Você está na página 1de 15

6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 1: Trung Quốc ngỏ lời 'đi đêm' với Pháp | Thời sự | Thanh Niên

60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 1: Trung Quốc ngỏ lời 'đi đêm' với Pháp
09:00 ­ 14/07/2014  13

Nhân kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Genève về Đông Dương (21.7.1954 ­ 21.7.2014), Báo Thanh Niên xin giới thiệu với bạn đọc những hồi ức của luật gia Hoàng Nguyên (1924 ­ 2007), người trực tiếp tham gia Hội nghị Genève với tư cách
thư ký phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tòa soạn chân thành cám ơn gia đình ông Hoàng Nguyên đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu.

>> Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa: Trung Quốc cần tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc 
>> Học giả Trung Quốc quyết liệt chỉ trích 'đường lưỡi bò
>> Mưu đồ xâm lấn đội lốt khảo cổ

Từ trái qua: Trần Công Tường, Hoàng Văn Hoan, Tạ Quang Bửu, Phạm Văn Đồng, Phan Anh ­ Ảnh:Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève (1954)

Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc ngày 8.5.1954, bế mạc ngày 21.7.1954 được chia làm 3 thời kỳ đàm phán. Thời kỳ thứ nhất, từ ngày 8.5.1954 tới ngày 19.6.1954. Thời kỳ thứ hai, từ ngày 20.6.1954 tới ngày 10.7.1954: coi như hội nghị tạm nghỉ. Các trưởng
đoàn về nước báo cáo, chỉ có các cuộc họp hẹp và các đoàn quân sự họp với nhau. Thời kỳ thứ ba, từ ngày 11.7.1954 đến khi kết thúc hội nghị.

Đoàn Liên Xô do Viacheslav Molotov, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn. Đoàn Trung Quốc do Chu Ân Lai, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn. Đoàn Mỹ do Ngoại trưởng
Luật gia Hoàng Nguyên
Dulles làm trưởng đoàn nhưng chỉ dự phần Triều Tiên, còn phần Đông Dương giao lại cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bedell Smith tham dự. Đoàn Anh do Ngoại trưởng Anthony Eden lãnh đạo. Đoàn Pháp, giai đoạn đầu là Ngoại trưởng Georges
Bidault; giai đoạn sau là Pierre Mendès France ­ Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng lãnh đạo. Đoàn quốc gia Việt Nam do Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định, sau đó Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ sang thay. Đoàn Hoàng gia Lào do Phủi Sananikone làm
Ngoại trưởng lãnh đạo. Đoàn Hoàng gia Campuchia do Ngoại trưởng Nhiêk Tiêu Long rồi Ngoại trưởng Tep Phan lãnh đạo. Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn.

Ngoài Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn có 4 cố vấn, bao gồm: Hoàng Văn Hoan ­ Đại sứ tại Bắc Kinh, cố vấn và là người phát ngôn của đoàn, chủ trì các cuộc họp báo; Tạ Quang Bửu ­ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cố vấn về
quân sự kiêm Trưởng bộ phận quân sự; Phan Anh ­ Bộ trưởng Bộ Công thương, cố vấn về luật pháp; Trần Công Tường ­ Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cố vấn giúp đoàn dịch và duyệt các văn bản bằng tiếng Pháp.

Trong thời kỳ thứ nhất hội nghị, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Đông Dương, tranh luận về các vấn đề lớn có liên quan tới mục tiêu của hội nghị và còn có quan điểm khác nhau, như bàn chung hay bàn riêng các vấn đề quân sự và vấn
đề chính trị, bàn chung hay bàn riêng vấn đề Việt Nam và các vấn đề Lào và Campuchia.

Tại phiên họp đầu tiên, đại biểu Pháp trình bày lập trường của Pháp: tập kết quân đội hai bên vào vùng quy định; giải giáp lực lượng dân quân du kích; trao trả tù quân sự và dân sự; kiểm soát quốc tế; đình chỉ chiến sự. Về Lào và Campuchia, họ nêu: rút tất cả các lực
lượng Việt Nam; giải giáp các lực lượng dân quân du kích; trao trả tù quân sự và dân sự; kiểm soát quốc tế. Bidault tuyên bố thêm: “Nếu sự có mặt trong hội nghị này của một bên đã tổ chức các lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia Việt Nam đã được chấp nhận như
một sự cần thiết để đi tới một sự thỏa thuận ngừng chiến sự, thì sự có mặt đó không thể được giải thích là bao hàm một sự công nhận có tính chất nào đó”.

Phạm Văn Đồng đứng ngay lên, yêu cầu để đại diện hai chính phủ kháng chiến Pathét Lào và Khơ me Issarak được tham dự hội nghị, vì họ đang kiểm soát những vùng rộng lớn trong mỗi nước và thiết lập các chính quyền dân chủ. Đại biểu Mỹ Bedell Smith và Bidault
kiên quyết bác bỏ. Chủ tịch hội nghị Eden (Anh) tuyên bố nghỉ họp và gác vấn đề lại.

Ngày 16.5.1954, một viên chức Trung Quốc của Văn phòng Lao công quốc tế là Hu Tsiao Fong, đã từng làm việc cho chính phủ Đài Loan, nhưng có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh, đến liên hệ trực tiếp với người Pháp, để cho biết ý của đoàn đại biểu Trung Quốc rồi đây
muốn có quan hệ càng sớm càng tốt với đoàn đại biểu Pháp. Nếu đoàn Pháp đồng ý cử một viên chức ngoại giao làm việc thì đoàn Trung Quốc cũng chỉ định một viên chức có cấp bậc tương đương để đáp lại. Nhưng các cuộc nói chuyện giữa hai bên cần giữ bí mật triệt
để. Theo Hu Tsiao Fong, đoàn đại biểu Trung Quốc muốn các cuộc nói chuyện này không chỉ giới hạn vào vấn đề Đông Dương, mà cả toàn bộ vấn đề quan hệ Đông ­ Tây, ví dụ, việc Pháp có thể góp phần làm cho chính phủ Mỹ thay đổi thái độ về việc Trung Quốc gia
nhập Liên Hiệp Quốc mà Bắc Kinh rất quan tâm.

Các cuộc gặp gỡ Trung ­ Pháp sẽ bắt đầu từ ngày 16.5, giữa một bên là Vương Bính Nam, Tổng thư ký của đoàn đại biểu Trung Quốc, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao, và một bên là Jean Paul Boncour, trước đây là đại diện Pháp tại Trung Quốc và Thái Lan, nay là thành viên
đoàn Pháp (kiêm chức Tổng thư ký Hội nghị Genève) và Guillermaz, trước là Tùy viên quân sự Pháp tại Nam Kinh và Bangkok, nói thạo tiếng Trung Quốc và rất quen Vương Bính Nam. Ngoài các vấn đề thuần túy về Đông Dương, Vương Bính Nam còn đề cập đến các
vấn đề tiếp xúc của nước CHND Trung Hoa với các nước mà Trung Quốc chưa có quan hệ, như Anh ­ Pháp, có lẽ sẽ là những cuộc tiếp xúc có tầm quan trọng lớn đối với Trung Quốc (đặc biệt là về quan hệ mậu dịch).

Các cuộc đàm phán ngày một nhiều giữa Trung Quốc và Pháp, tổng cộng có tới 5 cuộc từ ngày 30.5 tới ngày 7.6, kể cả giữa Chu Ân Lai và Bidault, hoặc giữa Vương Bính Nam và Chauvel, Đại sứ Pháp ở Thụy Sĩ. Trong các cuộc hội đàm này, điều đặc biệt là Chu Ân Lai
tránh đi vào những vấn đề thuộc về quyền lợi của Trung Quốc như nhờ Paris vận động cho Trung Quốc vào Liên Hiệp Quốc hay cả việc lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Paris. Chu Ân Lai chỉ đi vào việc giải quyết vấn đề Đông Dương, bao gồm cả việc loại trừ sự
đe dọa của Mỹ tại ba nước Đông Dương.

Sau 4 phiên họp công khai, Chủ tịch hội nghị A.Eden đề nghị họp hẹp. Phe ta tán thành, và Molotov đề nghị vấn đề quân sự và chính trị và vấn đề ba nước sẽ bàn song song. Anh, Pháp đồng ý, Mỹ đành phải chịu. Trong cuộc họp hẹp ngày 19.5, Pháp than phiền Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa chỉ thả các thương binh quốc tịch Pháp. Sau một đợt tranh luận giữa Molotov, Smith, Bidault, Phạm Văn Đồng và Nguyễn Quốc Định, Chu Ân Lai lại nói: “Mọi sự cản trở bất kể từ nguồn gốc nào đều đáng lên án”. Pháp hài lòng vì thấy Trung Quốc có
thái độ xây dựng. Ngày 19.5, Hà Văn Lâu (thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đồng ý giải quyết vấn đề thương binh mà không phân biệt quốc tịch.

Giữa lúc đó, ngày 12.6.1954, quốc hội Pháp đánh đổ chính phủ Laniel ­ Bidault. Một tuần sau, ngày 19.6, chính phủ Mendès France lên cầm quyền ở Pháp. 
https://m.thanhnien.vn/thoi­su/60­nam­hiep­dinh­geneve­1954­2014­ky­1­trung­quoc­ngo­loi­di­dem­voi­phap­262152.html 1/2
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 2: Lịch sử thế giới đứng lại 2 giờ 45 phút | Thời sự | Thanh Niên

60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 2: Lịch sử thế giới đứng lại 2 giờ 45 phút
09:00 ­ 15/07/2014  0

Thứ ba, 20.7 là một ngày vui cho Hội nghị Genève vì giới thạo tin nhận được những tin tức lạc quan. 17 giờ 10, tại biệt thự Rocage ­ nơi làm việc của phái đoàn Pháp, các nhân viên ôm nhau vui mừng vì nghe tin lúc 21 giờ tối nay sẽ ký kết hiệp
định.

Quang cảnh Hội nghị Genève ­ Ảnh: TL

Mọi người đang hân hoan bỗng thất vọng khi nghe tin “Có một trưởng đoàn tuyên bố dứt khoát không ký vào hiệp định”. Điều này có nghĩa là Hội nghị Genève có nguy cơ thất bại vào giờ chót.

Người có uy lực làm sục sôi dư luận thế giới vào phút chót bằng tuyên bố “tôi không ký” đó là ai? Theo tường thuật của báo chí “đó là người đàn ông nhỏ thó, nước da ngăm đen”: Ngoại trưởng ­ trưởng phái đoàn Campuchia Tep Phan. Trong suốt thời gian hội nghị, ông
Tep Phan ít được dư luận để ý, mặc dù ông cũng có mặt trong vài cuộc đàm phán lẻ tẻ. Nhưng bây giờ ông đã trở nên “ngôi sao” khi dư luận lúc ấy không ngớt nhắc đến tên ông…

23 giờ 45 ngày 20.7.1954, chỉ còn 15 phút nữa là kết thúc hội nghị nhưng tam cường Liên Xô, Anh và Pháp vẫn chưa thuyết phục được đại diện  Campuchia ký vào bản hiệp định. Kim đồng hồ nhích từng chút một và rồi hai cây kim chập vào nhau. Chỉ một giây nữa sẽ
bước qua ngày 21.7. Trên mặt Thủ tướng Pháp Mendès France lộ đầy vẻ âu sầu lo lắng…

Nhưng, trong cái khó, bỗng dưng có một ngoại trưởng nào có sáng kiến thuộc loại “làm lịch sử thế giới đứng lại”. Đó là tất cả đồng hồ trong phòng họp đều ngưng lại. Hai cây kim ngắn và dài đều chập lại ở con số XII và đứng “nghiêm” như thế đến 2 giờ 45 sáng 21.7 khi 
hiệp định đình chỉ chiến sự tại VN và Lào được ký kết (riêng hiệp định đình chiến tại Campuchia được ký kết vào lúc 11 giờ ngày 21.7).

Khi hiệp định vừa ký xong thì đồng hồ mới được chạy trở lại và thời gian được ghi ở cuối các hiệp định là: “Ký lúc 24 giờ ngày 20.7.1954” để giúp cho ông Mendès France giữ được chiếc ghế thủ tướng và thể diện với Quốc hội Pháp.

Ba ngày sau Hội nghị Genève bế mạc, Thủ tướng Mendès France  ra trước Quốc hội Pháp yêu cầu phê chuẩn hiệp định ngưng bắn ở Đông Dương vừa ký kết giữa Pháp và VNDCCH hôm 20.7.1954 giữa Thứ trưởng Quốc phòng VNDCCH Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng
tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và thiếu tướng Pháp Deiteil, thay mặt Tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp Pháp tại Đông Dương. Cuộc thảo luận không gay go và được biểu quyết thật nhanh: 471 phiếu chấp thuận Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương, 14 phiếu
phản đối.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VNDCCH Tạ Quang Bửu (phải) ký hiệp định

Tại sao có sự gần như là thống nhất cao như vậy trong Quốc hội Pháp? Bởi vì các dân biểu đã thấy trước một viễn cảnh hết sức khó khăn và “viển vông” khi theo đuổi cuộc chiến ở Việt Nam. Các dân biểu, ít nhiều đã nắm được con số thống kê hết sức “đắng lòng”: Về
tổn thất nhân mạng, tin chính thức của Pháp cho biết, trong gần 9 năm chiến tranh Đông Dương, quân đội Pháp có 92.000 người tử trận, chia ra: 19.000 binh sĩ người Pháp chính gốc; 30.000 lính lê dương và người Phi châu và 43.000 người bản xứ, đa số là lính khố
xanh, khố đỏ VN. Số quân nhân bị thương của quân đội Pháp tính chung 144.000. Tù binh: 28.000. Theo một tài liệu khác ­ vẫn của Pháp ­ trong số tử trận của quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương từ 24.9.1945 (ngày mở đầu Nam bộ kháng chiến) đến 1.6.1954,
có 2.005 sĩ quan; 41.070 hạ sĩ quan và binh sĩ người Pháp, lê dương và Phi châu; 96.297 lính người Việt,  Campuchia, Lào (kể luôn những người mất tích trong số này cũng có nhiều lính đào ngũ trở về nguyên quán). Chi tiết hơn, trong chiến tranh Việt ­ Pháp ­ cũng gọi
là chiến tranh Đông Dương ­ có 2 trận thảm bại lớn của Pháp với số binh sĩ thương vong nặng nề:

1. Trận Cao Bằng ­ Thất Khê  tháng 9 và 10.1950: Pháp thiệt mạng 75 sĩ quan, 292 hạ sĩ và 2.949 lính (theo báo cáo của Thủ tướng Réné Pleven trước Quốc hội Pháp ngày 23.10.1950).

2. Trận Điện Biên Phủ  từ tháng 3 đến tháng 5.1954: Quân đội Pháp chết và bị thương hơn 4.000, bị bắt sống 8.000 (theo tướng Tổng tư lệnh Henri Navarre tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 8.5.1954).

Về tài chính, trong 9 năm chiến tranh, Pháp đã tốn 3.000 tỉ franc (3.000.000.000.000 franc cũ) trong tổng số này, riêng ngân sách Pháp gánh chịu 2.385,1 tỉ, Mỹ tài trợ 614,9 tỉ USD.

Như vậy, việc rút chân ra khỏi Việt Nam là điều kiện tiên quyết để Pháp giữ được danh dự của mình như theo lời của tướng De Gaule: “Thua một trận Điện Biên Phủ chưa phải bại trận trong chiến tranh Đông Dương. Nhưng, yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo là tiên kiến”.
Mendès France là một Thủ tướng Pháp đã thấy xa và thấy trước, ông không muốn để cho đạo quân viễn chinh Pháp cũng như danh dự của một cường quốc hoàn toàn tan rã và sụp đổ tại Đông Dương, đúng hơn là tại Việt Nam. Đó là lý do khiến Pháp phải ký Hiệp định
Genève 1954 về Đông Dương.
https://m.thanhnien.vn/thoi­su/60­nam­hiep­dinh­geneve­1954­2014­ky­2­lich­su­the­gioi­dung­lai­2­gio­45­phut­262336.html 1/2
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 3: Gặp người còn sống cuối cùng của phái đoàn tham dự hội nghị Genève | Thời sự | Thanh Niên

60 năm Hiệp định Genève (1954 - 2014) - Kỳ 3: Gặp người


còn sống cuối cùng của phái đoàn tham dự hội nghị Genève
02:25 - 16/07/2014 -  0

Đại tá Hà Văn Lâu là một trong những thành viên cuối cùng còn sống của phái đoàn VNDCCH tham dự hội nghị Genève 1954. Năm nay 97
tuổi, ông vẫn khá minh mẫn khi nhớ lại sự kiện lịch sử hơn nửa thế kỷ trước.

https://thanhnien.vn/print.html 1/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 3: Gặp người còn sống cuối cùng của phái đoàn tham dự hội nghị Genève | Thời sự | Thanh Niên

(https://image.thanhnien.vn/1600/uploaded/2014/pictures201407/ngoc_thanh/1/havanlau.jpg)

Đại tá Hà Văn Lâu (thứ 2 từ phải qua) tại Genève (1954) - Ảnh: Tư liệu

* Xin ông cho biết, ông tham gia hội nghị Genève như thế nào?

- Ông Hà Văn Lâu: Tôi được cử làm Cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ
Tổng tham mưu từ tháng 3.1951. Đến tháng 3.1954, lúc tôi đang
chuẩn bị trận Điện Biên Phủ thì Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng có
lệnh điều động tôi ở lại, chuẩn bị tham gia đoàn Chính phủ ta đi dự
hội nghị Genève về Đông Dương với danh nghĩa chuyên viên quân
sự. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ mới, tôi thu thập tài liệu về VN, các
loại hồ sơ kể cả tình hình chiến sự đến lúc đó để phục vụ cho

https://thanhnien.vn/print.html 2/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 3: Gặp người còn sống cuối cùng của phái đoàn tham dự hội nghị Genève | Thời sự | Thanh Niên

nghiên cứu của đoàn. Lúc đó đoàn ta chưa có phương án cụ thể để


đấu tranh trong hội nghị, trừ những đường lối chủ trương về nguyên
tắc.

Nhận lời mời của Trung


Nhà ngoại giao Hà Văn Lâu sinh năm
Quốc, đoàn ta do Phó thủ
1918 tại Huế. Ông là Chỉ huy trưởng
tướng kiêm Bộ trưởng Bộ
mặt trận Huế, Chỉ huy trưởng mặt
Ngoại giao Phạm Văn Đồng trận Bình Trị Thiên, Cục trưởng Cục
dẫn đầu đi Genève bằng tàu Tác chiến, đại tá trưởng phái đoàn sĩ
hỏa, qua Bắc Kinh và Mạc Tư quan liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh. Trên

Khoa (Moscow) từ tháng mặt trận ngoại giao, đại tá Hà Văn


 
Lâu được cử làm Phó trưởng đoàn
3.1954, đến cuối tháng
ngoại giao VN tại Hội nghị Paris
4.1954 mới đến Genève. Khi (1968 - 1969), Đại sứ VN tại Cuba
ở Mạc Tư Khoa, có trung (1975 - 1978), Đại sứ VN tại Liên
tướng Federenko (Liên Xô) Hiệp Quốc (1979 - 1982), Thứ trưởng
hỏi tôi sông Bến Hải ở đâu. Bộ Ngoại giao (1982 - 1984), Đại sứ
VN tại Pháp (1984 - 1988)...
Điều đó làm cho ta hiểu là
Liên Xô cũng như Trung
Quốc có nghiên cứu về giải pháp cho hội nghị Genève trước khi tiến
hành, nhất là về vấn đề tập kết chuyển quân của hai bên.

Chỉ một ngày trước khi hội nghị khai mạc về vấn đề VN, đoàn ta mới
có lời mời chính thức tham gia hội nghị vào chiều 8.5.1954. Là
chuyên viên quân sự của đoàn, tôi và đồng chí Tạ Quang Bửu - Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng, đã nghiên cứu các phương án quân sự của
hội nghị, đó là việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngừng bắn,
chuyển quân, Pháp rút quân khỏi ba nước Đông Dương... Lúc này tôi
rất lo vì ta cũng chưa có nhiều tin tức.
https://thanhnien.vn/print.html 3/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 3: Gặp người còn sống cuối cùng của phái đoàn tham dự hội nghị Genève | Thời sự | Thanh Niên

* Phái đoàn VN ở Thụy Sĩ đã nhận được tin chiến thắng Điện Biên
Phủ từ kênh nào? Không khí lúc đó ra sao?

- Vào đêm 7.5.1954, đoàn ta nghe tin đài phương Tây về chiến thắng
Điện Biên Phủ trước khi nhận được tin từ trong nước. Không thể
diễn tả được hết sự vui mừng của đoàn. Trưởng đoàn Phạm Văn
Đồng ôm hôn mọi người. Đoàn đã thức trắng đêm để chuẩn bị thêm
về kế hoạch cuộc họp ngày mai. Đồng chí Phạm Văn Đồng phải
chữa lại bài phát biểu và dặn dò đoàn phải có thái độ khiêm tốn. Ở
bên ngoài ngôi nhà đoàn ở, nhiều phóng viên báo chí phương Tây
yêu cầu gặp đoàn để phỏng vấn nhưng đoàn ta hẹn họ sẽ gặp ngày
mai trước hội nghị.

* Ở Genève, vấn đề quan trọng nhất về quân sự mà các bên đàm


phán là gì?

- Khi đàm phán về quân sự, đồng chí Tạ Quang Bửu và tôi đã gặp
riêng nhiều lần với đoàn quân sự của Pháp gồm thiếu tướng Delteil
và đại tá Brebisson. Vấn đề quan trọng nhất là vĩ tuyến chia cắt đất
nước cho quân đội hai bên tập kết. Chúng ta kiên trì với đối phương
đòi vĩ tuyến càng về phía nam càng tốt. Lúc đầu ta đòi vĩ tuyến 13
ngang Quy Nhơn vì ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là
vùng tự do của Liên khu 5, trừ thành phố Đà Nẵng. Pháp đòi vĩ tuyến
18 tức sông Gianh trên Đồng Hới. Đến ngày 10.7, đồng chí Phạm
Văn Đồng đưa ra với Mendès France vĩ tuyến 16, nhưng Pháp vẫn
khăng khăng đòi vĩ tuyến 18. Mãi đến ngày 19.7, một ngày trước khi

https://thanhnien.vn/print.html 4/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 3: Gặp người còn sống cuối cùng của phái đoàn tham dự hội nghị Genève | Thời sự | Thanh Niên

hội nghị kết thúc, ba đoàn Liên Xô, Trung Quốc và VN nhất trí vĩ
tuyến 16, nhưng đối phương vẫn đòi vĩ tuyến 18. Cuối cùng hội nghị
thống nhất vĩ tuyến 17, tức sông Bến Hải phía bắc tỉnh Quảng Trị.

* Đoàn VNDCCH vấp phải những khó khăn gì trước khi đi đến ký kết
hiệp định Genève?

- Khó khăn có nhiều: nắm tình hình chủ trương của đối phương, ta
phải nhờ cậy đến hai bạn Liên Xô và Trung Quốc. Không đủ người
để tiếp xúc bạn bè quốc tế đến gặp đoàn ta để ủng hộ. Khó nhất là
quan hệ thông tin với lãnh đạo trong nước, vì ta không có phương
tiện, phải nhờ đoàn Trung Quốc dịch điện và gửi đi.

Ta tham gia hội nghị này không được độc lập tự chủ như hội nghị
Paris sau này. Ta dựa nhiều vào tin tức của Liên Xô và Trung Quốc.
Thậm chí với Pháp là đối tượng chính mà chỉ đến gần 2 tháng sau,
đồng chí Phạm Văn Đồng mới gặp Mendès France, sau khi chính
phủ Laniel - Bidault bị lật đổ. Đường lối của Liên Xô và Trung Quốc
là nhất định phải lập lại hòa bình. Vấn đề tạm chia đôi đất nước là
để tách quân đội hai bên tránh xung đột trở lại. Ta không còn cách
nào khác đành phải chịu.

Kiều Mai Sơn (thực hiện)

>> 60 năm Hiệp định Genève (1954 - 2014) - Kỳ 2: Lịch sử thế giới
đứng lại 2 giờ 45 phút (/pages/20140715/60-nam-hiep-dinh-
geneve-1954-2014-ky-2-lich-su-the-gioi-dung-lai-2-gio-45-
phut.aspx)
>> 60 năm Hiệp định Genève (1954 - 2014) - Kỳ 1: Trung Quốc ngỏ

https://thanhnien.vn/print.html 5/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 4: Dòng sông lịch sử | Thời sự | Thanh Niên

60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 4: Dòng sông lịch sử
03:00 ­ 17/07/2014  1

Đêm 20.7.1954, định mệnh của lịch sử đã gọi tên dòng sông Bến Hải. Con sông chỉ dài 100 km, còn có tên là sông Minh Lương hay Rào Thanh bắt nguồn từ đỉnh Động Châu của dãy Trường Sơn băng qua những cánh rừng đại ngàn đến cầu
đường sắt Tiên An thì đi giữa đồng bằng của hai huyện Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị) rồi đổ ra biển tại Cửa Tùng.

Cầu Hiền Lương, ảnh chụp năm 1965 ­ Ảnh: Tư liệu

Dòng sông chảy qua những địa danh nổi tiếng như nhà dòng Phước Sơn mà ở đó có cả một thư viện đồ sộ gắn liền với tên tuổi nhà truyền giáo Cadière, ông cũng là nhà ngôn ngữ học có nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Việt, qua nhà thờ Di Loan cổ kính và bãi tắm
Cửa Tùng nơi nghỉ của Bảo Đại được xem là bà hoàng của các bãi biển, qua những hàng dừa xanh ở thôn Tùng Luật và cánh rừng đước ở Di Loan mà sau này người dân Vĩnh Linh xem đó là hình ảnh của miền Nam nằm trong lòng miền Bắc (trừ bãi tắm Cửa Tùng còn
lại các địa danh nói trên đã bị các pháo đài bay B52 của Mỹ san phẳng).

Nhân dân hai miền Nam ­ Bắc với niềm tin sông Bến Hải chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời, sau 2 năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.

Thế mà định mệnh lịch sử kéo dài 21 năm trời với biết bao hy sinh to lớn của cả dân tộc mới nối liền được nhịp cầu Hiền Lương.

Sau hiệp định Genève, đặc khu Vĩnh Linh được thành lập với toàn bộ huyện Vĩnh Linh và xã Hướng Lập của huyện Hướng Hóa ở phía tây Trường Sơn nằm trên thượng nguồn sông Sê Băng Hiêng. Và cũng từ đó với khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước được
nung nấu ở mảnh đất này đến tột độ, lũy thép Vĩnh Linh được hình thành đương đầu với cuộc chiến tranh hủy diệt của đế quốc Mỹ đi suốt cuộc trường chinh 21 năm trời ấy.

Dòng sông Bến Hải vẫn lặng im trôi giữa hai bờ nam ­ bắc, vẫn một dòng nước trong xanh muôn thuở. Nhưng ở phía nam ngày ngày hàng rào dây thép gai lấn dần ra sát bờ sông dồn dân lập ấp chiến lược và đồn bốt mọc lên như nấm. Làng Trung Lương xưa sầm uất là
thế mà bây giờ đồng ruộng hoang phế không bóng người. Hàng rào điện tử McNamara bắt đầu từ đồi Cát Sơn ven biển đi qua các cứ điểm Dốc Miếu Cồn Tiên kéo dài đến tận dãy Trường Sơn. Một chiến lũy quân sự với những thành tựu khoa học điện tử hiện đại nhất,
với hệ thống lớp lớp dây thép gai và bom mìn dày đặc chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới. Một lực lượng lớn quân Mỹ đồn trú trên căn cứ này, một hệ thống pháo dàn hàng ngang hướng sang bờ bắc.

“Vợ tôi đang ngồi giặt bên sông đấy”

Trong lúc đó ở Vĩnh Linh là một công trường kiến thiết hòa bình, vốn là vùng đất gió Lào cháy bỏng nên thủy lợi được xem là công việc ưu tiên hàng đầu.

Tôi là kỹ sư xây dựng thủy lợi thuộc những lớp đầu của Trường đại học Bách khoa Hà Nội được điều động vào công tác ở Vĩnh Linh từ năm 1962 và bám trụ ở mảnh đất này cho đến ngày thống nhất 30.4.1975.

Có lần, khi khảo sát để xây dựng hệ thống đê ngăn mặn dọc sông Bến Hải từ Hiền Lương đến Tùng Luật (dài khoảng 29 km), chúng tôi vừa quay máy kinh vĩ sang bờ nam, anh Biền, một cán bộ kỹ thuật lạc hẳn giọng nói với tôi: “Anh ơi vợ tôi đang ngồi giặt bên sông đấy”
và như chị nhận ra anh trước, chúng tôi thấy chị cứ vò mãi chiếc áo, ngước vội nhìn sang và gạt nước mắt. Anh Biền cứ run bần bật vì cuộc gặp bất ngờ trong nỗi đau chia ly đến tột cùng. Sự xúc động làm cả nhóm chúng tôi chẳng làm gì được, tôi cứ để anh đứng máy
lia sang bờ nam để nhìn rõ chị hơn. Hình như có động chị vội lên bờ mà cảm như chân không chạm đất, một viên cảnh sát ra chặn đường như xét hỏi dọa nạt gì đó rồi cho chị đi. Cả nhóm khảo sát chúng tôi ngồi lặng đi. Không ai nói một câu nào, quê anh ở làng Xuân Mỵ
chỉ cần một cái đẩy sào nhẹ là thuyền sang đến bến, vậy mà gần mười năm rồi vợ chồng không gặp mặt nhau. Nỗi đau chia cắt bên dòng sông Bến Hải hằng ngày hằng giờ cứ diễn ra như vậy.

Cuộc chiến đấu ở Vĩnh Linh ngày càng ác liệt, T.Ư quyết định sơ tán ba vạn học sinh và người già ra các tỉnh ngoài bắc. Hơn bốn vạn người còn lại bám trụ sản xuất và chiến đấu. Cả Vĩnh Linh là một công trường đào chiến hào dựng hầm chống bom, đào địa đạo. Toàn
bộ sinh hoạt chuyển xuống lòng đất, điển hình là làng địa đạo Vịnh Mốc. Ở lại Vĩnh Linh là chiến đấu rồi, nhưng vừa chiến đấu vừa sản xuất mới làm nên bản sắc nhân văn của cuộc chiến đấu này, mới nói hết nỗi khát vọng thống nhất Tổ quốc của người dân sống ở vùng
giới tuyến.

Hình ảnh mẹ Diệm ở làng Hiền Lương nơi có cột cờ bất diệt của Tổ quốc, ngồi cạnh cửa hầm chữ A lấy chút ánh sáng cho đường kim mũi chỉ miệt mài vá cờ, lá cờ bị bom đạn và gió mưa làm rách vừa hạ xuống thì lá cờ vừa vá xong lại kéo lên. Nguyệt, con gái mẹ súng
khoác trên vai cùng với cả đội sản xuất bám đồng ruộng giành giật từng mét vuông đất tạm còn nguyên vẹn để cấy lúa dưới tầm đại bác của địch. Và trong lửa đạn ác liệt ấy, tình yêu của Nguyệt đã gắn bó cả cuộc đời với anh cán bộ kỹ thuật mà cơ quan tôi cử xuống bám
trụ ở HTX Hiền Lương. Sức mạnh nào để những con người bình dị ấy bám trụ, thản nhiên trước sự hy sinh có thể ập đến bất cứ lúc nào để chắc tay súng vững tay cày đến thế, đó là sức mạnh của khát vọng quyền được sống trong hòa bình thống nhất độc lập tự do của
Tổ quốc và gắn bó máu xương với Quảng Trị quê hương.

Nguyễn Ty Niên
(Nguyên đảng ủy viên Đảng ủy Đặc khu Vĩnh Linh, Trưởng ty Nông nghiệp thủy lợi)

https://m.thanhnien.vn/thoi­su/60­nam­hiep­dinh­geneve­1954­2014­ky­4­dong­song­lich­su­397901.html 1/1
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 5: Cuộc chia ly trong những cuộc chia ly | Thời sự | Thanh Niên

60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 5: Cuộc chia ly trong những cuộc chia ly
03:05 ­ 18/07/2014  0

Là một người lãnh đạo cấp cao của Đảng, gia đình Tổng bí thư Lê Duẩn cũng chịu cảnh chia ly sau khi hiệp định Genève được ký kết.

Là một người lãnh đạo cấp cao của Đảng, gia đình Tổng bí thư Lê Duẩn cũng chịu cảnh chia ly sau khi hiệp định Genève được ký kết.

Tổng bí thư Lê Duẩn và một số người con, cháu vào năm 1982 ­ Ảnh: Gia đình cung cấp

Trở lại miền Nam

Thời điểm hiệp định ký kết, Tổng bí thư Lê Duẩn, được nhiều vị lãnh đạo thân mật gọi là anh Ba, là Ủy viên Bộ Chính trị, giữ cương vị Bí thư Xứ ủy Nam bộ (sau đổi thành Trung ương Cục miền Nam).

Chúng tôi đã trực tiếp trò chuyện với ông Lê Kiên Thành (một trong những người con của ông Lê Duẩn). Ông Thành sinh năm 1955, con của bà Nguyễn Thụy Nga ­ người vợ miền Nam của Tổng bí thư Lê Duẩn. Từ những chia sẻ của cha mẹ và gia đình trong những năm
tháng lớn lên và trưởng thành, cho đến giờ ông Thành vẫn còn nhớ nhiều chuyện về những tháng ngày đặc biệt của lịch sử dân tộc.

Lần đầu tiên ông Thành công bố lá thư tay của Tổng bí thư Trường Chinh viết ngày 22.7.1954 gửi cho cha ông (sau khi hiệp định ký kết 1 ngày). Lá thư có đoạn: “Anh Ba! Tin thắng lợi ngoại giao anh đã rõ. Nhưng đây mới là thắng lợi bước đầu, còn phải đấu tranh gay go,
phức tạp nhiều nữa mới đạt được mục tiêu của chúng ta. Vấn đề trước mắt bây giờ là tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, bộ đội và đồng bào để đánh thông tư tưởng, đạt tới sự nhất trí, trên dưới một lòng chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Bác, của Trung ương và
Chính phủ (...) Thì giờ gấp quá không viết được nhiều. Mong anh vào Nam bộ thuyết phục cho anh chị em và bà con trong đó nhận rõ vấn đề đình chiến và điều chỉnh khu vực đóng quân, có kết quả tốt”. Lá thư cũng đề cập việc ông Lê Duẩn vào nam là do chỉ thị của Bác
Hồ và Bộ Chính trị. Lý do là “vì chúng tôi biết rằng cán bộ, đồng bào trong nam rất tin tưởng ở anh; việc giải thích trong đó rất là khó, cần phải người có uy tín” (trích thư).

Ông Thành nói: “Mẹ tôi có kể lại, khi về miền Nam, qua những lần tiếp xúc với cán bộ, gặp gỡ đồng bào, thấy trong lớp người ở lại có người lo âu, cha tôi càng băn khoăn ray rứt. Một luồng ý kiến rộ lên lúc đó là ta ráng thêm chút nữa là thống nhất luôn miền Nam, vì
ngoài bắc chúng ta thắng lớn trận Điện Biên Phủ, còn trong nam thì đã kiểm soát được phần lớn địa bàn. Một điều đáng tiếc là lúc đó có sự can thiệp của nước lớn. Gần đến thời điểm ký kết hiệp định, phía ta mới được mời vào bàn đàm phán. Điều này hoàn toàn khác xa
so với việc ký hiệp định Paris sau này là chúng ta hoàn toàn trên thế thắng”. “Bài học lớn nhất mà cha tôi cảm nhận được từ hiệp định Genève là không bao giờ để vận mệnh đất nước, dân tộc nằm trong tay người khác, để người khác quyết định”, ông Thành nói thêm.

Ngày ngày xuôi ngược các dòng kênh

Theo lời kể của ông Thành, trước ngày 21.7.1954, ông Lê Duẩn lên đường ra bắc báo cáo với Bác Hồ và Trung ương tình hình toàn miền Nam để cùng thống nhất lại những điều khoản quan trọng làm tinh thần cốt lõi phục vụ cho cuộc đàm phán. Ra đến miền Trung
(thuộc địa bàn Khu 5) thì bất ngờ hay tin hiệp định đã ký kết. Trên đường quay trở lại miền Nam, nhìn hai bên đường có nhiều người đưa hai ngón tay lên vui vẻ chào nhau (như một lời hẹn hai năm sau sẽ đoàn tụ trong ngày đất nước thống nhất), ông đã bật khóc. Bởi là
người trong cuộc, ông dự liệu ngày đó sẽ không dễ dàng đến được, và rồi đây sẽ phải đối mặt, ứng phó với một chặng đường dài đầy cam go phía trước.

Đúng như dự liệu, ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào năm 1956 đã không đến theo lộ trình cam kết trước đó của hiệp định Genève. Những tháng ngày ở lại miền Nam của Bí thư Xứ ủy Nam bộ gian nan và nguy hiểm đến tột cùng. Là một người lãnh đạo cấp
cao của Đảng, gia đình “anh Ba” cũng chịu cảnh chia ly sau khi hiệp định Genève được ký kết.

Ông Thành bồi hồi nhớ lại: “Chuyến tàu Kéreinsky của Ba Lan là chuyến áp chót, chở khoảng 2.000 người, trong đó có gia đình tôi và bác Sáu Thọ (ông Lê Đức Thọ khi đó là Phó bí thư Xứ ủy Nam bộ) đi tập kết. Suốt quãng đường đi lên tàu, cha tôi không hề nói gì về
việc ông sẽ ở lại, có lẽ vì sợ mẹ và chị tôi (bà Lê Vũ Anh) lo lắng quá mức, đi không đành. Khoảng 12 giờ đêm tàu nhổ nheo, cha tôi mới ôm hôn, nước mắt in dấu mặt mẹ tôi, nói: “Anh thương vợ con anh như thế nào thì anh cũng thương vợ con đồng bào, đồng chí như
thế đó, cho nên anh phải ở lại. Em ra miền Bắc ráng nuôi dạy hai con nên người”. “Sau này, khi gặp lại vợ con, những lúc tâm tình trong gia đình, cha tôi trước sau luôn căn dặn một điều là để có cuộc sống đúng nghĩa phải sống với nguyên tắc tình thương, lao động và lẽ
phải”, ông Thành nói thêm về một kỷ niệm với người cha.

Dù Bí thư Xứ ủy Nam bộ bí mật ở lại miền Nam nhưng sau đó phía địch vẫn phát hiện, vì như lời kể của ông Thành, “qua theo dõi họ không thấy Bí thư Xứ ủy Nam bộ xuất hiện ở miền Bắc hay ở đâu cả”. Những cuộc “khủng bố trắng” từ đó bắt đầu. “Thoát được những
cuộc “khủng bố trắng”, bố tôi kể là nhờ may mắn, sự cảnh giác của bản thân, nhưng đặc biệt là nhờ sự kiên trung của những cán bộ, chiến sĩ thân cận. Có những năm tháng cha tôi để râu dài để ngụy trang. Ngày ngày cứ ở trên xuồng xuôi ngược các dòng kênh nhằm
tránh sự truy lùng, bắt bớ”.

Dự liệu sẽ ở lại miền Nam 20 năm để đấu tranh vì khát vọng hòa bình, thống nhất nhưng 4 năm sau ngày hiệp định Genève ký kết, ông Lê Duẩn ra bắc theo sự điều động của Trung ương. Trở lại miền Nam vào trưa 8.5.1975 cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi miền
Nam hoàn toàn được giải phóng, theo hồi ức của ông Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt), trước nhiều vị lãnh đạo hai miền, ông đã thẳng thắn bộc bạch ngay khi vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất: “Không một người nào được nói chiến công này là của mình. Để giải phóng
được riêng Sài Gòn này đã có mấy ngàn bà mẹ mất con rồi...”.

Đình Phú

https://m.thanhnien.vn/thoi­su/60­nam­hiep­dinh­geneve­1954­2014­ky­5­cuoc­chia­ly­trong­nhung­cuoc­chia­ly­262926.html 1/1
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 6: Em không sợ chia ly là vĩnh biệt | Thời sự | Thanh Niên

60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 6: Em không sợ chia ly là vĩnh biệt
02:25 ­ 19/07/2014  1

Đó là câu thơ khắc sâu niềm tin của cô gái xứ dừa Bến Tre viết gửi cho người mình thầm yêu khi họ sống trong cảnh chia ly người nam kẻ bắc.

Vợ chồng ông Đinh Khắc Cần và bà Trần Thị Thanh bây giờ ­ Ảnh: Đình Phú

Bén duyên từ xóm trọ

Dẫu tuổi đã già, nhưng ông Đinh Khắc Cần (80 tuổi) vẫn hay thủ thỉ với bà Trần Thị Thanh (77 tuổi): “Sao hồi ấy bà dám làm một việc như thế!”. Sở dĩ cho đến bây giờ ông Cần vẫn luôn cảm thấy ngạc nhiên bởi người vợ của ông đã làm một việc xưa nay hiếm khi đất
nước rơi vào tình cảnh chia cắt hai miền sau Hiệp định Genève.

Khi học trung học ở Mỹ Tho, ông Cần đã tham gia hoạt động quân báo. Khoảng cuối năm 1953, ông được tổ chức điều lên hoạt động ở nội thành Sài Gòn để nắm tin tức về hoạt động quân sự ở khu vực cảng Sài Gòn. Lúc này phía ta đang tổ chức chiến dịch Điện Biên
Phủ nên hoạt động quân báo ở các vùng miền để nắm tình hình của địch rất được chú trọng. Việc đầu tiên khi lên Sài Gòn là ông phải tìm được nơi ăn chốn ở tin cậy để tránh sự dò xét của địch. Quê ở Bến Tre, ông nghĩ trong đầu là mình phải tìm đến nơi nào có đông
người cùng quê “để có gì còn nhờ cậy được”. Lân la hỏi thăm, ông đã tìm đến một xóm đồng hương người Bến Tre ở Q.1 (nay là đường Nguyễn Cảnh Chân) để trọ.

Ngày ngày rời phòng trọ ra khu vực cảng thu thập tin tức, ngang qua con hẻm nhỏ trong xóm, ông Cần thấy một nữ sinh (sau này mới biết tên là Trần Thị Thanh) thường ngồi học bài cạnh cửa sổ trong ngôi nhà nhỏ. “Nhìn cô ấy chăm chỉ học bài, trong đầu cũng chưa
nghĩ ngợi gì về chuyện tình cảm cả nhưng cũng thấy thích thích”, ông cười rồi kể tiếp: “Mỗi khi trở lại phòng trọ, tôi tranh thủ dạy học cho trẻ em trong xóm, trong đó có 3 đứa em của Thanh. Mấy tháng trôi qua, sự thân quen ngày một gần gũi hơn. Thế là mấy đứa nhỏ qua
lại nhà tôi thường xuyên hơn, nhiều khi chỉ qua chơi để được ăn kẹo”. Lần đầu tiên ông trực tiếp gặp “người trong mộng” là khi bà Thanh đi sang phòng trọ tìm mấy đứa em “xem tụi nhỏ có nói dóc hay không vì lúc nào cũng nói ở nhà anh Cần”. “Sau dạo đó, hai người bắt
đầu bén duyên nhau. Một phần cũng do tôi chủ động làm công tác dân vận với 3 đứa em của cô ấy”, ông Cần lại cười.

Theo lời kể của ông Cần, tình yêu giữa hai người bắt đầu chớm nở thì cũng là lúc ông rời xóm trọ, bởi nhiệm vụ quân báo chấm dứt khi Hiệp định Genève được ký kết. Trở lại quê nhà Bến Tre chờ đi tập kết, nhờ biết tiếng Pháp, ông đảm nhiệm việc dịch nội dung hiệp
định bằng tiếng Pháp trên báo, phổ biến cho các cơ sở “vì bản tiếng Việt lúc ấy chưa kịp chuyển đến các cơ sở ở địa phương”. “Trước lúc rời xóm trọ ra đi, tôi cũng kịp tỏ tình với bà Thanh dù chưa một lần nắm tay nhau. Tôi ghi lại địa chỉ ở quê đưa cho bà với hy vọng sẽ
có ngày gặp lại mới bàn tính đến chuyện tương lai”, ông Cần kể.

Đám cưới dưới hầm địa đạo

Nhớ về những ngày chia ly, bà Thanh tâm tình: “Ổng lên tàu đi tập kết ở điểm Cà Mau. Tôi lúc đó ở Sài Gòn rất muốn xuống gặp người yêu để chia tay nhưng không dám nghỉ học để đi (bà học Trường Gia Long, nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3), chỉ có 3
đứa em từng được ổng kèm học chữ đón xe đò xuống. Ổng gửi lời tạm biệt qua mấy đứa em. Lòng tôi cứ mãi nhung nhớ ổng khi ở lại Sài Gòn”.

Hai năm đầu sau khi Hiệp định Genève ký kết, việc thư từ qua lại giữa hai miền còn khá dễ dàng. “Lúc này chúng tôi thư từ qua lại với nhau. Có lần bà viết tặng tôi câu thơ: Em không sợ chia ly là vĩnh biệt/Mà chỉ sợ chia ly rồi hủy diệt mộng tao phùng như để củng cố lòng
tin với tôi. Chúng tôi hẹn năm 1956 thống nhất trở về sẽ làm hôn lễ”, ông Cần nhớ lại.

Ngày hẹn ấy đã không đến như mong đợi. Ở ngoài bắc, ông không thể ngờ là sau đó, bà Thanh lặn lội tìm về quê ông “xin phép được làm dâu để chờ ngày anh Cần trở về”.

Theo lời kể của ông Cần, ban đầu gia đình không ai dám nhận lời “vì gia đình sợ tôi ra ngoài đó rồi dẫn về cả bầu đoàn thê tử thì biết làm sao, khó ăn khó nói với con gái nhà người ta lắm”, nhưng rốt cuộc gia đình cũng đành chấp nhận trước sự chân tình của bà Thanh.
Ba người em trai của ông Cần ở lại quê nhà (trong đó có ông Đinh Khắc Trung, sau này đổi tên là Nguyễn Thành Trung ­ người lái máy bay ném bom Dinh Độc Lập và trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) trước tình thế này cứ liên tục viết thư “dặn dò” anh
trai “ráng về để cưới vợ”.

Hiệp định Genève bị phá vỡ. Địch leo thang chiến tranh ở miền Nam. Năm 1964, ông Cần cùng đồng đội đi B vào nhận công tác mới ở địa bàn Củ Chi (đặc khu ủy Sài Gòn ­ Gia Định). Đầu năm 1966, thông qua các đường dây liên lạc, bà Thanh và một số người thân hai
bên gia đình được đón lên Củ Chi. Đám cưới của anh lính quân báo và cô nữ sinh ngày nào được tổ chức dưới hầm của địa đạo. Hôn lễ trong thời chiến diễn ra chóng vánh. Bà Thanh trở về hoạt động cơ sở ở nội thành Sài Gòn. Thời gian làm Báo Công nhân Giải
phóng, ông Cần cũng thường xuyên đi lại giữa chiến khu và nội thành. Cơ sở hoạt động bị lộ, cả hai vợ chồng ông Cần đều bị bắt giam. Riêng ông Cần sau đó bị đày ra Côn Đảo.

Mối tình son sắt của hai người là đồng hương và đều ở miền Nam nhưng vì sự chia cắt hai miền nam bắc, mãi suốt 20 năm sau họ mới thật sự được đoàn tụ trong ngày đất nước thống nhất vào trưa 30.4.1975.

https://m.thanhnien.vn/thoi­su/60­nam­hiep­dinh­geneve­1954­2014­ky­6­em­khong­so­chia­ly­la­vinh­biet­263732.html 1/1
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 8: Vết cắt sâu đến 60 năm | Thời sự | Thanh Niên

60 năm Hiệp định Genève (1954 - 2014) - Kỳ 8: Vết cắt sâu


đến 60 năm
03:00 - 21/07/2014 -  0

Vào những năm 1954 - 1955, hàng ngàn người con Nam bộ theo sự điều động của cách mạng đã tập kết ra miền Bắc, với niềm tin và hy
vọng chỉ sau hai năm sẽ được trở về quê hương yêu dấu. Ba má tôi cũng nằm trong số đó. Và không ai có thể hình dung được rằng mãi
hai mươi năm sau mới lại được đặt chân về đôi bờ Đồng Nai, Vàm Cỏ, Cửu Long...

https://thanhnien.vn/print.html 1/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 8: Vết cắt sâu đến 60 năm | Thời sự | Thanh Niên

(https://image.thanhnien.vn/1600/uploaded/2014/pictures201407/cong_thang/chantrang.jpg)

Gia đình tác giả trong những tháng năm "ngày bắc đêm nam" (Hà Nội, tháng 8.1964) - Ảnh: Tác
giả cung cấp

Ba tôi đã viết trong hồi ký như sau: “... Một ngày, cuối năm 1954,
giữa một rừng cờ đỏ vàng sao, gia đình và đồng bào tiễn đội ngũ
chúng tôi lên đường tập kết… Lần đầu tiên có chuyến đi xa, nhưng
không một ai thiết nhìn phong cảnh. Chúng tôi vừa để lại phía sau
những gì thân thương nhất, vừa lo âu không hiểu rồi đây tương lai
của mảnh đất quê hương yêu mến rồi sẽ ra sao, vừa băn khoăn cố
gắng hình dung những nhiệm vụ nặng nề sắp đến, tự hỏi mình có
gánh vác nổi hay không?”.

https://thanhnien.vn/print.html 2/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 8: Vết cắt sâu đến 60 năm | Thời sự | Thanh Niên

“Tàu Xta-vơ-rô-pôn cập bến Sầm Sơn vào một buổi sáng mùa đông,
gió lạnh chạy dài trên bãi biển. Đồng bào đông đảo nồng nhiệt đón
tiếp chúng tôi. Trống ếch rập rùng, nhưng lòng chúng tôi đau quặn
vì thấy bà con ăn bữa cháo bữa rau, nhưng vẫn dành cho những
đứa con miền Nam cơm đầy thịt đủ”.

“Kế tiếp là những năm dài “ngày bắc đêm nam”, là những chuyến
lưu diễn liên miên: Rừng núi Việt Bắc, đồng ruộng Khu Ba, khu mỏ
Quảng Ninh, giới tuyến Hiền Lương… Tới đâu chúng tôi cũng ráng
đem lời ca tiếng hát góp phần cho than, lúa thêm nhiều, đem chút ít
tình cảm ấm áp cho anh em đồng hương, ráng làm hết sức mình vì
miền Nam ruột thịt”.

 Hai mươi năm, một thế hệ mới đã kịp ra đời và lớn lên ở Hà Nội -
miền Bắc, đó là thế hệ chúng tôi, thế hệ “một chốn đôi quê” chỉ
được biết quê hương qua những ký ức mà mẹ cha truyền lại. Hai
mươi năm sống ở miền Bắc, ba má tôi vẫn giữ được nguyên vẹn
giọng nói và tính cách người Nam bộ chân chất thiệt tình. Những
tháng năm sống ở Hà Nội, ký ức về quê hương thường được ba má
tôi nhắc đến, bất kỳ lúc nào có gì đó gợi nhớ. “Ngày bắc đêm nam”
suốt hai mươi năm không làm nguôi nỗi nhớ mà chỉ làm dày thêm
ký ức về quê hương. Tuổi thơ của tôi được nuôi dưỡng trong những
ký ức của cha mẹ.

Quê hương tôi là làng nhỏ Mỹ Hiệp trên Cù Lao Giêng bên bờ sông
Tiền, nơi mà sau này nhạc sĩ Hoàng Hiệp - cũng là một người bà
con gần với gia đình tôi - đã ghi lại ký ức về nó qua bài hát Trở về
dòng sông tuổi thơ. Làng Mỹ Hiệp hiền lành với vườn trái cây, những

https://thanhnien.vn/print.html 3/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 8: Vết cắt sâu đến 60 năm | Thời sự | Thanh Niên

nếp nhà sàn khuất sau hàng dừa, cánh đồng lúa chín trong mênh
mông mùa nước nổi… Vào đầu năm 1945, một cô gái bên kia sông
Tiền đã theo ba tôi về làm dâu và dù chỉ ở đó vài năm thôi nhưng
trong tâm thức của má tôi, quê chồng cũng là quê mình. Và cũng
như vậy, quê ngoại của tôi, làng Hòa An kế bên thị tứ Cao Lãnh cũng
trở nên gần gũi hơn với hình ảnh cây mận xanh bên chái bếp, loại
mận xanh Hòa An nổi tiếng thường được hấp với cá lóc, vị chua
ngọt thanh thanh thấm vào miếng cá, nhậu quên say… Vườn thuốc
lá Cao Lãnh thơm đậm đà nhờ được bón bằng phân cá, làn khói
thơm mùi lúa mới từ nhà máy xay của ông ngoại lan trên sông…

Tôi biết về quê hương Cù Lao Giêng và Cao Lãnh từ ấy, biết yêu
sông Tiền, yêu mùa nước nổi từ ấy, biết thèm ăn mắm lóc, thèm cá
rô kho tộ, thèm canh chua cá linh bông điên điển… Lớn hơn một
chút, từ những cuốn sách, qua những câu chuyện, hiểu biết của tôi
về quê hương cụ thể hơn, nhiều hơn nhưng không thể thay thế sự
lung linh run rẩy mà ký ức cha mẹ truyền cho.

Nhưng quê hương không chỉ là những ký ức run rẩy đẹp. Hai mươi
năm bặt tin, một ngày đầu tháng 5.1975, một bà mẹ được ôm người
con gái trong vòng tay. Đứa con gái mà bà đã phải lập bàn thờ từ
khi nó đi tập kết với lời hứa: con đi 2 năm sẽ về với má. Bàn thờ đứa
con còn sống ở “phía bên kia” là để cho những đứa con khác yên ổn
học hành, đi làm, đi lính… Nhưng chưa kịp mừng vì con gái trở về, bà
đã phải đưa 2 người con trai đi học tập cải tạo. Gia đình lại chia ly.
Người chị tìm cách bảo lãnh cho hai em ra khỏi trại cải tạo sớm hơn
hạn định, gia đình gom góp tiền bạc cho họ vượt biên. Cũng may,
người trong nhà thuộc bên này hay bên kia, cũng có lúc hờn giận
https://thanhnien.vn/print.html 4/6
6/7/2018 60 năm Hiệp định Genève (1954 ­ 2014) ­ Kỳ 8: Vết cắt sâu đến 60 năm | Thời sự | Thanh Niên

nhau nhưng không nuôi oán trách thù hận. Họ thương yêu nhau hơn
vì không muốn làm người mẹ đau lòng, vì họ hiểu không ai trong gia
đình muốn những việc như thế xảy ra. Đấy là chuyện của gia đình
bạn tôi sau năm 1975.

Nhưng dù như vậy, gia đình bạn còn may mắn hơn rất nhiều gia đình
khác. Từ vết cắt 1954, biết bao gia đình có người thân phải đứng về
hai chiến tuyến, biết bao gia đình không thể sum họp vì vợ, chồng
đã có gia đình mới trong những năm dài chia cắt, biết bao nhiêu gia
đình tiếp tục tan vỡ vào những ngày ngỡ đã bình yên… Vết cắt 1954
không chỉ dài đến 20 năm mà hình như, 60 năm rồi vẫn chưa lành.

Tôi vẫn luôn tự hỏi, nếu ngày ấy bản đồ VN không bị một vạch đỏ
cắt ngang sông Bến Hải thì bây giờ đất nước sẽ thế nào?

Lịch sử thì không có chữ “nếu”. Chính vì vậy cần minh bạch tất cả
những gì đã làm thay đổi số phận đất nước và số phận của từng gia
đình, để thế hệ sau không phải đặt ra một chữ “nếu” đau xót như thế
hệ hôm nay!

Nguyễn Thị Hậu

#60 Năm Hiệp Định Genève (/Tin-Tuc/60-Nam-Hiep-Dinh-Geneve.Html) #Hiệp Định Genève (/Tin-Tuc/Hiep-Dinh-Geneve.Html)

Theo dõi tin tức (/) Báo Thanh Niên trên các mạng xã hội.
Tin 24h (/list/thoi-su.html) - Tin 360° (/list/360.html) -
Thị trường (/list/thi-truong.html)
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác.
 Hotline: 0906 645 777
 Email: thoisu@thanhnien.vn (mailto:thoisu@thanhnien.vn)
https://thanhnien.vn/print.html 5/6

Você também pode gostar