Você está na página 1de 8

XÁC ĐỊNH CẬN DƯỚI TẢI TRỌNG GIỚI HẠN TRONG

BÀI TOÁN TẤM VÀ VỎ MỎNG THEO ĐIỀU KIỆN DẺO


ThS. Tăng Văn Lâm, KS. Ngô Xuân Hùng
Khoa Xây dựng, Đại học Mỏ - Địa chất
1. MỞ ĐẦU
Trong xây dựng hiện đại ngày nay, các kết cấu dạng tấm và vỏ mỏng hiện đang là
một xu hướng phát triển tất yếu trong công trình kiến trúc. Việc sử dụng kết cấu dạng tấm và
vỏ mỏng đã tao ra nhiều lựa chọn cho không gian kiến trúc hiện đại cho con người. Bên cạnh
đó, loại kết cấu này đòi hỏi quá trình tính toán thiết kế phức tạp, độ an toàn và tuổi thọ công
trình sử dụng cao hơn so với các kết cấu thông thường khác. Bài toán xác định tải trọng giới
hạn của kết cấu tấm vỏ mỏng là bài toán phức tạp. Bài toán này không có thuật toán chung mà
phải tùy từng kết cấu cụ thể.
Điều kiện chuyển từ trạng thái đàn hồi sang trạng thái dẻo (đàn dẻo) được gọi là điều
kiện dẻo.
Với trạng thái ứng suất đơn:  Biến dạng dẻo xuất hiện khi 
Đây chính là điều kiện dẻo của trạng thái ứng suất đơn.
Với trạng thái ứng suất phức tạp:
- Việc xuất hiện biến dạng dẻo trong một phân tố ở trạng thái ứng suất phức tạp phụ
thuộc vào nhiều thông số. Để các thông số đạt đến giá trị cần thiết tương ứng khi xuất hiện
biến dạng dẻo thì phải thỏa mãn một số điều kiện. Các điều kiện ấy được gọi là điều kiện dẻo.
- Về tổng quát, điều kiện dẻo có thể viết dưới dạng các hàm phụ thuộc vào ứng suất.

(1)

- Tuy nhiên để có được biểu thức cụ thể của các điều kiện dẻo phù hợp với thực tế thì
đó là cả một quá trình phát triển. Theo [1], hiện nay có hai điều kiện dẻo mang tính truyền
thống thường được sử dụng là:
 Điều kiện dẻo Tres-Saint Venant (hay là điều kiện ứng suất tiếp cực đại không đổi)
 Điều kiện dẻo Vol-Mises (hay còn gọi là điều kiện cường độ ứng suất tiếp không đổi)
2. CẬN DƯỚI CỦA TẢI TRỌNG GIỚI HẠN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CHO BÀI TOÁN
TẤM VÀ VỎ MỎNG
Trạng thái cân bằng giới hạn (CBGH) là trạng thái chuyển tiếp từ giai đoạn kết cấu còn
khả năng chịu lực sang giai đoạn kết cấu hoàn toàn hết khả năng chịu lực (hệ biến thành cơ
cấu). Lực tương ứng với trạng thái này gọi là lực giới hạn (Pgh). Lúc này hệ khảo sát xuất hiện
biến dạng và chuyển vị lớn dẫn đến kết cấu nhanh chóng chuyển từ bất biến hình về biến hình
mà ta thường gọi là hệ đã biến thành cơ cấu.
dP( f )
Về nguyên lý điều kiện để xác định tải trọng giới hạn là: 0 (2)
df
Trong đó P(f) là hàm tải trọng phụ thuộc vào biến số chuyển vị f.
Như vậy thì trạng thái CBGH của kết cấu bao gồm cả trạng thái cân bằng không ổn định
của nó mà ta thường gọi là hiện tượng mất ổn định loại hai. Hiện tượng này xảy ra ở cả khi
vật liệu làm việc trong và ngoài giới hạn đàn hồi.
Khi vật liệu làm việc trong miền đàn hồi thì lý thuyết về trạng thái CBGH coi như đã
được nghiên cứu trong các bài toán về ổn định của hệ đàn hồi.
Khi vật liệu làm việc ngoài miền đàn hồi (bắt đầu xuất hiện biến dạng dẻo) thì lý thuyết
về trạng thái CBGH được nghiên cứu trong các bài toán của lý thuyết dẻo. Do đó lý thuyết về

