thiết để giảm thiểu nhiễu hài từ đó đảm bảo cho hoạt động an toàn
của hệ thống tín hiệu, hệ thống nguồn điện.
2.2.6.3 Giảm hài dùng bộ điều biến độ rộng xung tối ưu
Bộ PWM tối ưu đạt được bởi việc xác định rõ một kiểu chuyển mạch
với cấu trúc cân đối 1/4 sóng và nó chỉ có những hài bậc lẻ ở nơi mà những hài
riêng có thể bị loại trừ một cách máy móc bởi sự lựa chọn những góc chuyển
mạch phù hợp.
Bộ PWM tối ưu dùng kỹ thuật vi xử lí để điều khiển tần số hoạt động, vì
vậy không có những hài không mong muốn có thể giao thoa với các mạch tín
hiệu.
Bộ PWM tối ưu sử dụng sự loại trừ hài được dùng để điều khiển những
hài dòng điện ở ngõ vào DC. Điều này không chắc chắn xảy ra đối với bất kì bộ
chuyển đổi truyền động thanh kéo nào mà không sử dụng bộ PWM. Bộ vi xử lí
và GTO quanh 8 điểm trung bình (mid-eighties) cho phép thực hiện toàn bộ tiến
trình.
Một công nghệ giảm nhiễu nữa được áp dụng để giảm các hài đó là xen kẽ
các bộ chuyển đổi. Không tăng tần số chuyển mạch hay điều chỉnh hệ thống
điều khiển, nó có thể hoạt động với hai hoặc nhiều hơn hai bộ chuyển đổi song
song và thường được gọi là kỹ thuật xen kẽ. Nguyên lí cơ bản của hoạt động này
là để điều khiển mỗi bộ chuyển đổi do đó những hài sinh ra ngược pha và triệt
tiêu lẫn nhau. Điều này đạt được bằng cách kết nối những hệ thống điều khiển
của các bộ chuyển đổi song song lại với nhau, bằng cách này thì sẽ đạt được sự
loại bỏ nhiễu hài tốt nhất.
2.2.6.4 Sự giám sát dòng nhiễu
Các bộ lọc thụ động của tàu thì không phù hợp với các đặc tính kỹ
thuật đối với sự tương thích điện từ của nguồn cung cấp, truyền động thanh rây,
hệ thống báo hiệu, hệ thống viễn thông. Trên lý thuyết, một bộ lọc có thể cho
một sự bảo vệ cần thiết, tuy nhiên giá thành, kích cở, trọng lượng và sự tổn thất
làm cho giải pháp này là không được kinh tế.
Interference Current Monitoring Units [ICMU] được yêu cầu để giám sát các
hài do kéo thanh rây. Chức năng của ICMU là đảm bảo không có sự nhiễu đối
với hệ thống báo hiệu. Hệ thống dựa trên vi xử lí có thể lựa chọn nếu như mức
hài có thể vượt mức mà được xác định rõ bởi kỹ sư báo hiệu đối với sự hoạt
động an toàn. Hoạt động của một bộ phận nếu như mức giám sát nằm trong sự
vượt qua mức so vơi mức mà kỹ sư báo hiệu đã qui định thì nó sẽ tắt hoạt động
của thiết bị kéo.Thật không may, hoạt động của ICMU có thể sai dẫn đến kết
quả là nhiễu do các tàu khác phát ra sẽ kết thúc hoạt động của thiết bị kéo.
ICMU phải là một thiết bị có độ tin cậy cao, nếu như là sai hỏng của nó thì nó
phải tắt thiết bị kéo mãi mãi.
Những ICMU đối với hoạt động toàn quốc của một tàu thì phải tương thích
với tất cả hệ thống hạ tầng và nghĩa là với nhiều tầng số.Việc thiết kế ICMU ổn
định đa tần nghĩa là độ tin cậy cao và miễn nhiễm đối vơi những sự xâm nhập
phiền toái là một thách thức với công nghệ. ICMU cũng phải tuân theo chỉ tiêu
khác gồm có RFI, dòng tạp thoại và những điều kiện lỗi của kết cấu hạ tầng.
KẾT LUẬN
Nhìn chung những kỹ thuật giảm nhiễu được sử dụng để đạt được EMC
có thể được kiểm soát để được áp dụng cho một số phạm vi đối với ngành
đường sắt trên một qui mô lớn. Sự hạn chế trong việc sử dụng những kỹ thuật
này là để điều khiển EMI trong ngành đường sắt và đạt được một mức EMC về
an toan trong ngành đướng sắt đối với bên ngoài.
Bởi vì những thuận lợi của hệ thống đẩy kéo 3 pha và điện áp của nó để
phát ra nhiễu và đây là một phạm vi mà sự khảo sát chuyên sâu cần phải được
thực hiện. Sử dụng các IGBT cho phép các bộ chuyển đổi PWM sử dụng những
tần số cao hơn và do đó điện áp phát ra RFI bị tăng lên.Chiến lược hoạt động
chung của các bộ PWM nên được đầu tư để tối ưu hóa trong việc giảm thiểu
nhiễu EMI/RFI.
Vấn đề EMC đối với hệ thống tàu là một chủ đề rất thú vị. Do thời gian có
hạn nên việc nghiên cứu còn chưa sâu, còn nhiều hạn chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. "Potential Electromagnetic Interference to radio system from railway",


by Tekonefal BSC, PhD
2. TS. Tăng Tấn Chiến, Tương thích điện từ, NXB giáo dục Việt Nam,2010

Você também pode gostar