Você está na página 1de 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM HỌC 2011


MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI C
Thời gian làm bài: 180 phút

I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7 điểm)


Câu 1: (2.5 đ)
Tại sao nói phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -
Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Câu 2: (1.5đ)
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ(6 – 3 – 1946) và Hiệp định
Giơnevơ (21 – 7 – 1954). Tại sao có sự khác nhau đó?
Câu 3: (3đ)
Tại sao ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Nét chính về
diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể hãy làm rõ chính sách đối ngoại của Mỹ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai.

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 NĂM 2011
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI C

I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7 điểm)


Câu 1: (2.5 đ)
Tại sao nói phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -
Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là
thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển tiếp
theo của cách mạng nước ta.

1
- Phong trào đã khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng. Phong trào
chứng tỏ đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, đáp ứng được nguyện
vọng cơ bản của quần chúng nhân dân đó là “”Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất
dân cày”.
- Phong trào đã xây dựng được trong thực tế khối liên minh công – nông.
Qua phong trào lần đầu tiên quần chúng đã sáng tạo ra một hình thức chính
quyền mới, một mô hình xã hội mới ở nước ta.
- Phong trào đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá: Bài học về vai trò
lãnh đạo của Đảng, bài học về thực hiện liên minh công- nông, bài học về sử
dụng bạo lực cách mạng, bài học về xây dựng chính quyền…
 Chính vì vậy,phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết
Nghệ - Tĩnh là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám năm
1945.
Câu 2: (1.5đ)
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ(6 – 3 – 1946) và Hiệp định
Giơnevơ (21 – 7 – 1954). Tại sao có sự khác nhau đó?
- Hiệp định Sơ bộ(6 – 3 – 1946) ,chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc
gia tự do nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp. Còn
Hiệp định Giơnevơ (21 – 7 – 1954) ,Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết
tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông
Dương.
- Vì: Trong lúc ký Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp
nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Còn trong
khi ký Hiệp định Giơnevơ ta đã dành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên
Phủ, quyết định sự thất bại của Thực dân Pháp ở Đông Dương.
->Chính vì hoàn cảnh lịch sử khác nhau (thế và lực giữa ta và Pháp trong từng
thời điểm có sự khác nhau) nên đã dẫn đến sự khác nhau đó
Câu 3: (3đ)
Tại sao ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Nét chính về diễn
biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

2
a. Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, vì:
- Từ cuối năm 1949 đầu năm 1950, cuộc kháng chiến có thêm những thuận
lợi…
- Pháp ngày càng khó khăn, được Mỹ giúp sức thông qua kế hoạch Rơve…
- Để tranh thủ những thuận lợi, khắc phục tình trạng bị bao vây, đẩy mạnh cuộc
kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới, ta chủ động mở chiến dịch Biên
giới nhằm mục đích:
+ Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch
+ Phá tan âm mưu của địch, khai thông biên giới Việt – Trung để mở đường
liên lạc quốc tế
+ Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
b.Nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu –
đông 1950.
- Sáng sớm 16 – 9 – 1950 quân ta nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê . Sau 2
ngày chiến đấu ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm này…Hệ thống phòng ngự
của địch trên đường số 4 bị cắt làm đôi
- Địch buộc phải rút khỏi Cao Bằng…
- Ta đoán được ý định của địch nên đã bố trí quân mai phục,chặn đánh địch
nhiều nơi trên đường số 4…Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp quân Pháp buộc phải
rút về Na Sầm(8- 10) và ngày 13 – 10 thì rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong
khi đó cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh
- Pháp hốt hoảng rút nốt những cứ điểm còn lại trên đường số 4. Ngày 22 – 10 –
1950 đường số 4 được giải phóng.
- Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đẩy mạnh hoạt động và phát triển
chiến tranh du kích ở nhiều nơi
- Ta tiêu diệt 8.000 tên địch, giải phóng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến
Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Phá thế bao vây
của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc

3
- Là thất bại lớn của địch. Địch bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động… quân
đội ta đã dành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ , mở ra
bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể hãy làm rõ chính sách đối ngoại của Mỹ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu
mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mỹ
tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. Vì vậy chính sách đối ngoại của Mỹ
xuyên suốt các thời kỳ là chính sách bành trướng, thực hiện mưu đồ làm bá chủ
toàn cầu
+ Năm 1947Mỹ gây ra chiến tranh lạnh để chống Liên Xô và các nước XHCN.
Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ đề ra kế hoạch Mác San nhằm lôi kéo các nước
tư bản trở thành đồng minh của Mỹ. Thành lập các liên minh quân sự và xây
dựng các căn cúa quân sự ở nhiều nơi…
+ Từ năm 1950 đến năm 1953 Mỹ gây chiến tranh xâm lược Triều Tiên
+ Từ năm 1954 đến năm 1975 Mỹ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam
+ Sau khi cách mạng Cu Ba thắng lợi, Mỹ không ngừng phá hoại công cuộc xây
dựng CNXH ở Cu Ba
+ Can thiệp vào khu vực Trung Đông…
- Tất cả những hành động đó của Mỹ đều nằm trong chiến lược toàn cầu phản
cách mạng. Chiến lược toàn cầu đó, Mỹ giành được một số kết quả (góp phần
làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu…) nhưng Mỹ bị thất bại bởi
thắng lợi của cách mạng Trung Quốc(1949), cách mạng Cu Ba(1959) cách mạnh
Việt Nam (1975)…

Você também pode gostar