1
trạng thái CBGH được hiểu là một bộ phận của lý thuyết dẻo mà trong đó: ta không cần thiết
phải xác định toàn bộ trạng thái ứng suất, biến dạng, chuyển vị, miền dẻo,… trong cả quá
trình chịu lực của kết cấu mà chỉ cần khảo sát, phân tích để xác định trạng thái chuyển tiếp từ
giai đoạn hệ bảo toàn sự cân bằng lực sang giai đoạn hết khả năng bảo toàn cân bằng lực –
Trạng thái CBGH của kết cấu.
Một trong những công cụ thường dùng để khảo sát trạng thái CBGH của kết cấu là các
định lý tĩnh và động đã được nhà cơ học Liên Xô A.A. Gvozdev [3] phát biểu từ năm 1930.
Tuy nhiên, tính phổ cập của hai định lý này mới chỉ dừng lại cho tính toán kết cấu dạng thanh.
Giá trị chủ yếu của các định lý này là dựa vào định lý tĩnh để xác định cận dưới của tải trọng
giới hạn (TTGH) Pgh(t), và dựa vào định lý động để xác định cận trên của TTGH Pgh(đ) tức là ta
có:
Pgh(t) ≤ (Pgh) ≤ Pgh(đ) (3)
Trong các bài toán của kết cấu thanh không phức tạp thì việc xác định quan hệ (3) hoàn
toàn thực hiện được (thậm trí là chỉ dùng thuật toán đơn giản).
Với kết cấu hệ thanh phức tạp thì việc dùng định lý động hầu như không thực hiện được
vì nếu không tính toán khảo sát thì không biết được hình thái biến dạng khi hết khả năng chịu
lực của kết cấu (dù là giả thiết). Trong khi đó, nếu dùng định lý khả dĩ tĩnh thì hoàn toàn có
thể xác định được cận dưới của TTGH. Cách dùng này có thể là phức tạp nhưng nhờ có công
cụ là các phương pháp số nên kết quả nhận được đủ độ tin cậy. Mặt khác, cận dưới của TTGH
luôn lớn hơn đáng kể tải trọng tính theo ứng suất cho phép, đồng thời lúc này đã xuất hiện
một miền chảy dẻo của vật liệu làm cho hệ có chuyển vị và biến dạng lớn. Với ý nghĩa này,
trong bài viết này nêu lên cách xác định cận dưới của TTGH theo điều kiện dẻo dựa cào định
lý khả dĩ tĩnh, vừa khả thi vừa yên tâm với kết quả nhận được, có thể dùng để tính toán khống
chế khả năng sụp đổ của công trình.
a). Khái niệm về mặt cong, đường cong giới hạn
Về tổng quát thì định lý khả dĩ tĩnh được xây dựng cho bài toán 3 chiều trong lý thuyết
đàn hồi – dẻo. Trong tính toán kết cấu công trình với kết cấu dạng thanh, tấm, vỏ thì khái
niệm được tổng quát như sau.
Thay việc khảo sát toàn bộ trạng thái ứng suất của cấu kiện bằng các ứng lực.
Giả sử trong hệ đang xét có các ứng lực là Q1, Q2,… tương ứng với các ứng lực này là
các biến dạng q1, q2,… Với thanh chịu kéo và uốn đồng thời thì Q1 là lực dọc N, Q2 là mômen
1
uốn M. Các biến dạng tương ứng là biến dạng dọc trục và độ cong .

Hệ đang xét đang ở trạng thái CBGH là khi hệ cùng đồng thời thỏa mãn điều kiện cân
bằng và điều kiện dẻo:
 Điều kiện cân bằng: i  Q1 , Q2 ,...  0 (4)
 Điều kiện dẻo: fi  Q1 , Q2 ,...  C (C là hằng số thực nghiệm) (5)
Phương trình (4) thỏa mãn điều kiện (5) luôn cho ta 1 mặt lồi bao quanh gốc của hệ tọa
độ Q1, Q2,…
i  Q1 , Q2 ,..., C   0 (6)
Với thanh chịu uốn cộng kéo nén đồng thời thì trạng thái CBGH được biểu thị bằng
đường cong khép kín bởi 2 mảnh parabol mà phương trình của nó là:
M2 N2
  M , N     Q1, Q2    1  0 (7)
M gh 2 N gh 2
Trong đó: N gh   ch dF   ch dF và M   ydF   ydF
 Fk
 Fn
gh  ch  ch Fk Fn

2
Đường cong được mô tả bởi phương trình (7) là một đường cong kín lồi và được gọi là
đường cong giới hạn.
b). Cách xác định cận dưới của TTGH cho bài toán tấm, vỏ
Theo [1], [2], nguyên lý chung của định lý tĩnh ta có: Trạng thái ứng suất khả dĩ tĩnh
luôn thỏa mãn điều kiện cân bằng và nằm trong hoặc trên mặt (đường) giới hạn (chảy dẻo).
Do đó, để xác định TTGH, ta dùng ngay điều kiện cân bằng, điều kiện dẻo dạng (4) và (5).
Để minh hoạ cho ý tưởng nêu trên, xét bài toán vỏ tròn xoay có chiều dày h không đổi
chịu tải trọng đối xứng trục.

Hình 1. Mô hình vỏ tròn xoay có chiều dày không đổi chịu tải trọng đối xứng trục
Xét cân bằng của một phân tố được tách ra khỏi vỏ bởi hai mặt phẳng kinh tuyến và hai
mặt phẳng vĩ tuyến gần sát nhau (Hình 2), ta nhận được 3 phương trình cân bằng là:
d
( N  R )  N  R1Cos  RQ  R1 RY  0
d
d (8)
N  R  N  R1 Sin  (Q R )  R1 RZ  0
d
d
( M  R )  M  R1Cos  Q R1 R  0
d
Trong đó: Y, Z là cường độ của tải trọng ngoài tác dụng trong mặt phẳng kinh tuyến song
song với các trục tọa độ.
R1, R2 là các bán kính cong của các đường cong chính.
Từ điều kiện dẻo Mises ta có:
1 12
2
( N 2  N  N   N 2 )  4 ( M 2  M  M   M 2 )   ch2 (9)
h h
Khi các thành phần ứng lực trong vỏ nêu trên thỏa mãn điều kiện (9) thì xuất hiện một
miền dọc theo đường vĩ tuyến mà ở đó vật liệu bị chảy dẻo hoàn toàn. Điều kiện (9) cho phép
ta dùng để xác định cận dưới của TTGH. Thực tế thì lúc này, kết cấu hầu như hết khả năng
chịu lực. Do đó, với kết cấu phức tạp dạng tấm vỏ thì việc xác định cận dưới của TTGH cũng
được coi như việc xác định tải trọng ứng với trường hợp kết cấu hoàn toàn hết khả năng chịu
lực. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế.
3. BÀI TOÁN TẤM, VỎ THEO ĐIỀU KIỆN DẺO
Tấm chữ nhật chịu uốn bởi tải trọng phân bố đều q. Liên kết và kích thước như hình vẽ.
Xác định tải trọng thỏa mãn điều kiện Vol-Mises trong hai trường hợp:

3
- Điều kiện dẻo viết theo ứng suất.
- Điều kiện dẻo viết theo ứng lực.
+ Chọn tấm có các thông số hình học như sau:
- Tấm kích thước: a = 1.50m, b = 3.0m
- Chiều dày tấm: h = 0.02 (m);
+ Vật liệu(thép) và tải trọng như sau:
- Môđun đàn hồi: E = 2.0*108 (kN/m2);
- Hệ số Poission: 3
- Ứng suất chảy vật liệu: σch = 3.5*105 (kN/m2)
- Tải trọng phân bố đều ban đầu 10 kN/m2 Hình 2. Mô hình tình toán
+ Phần mềm tính toán: Ở đây sử dụng chương trình SAP2000 để tính toán.
 Xét điều kiện dẻo viết theo ứng suất
Điều kiện dẻo Vol-Mises viết theo ứng suất:
2 2 2 2
 x   y    y   z    z   x   6  xy   yz   zx   2 ch
2 2 2 2  (10)
Áp dụng cho bài toán tấm: bỏ qua σz , τyz , τzx
 x 2   y 2   x y  3 xy 2   ch 2  (11)

Đặt: VT =  x 2   y 2   x y  3 xy 2 và VP =  ch 2
Xét tỷ số VT/VP, khi ứng suất trong tấm tương ứng với tải trọng phân bố đều q thỏa
mãn: tỷ số VT/VP xấp xỉ bằng 1 thì q chính là cận dưới của TTGH cần tìm.

Hình 3: Vị trí các nút trong SAP2000

4
Ứng suất S11, S22, S12 trong mô hình SAP2000 lần lượt tương ứng là ứng suất σx , σy ,
τxy trong công thức (11). Ta có các biểu đồ ứng suất S11, S22, S12 (mặt trên của tấm – Top
Face, đối với mặt dưới của tấm – Bottom Face: ứng suất giống mặt trên về độ lớn nhưng
ngược dấu) trong trường hợp tải trọng phân bố ban đầu q = 10KN/m2 như sau:

Nút 86

σx= 107047.89

Hình 4: Biểu đồ ứng suất σx (S11) – Top Face

Nút 4

τxy= 28598.55

Nút 1

τxy= -28598.55

Hình 5: Biểu đồ ứng suất τxy (S12) – Top Face

5
Bảng tổng hợp ứng suất lớn nhất tại các vị trí ở mặt trên tấm với q=10KN/m2 như sau:
Bảng 1: Vị trí các nút có ứng suất σx, σy, τxy lớn nhất
Ứng Giá trị (kN/m2)
Vị trí lớn nhất VT
suất σx σy τxy
σx Nút 86 107047.89 32114.37 0 9052807967
σy Nút 17 -3.96 -40278.95 0 1622234324
τxy Nút 4 (Nút1) 363.09 177.07 ±28598.55 2453730082
Từ bảng trên cho thấy tại nút 86 khả năng tấm bị chịu chảy dẻo khi tải trọng vượt quá
TTGH là cao nhất. Vì vậy, ta kiểm tra ứng suất tấm tại vị trí nút 86 trong các trường hợp thử
tải khác.
Bảng tổng hợp ứng suất tấm trong các trường hợp thử tải tại vị trí nút 86 như sau:
Bảng 2: Ứng suất tấm tại vị trí nút 86 trong các trường hợp thử tải

q σx σy τxy σch
STT VT VP VT/VP
KN/m2 KN/m2 KN/m2 KN/m2 KN/m2

1 10.000 107048 32114.4 0 3.50E+05 9.05E+09 1.23E+11 0.07390


2 20.000 214096 64228.7 0 3.50E+05 3.62E+10 1.23E+11 0.29560
3 30.000 321144 96343.1 0 3.50E+05 8.15E+10 1.23E+11 0.66510
4 40.000 428192 128457.5 0 3.50E+05 1.45E+11 1.23E+11 1.18241
5 38.000 406782 122034.6 0 3.50E+05 1.31E+11 1.23E+11 1.06712
6 36.000 385372 115611.7 0 3.50E+05 1.17E+11 1.23E+11 0.95775
7 36.500 390725 117217.4 0 3.50E+05 1.21E+11 1.23E+11 0.98454
8 36.700 392866 117859.7 0 3.50E+05 1.22E+11 1.23E+11 0.99536
9 36.785 393776 118132.7 0 3.50E+05 1.22E+11 1.23E+11 0.99997
Ta thấy với q = 36.785 KN/m2 thì VT/VP xấp xỉ 1, đây chính là cận dưới TTGH bài
toán tấm, vỏ với điều kiện dẻo viết theo ứng suất.
 Xét điều kiện dẻo viết theo ứng lực
Điều kiện dẻo Vol-Mies viết theo ứng lực cho bài toán tấm:
M x 2  M y 2  M x M y  3 xy 2  M ch 2  (12)

h2
Trong đó: M ch   ch
4
2
2 2 2 2  h2 
Đặt: VT = M x  M y  M x M y  3 xy và VP = M ch    ch 
 4
Xét tỷ số VT/VP, khi ứng lực trong tấm tương ứng với tải trọng phân bố đều q thỏa
mãn: tỷ số VT/VP xấp xỉ bằng 1 thì q chính là cận dưới của TTGH cần tìm.
Mômen M11, M22, M12 trong mô hình SAP2000 lần lượt tương ứng là mômen Mx, My,
Mxy trong công thức (12). Ta có các biểu đồ mômen M11, M12 (mặt trên của tấm – Top Face,
đối với mặt dưới của tấm – Bottom Face: mômen giống mặt trên về độ lớn nhưng ngược dấu)
trong trường hợp tải trọng phân bố ban đầu q = 10kN/m2 như sau:

6
Hình 6: Biểu đồ mômen Mx (M11)

Nút 4

Mxy= -1.907

Nút 1

Mxy= 1.907

Hình 7: Biểu đồ mômen Mxy (M12)

7
Bảng tổng hợp mômen lớn nhất tại các vị trí ở mặt trên tấm với q=10kN/m2 như sau:
Bảng 3: Vị trí các nút có mômen Mx, My, Mxy lớn nhất
Ứng Giá trị (kNm/m)
Vị trí lớn nhất VT
suất Mx My Mxy
Mx Nút 86 -7.137 -2.141 0 40.240
My Nút 17 0.0003 2.685 0 7.208
Mxy Nút 4 (Nút1) -0.024 -0.012 ±1.907 10.910
Từ bảng trên cho thấy tại nút 86 khả năng tấm bị chịu chảy dẻo khi tải trọng vượt quá
TTGH là cao nhất. Vì vậy, ta kiểm tra mômen tấm tại vị trí nút 86 trong các trường hợp thử
tải khác.
Bảng tổng hợp mômen tấm trong các trường hợp thử tải tại vị trí nút 86 như sau:
Bảng 4: Mômen tấm tại vị trí nút 86 trong các trường hợp thử tải
q Mx My Mxy σch
STT VT VP VT/VP
KN/m2 KNm/m KNm/m KNm/m kN/m2
1 10 -7.137 -2.141 0 3.50E+05 40.235 1225 0.03284
2 20 -14.273 -4.282 0 3.50E+05 160.939 1225 0.13138
3 50 -35.683 -10.705 0 3.50E+05 1005.868 1225 0.82112
4 60 -42.819 -12.846 0 3.50E+05 1448.449 1225 1.18241
5 55 -39.251 -11.775 0 3.50E+05 1217.100 1225 0.99355
6 55.5 -39.607 -11.879 0 3.50E+05 1239.349 1225 1.01171
7 55.2 -39.394 -11.818 0 3.50E+05 1225.968 1225 1.00079
Ta thấy với q = 55.2 kN/m2 thì VT/VP xấp xỉ 1, đây chính là cận dưới TTGH bài toán
tấm, vỏ với điều kiện dẻo viết theo ứng lực.
3. KẾT LUẬN
- Cận dưới của TTGH khi điều kiện dẻo viết theo ứng lực lớn hơn điều kiện dẻo viết
theo ứng suất; hai kết quả trên là hoàn toàn phù hợp với sự làm việc của vật liệu. Tải trọng
khi vật liệu biến dạng dẻo hoàn toàn (điều kiện dẻo viết theo ứng lực) lớn hơn nhiều so với tải
trọng khi tấm mới bắt đầu xuất hiện biến dạng dẻo ở mép trên và dưới (điều kiện dẻo viết theo
ứng suất).
- Khi tăng tải tác dụng thì đến một thời điểm sẽ xuất hiện biến dạng dẻo đầu tiên ở
mép trên và mép dưới tại một hoặc một số điểm của tấm, tiếp tục tăng tải thì biến dạng dẻo
tiếp tục phát triển vào phía trong của tiết diện và cho đến khi vật liệu bị chảy dẻo hoàn toàn tại
điểm đó. Khi đó tải trọng tương ứng sẽ là cận dưới của TTGH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS. Lê Ngọc Thạch; Bài giảng cho học viên cao học Phân tích kết cấu ngoài giới
hạn đàn hồi.
[2]. PGS.TS. Lê Ngọc Thạch, ThS. Mai Châu Anh; Định lý khả dĩ tĩnh, khả dