Você está na página 1de 5

BIẾN NGHIÊN CỨU

1. ĐỊNH NGHĨA
Để nghiên cứu một vấn đề nào đó của quần thể (con người, sự vật, hiện tượng),
người nghiên cứu phải nêu ra những đặc tính khác nhau của các cá thể. Ví dụ khi
nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của một đứa trẻ, người nghiên cứu có thể nêu ra các
đặc tính: chiều cao, cân nặng, tuổi, giới, dân tộc... Biến là tất cả các giá trị quan sát
được trên các cá thể khác nhau về cùng một đặc tính nhất định.
2. PHÂN LOẠI
Có 2 cách phân loại biến.
2.1. Phân loại theo bản chất của biến:
Tùy vào bản chất của các biến nghiên cứu có thể chia thành 2 loại là biến định
tính và biến định lượng.
2.1.1. Biến định tính
Khi các giá trị quan sát trên các cá thể khác nhau về cùng một đặc tính nhất
định được sắp xếp vào các nhóm (loại) khác nhau, và mỗi nhóm thường mang một tên
nhất định (cho nên còn gọi biến này là biến tên). Tùy vào mối liên quan giữa các
nhóm có thể chia ra:
- Biến danh mục: khi các nhóm được sắp xếp không theo một thứ bậc nào cả; ví
dụ giới tính, dân tộc...
- Biến thứ hạng: khi các nhóm được sắp xếp theo một thứ bậc nhất định; ví dụ
tình trạng mắc một bệnh nào đó có thể là nhẹ, trung bình, nặng...
Khi các giá trị quan sát trên các cá thể được sắp xếp chỉ trên 2 nhóm thì gọi là
biến nhị phân, rất hay gặp trong các nghiên cứu sức khỏe. Ví dụ, với mỗi cá thể trong
quần thể chỉ có 2 khả năng là có bệnh hoặc không có bệnh nghiên cứu, có phơi nhiễm
hoặc không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu.
2.1.2. Biến định lượng
Khi các giá trị quan sát trên cá thể được đo bằng một số lượng nhất định (cho
nên còn gọi biến này là biến số). Ví dụ chiều cao, cân nặng, huyết áp, số tế bào...Tùy
vào mức chính xác của đơn vị đo lường, có thể chia biến định lượng thành biến liên
tục và biến rời rạc.
- Biến liên tục: khi mức chính xác của đơn vị đo lường các giá trị trên các cá thể
là không giới hạn, ví dụ như chiều cao, mức chính xác khi đo lường có thể là 1cm,
0,1cm, 0,01cm..... không có giới hạn là bao nhiêu con số sau dấu phẩy.
- Biến rời rạc: khi mức chính xác của đơn vị đo lường các giá trị trên các cá thể
là có giới hạn, ví dụ như số lượng hồng cầu trong một thể tích máu, mức chính xác tối
đa khi đo lường cũng chỉ là một số nguyên, không có số thập phân...
Cũng có thể chia biến định lượng thành 2 loại khác nhau: biến tỷ suất và biến
không tỷ suất, tùy theo bản chất giá trị zero trên thang đo lường của chúng.

48
- Biến tỷ suất: khi giá trị zero trên thang đo lường là thực, số đo của biến số này
bằng 0 (zero) có nghĩa là giá trị của nó là không có. Các số đo của biến số này có thể
được biểu thị dưới dạng tỷ số. Ví dụ cân nặng, chiều cao, huyết áp... 20 kg gấp đôi 10
kg, hay 10 kg bằng ½ của 20 kg. Hầu hết các biến liên tục trong thực tiễn đều thuộc
nhóm này.
- Biến không tỷ suất: khi giá trị zero trên thang đo lường được quy ước theo
một cách nào đó mà khi nó bằng 0 (zero) không có nghĩa là giá trị của biến số đó là
không có. Các số đo của biến số này không thể nhân hoặc chia cho nhau được. Ví dụ
nhiệt độ, trên thang đo lường của nó có thể mang các giá trị âm, 0 (zero), dương.
Nhưng khi nhiệt độ = 00C, không có nghĩa là không có nhiệt độ; 200C không bằng 2
lần của 100C, hay 100C không bằng ½ của 200C.
Khi tiến hành thu thập và phân tích số liệu, người nghiên cứu có thể chuyển
biến định lượng thành biến định tính.
2.2. Phân loại theo mối liên quan giữa các biến
Trong thực tiễn, các biến có thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau theo các cách
khác nhau. Mối quan hệ giữa các biến trong sinh y học hay gặp nhất là mối quan hệ
nhân quả.
Mối quan hệ nhân quả trong sinh y học được hiểu theo nhiều nghĩa, có thể là:
- Các yếu tố có thể là nguyên nhân của bệnh;
- Các yếu tố có thể là nguyên nhân của tình trạng sức khỏe mong đợi;
- Các can thiệp trên bệnh nhân nhằm điều trị khỏi bệnh;
- Các chương trình y tế nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe cộng đồng;
- Các can thiệp dự phòng (bằng vaccin, thuốc...) nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện
các trường hợp mắc mới...
Để nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả có thể chia biến thành biến độc lập và
biến phụ thuộc. Tùy vào mỗi nghiên cứu cụ thể về một mối quan hệ nào đó để xác lập
nên biến nào là độc lập (nhân), và biến nào là phụ thuộc (quả).
2.2.1. Biến độc lập (independent variable)
Biến độc lập là phần “nhân” trong một mối quan hệ nhân quả nào đó, nó tồn tại
một cách độc lập, không chịu sự chi phối của phần “quả” trong mối quan hệ mà ta
nghiên cứu.
Ví dụ: khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi thì hút
thuốc lá là biến độc lập. Việc hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu không bị chi phối
bởi tình trạng ung thư phổi của đối tượng đó. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của một
bệnh thì các yếu tố nguy cơ của bệnh đó (được xác định bởi người nghiên cứu) là các
biến độc lập.
2.2.2. Biến phụ thuộc (dependent variable)
Biến phụ thuộc là phần “quả” trong mối quan hệ nhân quả nào đó, nó bị chi
phối bởi phần “nhân” trong mối quan hệ mà ta nghiên cứu. Tình trạng sức khỏe

49
thường là “quả”, là biến phụ thuộc, còn các nguyên nhân của tình trạng sức khỏe đó là
“nhân”, là biến độc lập.
Khái niệm về biến độc lập và biến phụ thuộc được xác định bởi người nghiên
cứu trong một mối quan hệ nhân quả nhất định. Trên thực tế, biến độc lập của nghiên
cứu này có thể trở thành biến phụ thuộc của nghiên cứu khác và ngược lại. Hay nói
cách khác, khi biến độc lập thay đổi thì biến phụ thuộc cũng thay đổi theo.
Gần như mọi hiện tượng sức khỏe thường bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó
có yếu tố được biết rõ là nguyên nhân chính gây ra bệnh (nguyên nhân cần), tuy nhiên
có nhiều yếu tố góp phần làm cho bệnh dễ phát sinh hoặc làm thay đổi tình trạng nặng
nhẹ của bệnh.
Trong một mối quan hệ nhân quả nhất định, có một yếu tố thứ 3 nào đó vừa liên
quan tới “nhân”, vừa liên quan tới “quả” (vừa liên quan tới biến độc lập, vừa liên quan
tới biến phụ thuộc) thì yếu tố đó trở thành yếu tố nhiễu (còn gọi là yếu tố gây rối)
trong nghiên cứu.
III. XÁC ĐỊNH BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU
Điểm xuất phát của việc xác định các biến trong một nghiên cứu cụ thể là mục
tiêu nghiên cứu. Hay nói cách khác, để đạt được mục tiêu nghiên cứu (đã đề ra) cần
phải thu thập những thông tin nào, các thông tin đó chính là những biến cần thiết trong
nghiên cứu.
Để xác định đầy đủ, chính xác, không thiếu, không thừa các biến trong một
nghiên cứu cụ thể về một mối quan hệ mhân quả nào đó, tốt hơn cả là xây dựng một
“cây vấn đề”. Ví dụ, để nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của
trẻ, có thể vẽ ra cây vấn đề sau: sơ đồ 1.
Sơ đồ trên chỉ ra rằng có nhiều yếu tố có thể liên quan tới tình trạng dinh dưỡng
của trẻ. Mỗi yếu tố có thể chứa đựng nhiều biến.
Một cây vấn đề hoàn thiện sẽ giúp người nghiên cứu không bỏ sót các biến
nghiên cứu cần thiết. Nhưng cũng có thể từ cây vấn đề quá hoàn thiện đó làm xuất
hiện quá nhiều biến, vượt qúa khả năng tài chính luôn hạn hẹp trong nghiên cứu; khi
đó phải lựa chọn những biến cần thiết nhất, điều này thuộc về kinh nghiệm của người
nghiên cứu.
Có thể thấy lợi ích của việc xây dựng cây vấn đề như sau:
1. Thấy được mối quan hệ giữa một hiện tượng sức khỏe với các yếu tố khác;
2. Thấy được tác động qua lại có thể có giữa các yếu tố;
3. Xác định đầy đủ các biến cần thiết trong nghiên cứu, tránh bỏ sót;
4. Có thể lựa chọn những biến cần thiết nhất;
5. Lựa chọn và thiết kế công cụ thu thập thông tin thích hợp cho mỗi biến;
6. Lựa chọn test thống kê thích hợp khi phân tích số liệu;
7. Lựa chọn các cách trình bày, biểu thị các số liệu nghiên cứu thích hợp.

50
Học vấn mẹ Tình trạng nuôi dưỡng
Cân nặng lúc sinh - Lớp? - Bú mẹ?
Gram? - Tập huấn? - Ăn sam?
- Kiêng kem, thói quen?
- Khẩu phần?

Tình trạng thai


nghén
- Tăng cân? Nghề nghiệp
- Bệnh? - Bố
- Mẹ

Tình trạng DD
Chăm sóc trẻ - Cân nặng Thu nhập
- Nhà trẻ ? - Chiều cao - Thóc, gạo?
- Ở nhà ? với ai? - Tuổi - Tiền?
- Theo dõi cân? - ...

Môi trường
- Hố xí
Tiếp cận DVYT
- Nguồn nước
- Tính sẵn có?
- Thói quen xấu
- Tính dễ tiếp cận?

Yếu tố khác: Cỡ gia đình


Bệnh phối hợp: - DVYT - Số con?
- Ỉa chảy, giun sán? - Mùa, thiên tai - Con thứ mấy?
- ARI ? Lao ? - Xã hội - Giới (nam, nữ)

Sơ đồ 1: “Cây vấn đề” các yếu tố có thể liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ

 

51
Variation: Thay đổi/Biến

52

Você também pode gostar