Você está na página 1de 5

Siêu hạng về đánh lừa Alexa - 18/12/2007 11h:5

Sự vô lý trong việc xếp hạng các trang tin Việt Nam

Lợi dụng tâm lý chuộng đánh giá xếp hạng của Alexa, nhiều trang web tiếng Việt đã đua
nhau dùng mọi thủ đoạn để tăng chỉ số xếp hạng.

Thước đo “méo mó” vẫn dùng

Thứ hạng trang Web là tiêu chí thể hiện uy tín và độ hấp dẫn của trang web dựa trên số lượng
truy cập vào trang web đó. Hiện có khá nhiều công cụ đánh giá và xếp hạng trang Web như
Compete, ComScore, Hitwise, Nielsen//NetRatings, Netcraft, Ranking.com, Quantcast... Song ở
Việt Nam, Alexa gần như thước đo trang Web duy nhất được ưa chuộng.

Alexa là công cụ đánh giá thứ hạng trang Web miễn phí, dựa trên hai chỉ số chính là số trang
Web được người dùng xem (page view) và số lượng người truy cập trên trang Web đó (page
reach). Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nghi ngại về độ chính xác của công cụ này. Alexa chỉ tính toán
dựa trên các máy tính mà trình duyệt web có tích hợp thanh công cụ Alexa Toolbar (tiện ích giúp
người dùng lướt web). Trong khi đó chính Alexa thống kê chỉ có khoảng 10 triệu máy tính trên
khắp thế giới, ước tính khoảng 1% số người dùng Internet, là có sử dụng Alexa Toolbar. Với
trang Web tiếng Việt, tỷ lệ máy tính cài đặt Alexa Toolbar thậm chí có thể còn thấp hơn, bởi đơn
giản vì Amazon.com, công ty sở hữu Alexa chưa có kênh bán hàng trực tuyến tại Việt Nam và
hơn nữa còn từ chối các thanh toán xuất xứ từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, giới thạo tin học cho rằng cách thức đánh giá trang Web của Alexa rất dễ bị lợi
dụng, biến trang Web “vô danh tiểu tốt” nhanh chóng trở thành một trang Web có thứ hạng.
Nhưng có lẽ do thói quen và sự thiếu hiểu biết về Alexa nên công cụ xếp hạng trang web này vẫn
được hầu hết người sử dụng Internet tại Việt Nam coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá trang web.
Trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, rất nhiều công ty Việt Nam đã dùng Alexa là thước đo để
quyết định và tính toán chi phí quảng cáo.

Đua nhau “qua mặt” Alexa


Do những lợi ích từ việc có thứ hạng cao trên Alexa, rất nhiều chiêu thức đã được các web Việt
sử dụng để đẩy chỉ số Alexa tăng cao mà chưa hẳn là số lượng truy cập thật. Có cung ắt có cầu.
Chỉ cần gõ từ khoá “tăng rank Alexa” trên trang tìm kiếm Google, một danh sách hàng ngàn
phần mềm và địa chỉ cung cấp dịch vụ kích chỉ số Alexa đã hiện ngay trước mắt người xem, một
số công cụ hiệu quả nhất được kể tên như là AlexaBooster, FakeZilla hay Traffic Maximizer. Có
lẽ, việc tăng chỉ số Alexa khá dễ dàng, nên nhiều “nhà cung cấp” dịch vụ này đã mạnh miệng
cam kết “hoàn lại 100% phí dịch vụ nếu không đạt thứ hạng theo yêu cầu của khách hàng” hoặc
“cam kết tăng 10 ngàn lượt truy cập mỗi ngày”.

Ông Trần Hùng Cường, chuyên gia về mạng cho rằng có nhiều cách để tăng lượng truy cập ảo.
Cách phổ biến là cài đặt Alexa Toolbar và đặt trang chủ cho tất cả các máy tính của công ty
mình, hay cố gắng lôi kéo nhiều trang web link tới trang chủ của công ty mình để cải thiện thứ
hạng. Cũng có trang web tăng truy cập bằng cách sử dụng hoặc thuê mạng botnet (mạng máy
tính bị chiếm quyền điều khiển) để tự tấn công từ chối dịch vụ vào trang web của mình. Theo
ông Cường thì cách này rất hiệu quả, có thể tăng thứ hạng nhanh mà khó bị Alexa phát hiện vì
các truy cập được huy động từ nhiều máy tính, hay cụ thể hơn là từ nhiều địa chỉ IP khác nhau.

Tinh vi hơn một chút thì dùng thủ thuật tạo ra các trang web con (gọi là iFrame) có kích thước
cực nhỏ nhúng bên trong trang web chính. Cách làm này tương tự bạn đặt hệ thống đếm người
tại mọi cửa ra vào trong nhà nhưng bản thân hệ thống đếm đó lại không biết nhận dạng người
vào phòng, như vậy chỉ với khoảng 10 người vào nhà, hệ thống có thể đưa ra con số thống kê lên
tới 1.000 người đã bước vào nhà! Đó là chưa kể các đoạn mã nguồn có thể tái khởi động lại các
IP truy cập, không khác gì những người bước vào nhà qua cửa sau và lại vào nhà một lần nữa.

Cũng theo ông Cường, một phương pháp nữa đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam là
dồn lưu lượng, có thể hiểu nôm na là đưa tất cả truy cập của nhiều trang web vào chung một
trang web để đẩy xếp hạng của trang web đó lên. Bằng cách này, nhiều trang web Việt Nam mới
ra mắt gần đây đã xuất hiện trong top 100 của Việt Nam, thậm chí có trang web Việt chỉ sau thời
gian 5 tháng xuất hiện đã nằm trong top 200 trang web hàng đầu thế giới (!).

Phân tích chỉ số truy cập Alexa ở một số trang web hàng đầu ở Việt Nam, không khó tìm ra
những trò “qua mặt” Alexa quá lố (như ảnh trên). Những “ngón nghề” này thể hiện cách thức
làm ăn chộp giật, tăng thứ hạng (rank) thật mạnh rồi đi lừa những khách hàng thiếu hiểu biết
rằng “Alexa là chỉ số quốc tế về đánh giá trang web, tôi đang đứng top 100!, hãy trả tiền quảng
cáo cho tôi”. Nhưng sớm muộn gì người dùng cũng sẽ hiểu Alexa chưa hẳn là chính xác.

Sự vô lý trong việc xếp hạng các trang tin Việt Nam


Tại sao Việt Nam chỉ có hơn 17 triệu người dùng Internet, số người Việt
- 14/12/2007 10h:41
chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với dân số toàn cầu, nhưng lại có những trang Web Việt chễm chệ
trong top website hàng đầu thế giới?

Theo thống kê của trang Web xếp hạng Alexa, hiện có khoảng chục trang Web tiếng Việt Nam
đang nằm trong top 100 trang Web được nhiều người truy cập nhất tại Hàn Quốc (Alexa có thống
kê theo quốc gia). Trong số đó, có khoảng một nửa là các báo điện tử hoặc trang Web tin tức và
một nửa là các trang Web sex tiếng Việt. Cụ thể, thống kê vào đầu tháng 12/2007, thì báo điện tử
Dân trí đứng thứ 9, vượt trên cả trang tìm kiếm Google của Hàn Quốc, tiếp đến là Vnexpress
(23); trang tin điện tử VTCNews (67) hay báo điện tử Vietnamnet (70). Cũng cần nói thêm rằng
ở Việt Nam đang khá "nghiện" Alexa, tức coi Alexa là công cụ phổ biến để đánh giá thứ hạng
website.

Tại sao các trang Web của Việt Nam lại leo lên nằm trong top các trang Web nhiều người truy
cập nhất của Hàn Quốc?

Theo một chuyên gia của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thì có hai khả năng tác
động đến lượng người truy cập xuất phát ở Hàn Quốc vào các trang Web tiếng Việt. Những
người Việt Nam (lưu học sinh hoặc cô dâu Việt ở Hàn Quốc) ở Hàn Quốc truy cập vào các trang
Web tin tức của Việt Nam. Khả năng thứ hai là một số người dùng Internet ở Việt Nam đã dùng
proxy tìm cách "đi vòng" qua Hàn Quốc để kết nối vào các trang Web sex tiếng Việt đã bị các
nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước chặn không cho truy cập vào. Khi kết nối vào các trang
Web báo điện tử, những người này vẫn dùng proxy Hàn Quốc để truy cập Internet.

Xếp hạng DanTri gấp đôi cổng web Hàn Quốc Naver.com
Tuy nhiên, đại diện của VDC nhận định cả hai khả năng trên là khó xảy ra, vì người Việt Nam ở
Hàn Quốc không nhiều. Theo thống kê, hiện có 15-17 ngàn phụ nữ Việt Nam đang sống trong
các gia đình ở Hàn Quốc và khoảng vài ngàn lưu học sinh. Hơn nữa, việc dùng proxy để đi vòng
truy cập Internet chủ yếu là giới thạo tin học, mà đối tượng này cũng không nhiều.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2006,
Hàn Quốc có 34,1 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 66,5% dân số. Trong đó, có
khoảng 14 triệu người dùng Internet băng thông rộng (tính đến tháng 3/2007). Còn ở Việt Nam,
thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đến hết tháng 10/2007, cả nước có 17,8
triệu người dùng Internet, tức khoảng 21,24% dân số.
Như vậy, so về số lượng người dùng Internet, vào tháng Cách tính của Alexa: Chỉ mang tính
10/2007, Việt Nam chỉ bằng 52,38% so với Hàn Quốc tham khảo
cách đó 10 tháng.
Chỉ số Alexa đánh giá trang web dựa
Cứ giả sử rằng trình độ sử dụng, mức độ sử dụng trên hai chỉ số là số trang web được
Internet của Việt Nam bằng Hàn Quốc (điều này khó xảy người dùng xem (page view) và số
ra vì mức độ phổ cập Internet và mức sống của người lượng người truy cập trên trang Web
Hàn Quốc cao hơn) và coi như Alexa hoạt động đáng tin đó (page reach). Hai chỉ số này được
cậy với tỷ lệ cài Alexa Toolbar ở Việt Nam và Hàn Quốc Alexa “đếm” hàng ngày và tính giá trị
là như nhau, thì quy mô người dùng của Việt Nam phải trung bình trong 3 tháng gần nhất để
bằng khoảng một nửa Hàn Quốc thì mới hợp lý. cho ra chỉ số Alexa. Tuy nhiên, Alexa
chỉ tính toán dựa vào các máy tính có
Nhưng ngạc nhiên là, so sánh biểu đồ chỉ số Alexa, trang cài đặt thanh công cụ Alexa Toolbar
web Dân trí lại có nhiều người truy cập gấp hai lần cổng (tiện ích giúp người dùng lướt web).
thông tin tổng hợp Naver, gấp 8 lần mạng xã hội Theo một thống kê gần đây của
Cyworld. Còn VnExpress cũng lớn gấp nhiều lần những Alexa, chỉ có khoảng 10 triệu máy
trang web hàng đầu Hàn Quốc về lượng người truy cập. tính trên khắp thế giới có cài đặt công
cụ Alexa Toolbar, tức là chỉ có
Có thể là do các trang web Việt Nam dùng mánh khóe khoảng 1% số người dùng Internet có
tăng chỉ số để “qua mặt” Alexa hoặc thuê những công ty sử dụng Alexa Toolbar. Vì vậy, Alexa
chuyên làm dịch vụ tăng chỉ số Alexa. chỉ được coi là chỉ số tham khảo khi
Naver hiện là cổng thông tin nhiều người truy cập nhất ở đánh giá về mức độ hấp dẫn của trang
Hàn Quốc, nhưng chỉ đứng thứ 315 thế giới. Trong khi web.
đó, những trang web tin tức điện tử thuần túy của Việt
Nam như Vnexpress lại đang chễm trệ trong top 100.

Đó là điều bất hợp lý, đại diện VDC khẳng định. Nguyên nhân theo đại diện VDC có thể là do
các trang web Việt Nam dùng mánh khóe tăng chỉ số để “qua mặt” Alexa hoặc thuê những công
ty chuyên làm dịch vụ tăng chỉ số Alexa.

Một chuyên gia giấu tên cho biết, việc đánh lừa Alexa không khó, chỉ cần thay đổi IP, thay đổi
gateway, proxy liên tục là đã có thể tăng chỉ số. Hiện nay, trên mạng xuất hiện nhan nhản các
trang web làm dịch vụ “tăng truy cập giá rẻ”. Các trang web này đã áp dụng thủ thuật “đá vòng”.
Ví dụ, khi truy cập trang web A, thì trong trang web A lại có những thành phần được tải từ trang
web B, C, D, như vậy khi một máy tính truy cập vào trang web A thì đồng thời Alexa tưởng luôn
là nó vào B, C D. Nếu cao cấp hơn nữa thì có thể có những giàn máy chuyên truy cập vào các
trang web của khách hàng nhằm tăng chỉ số Alexa.

Một chuyên gia khẳng định việc các trang web Việt nằm trong 100 hoặc 200 của thế giới thực sự
chỉ là kết quả của cuộc đua giữa các trang web nhằm tăng lượng truy cập ảo với mục đích tăng
giá quảng cáo hoặc thỏa mãn tính tự mãn của chủ trang web mà thôi.

Você também pode gostar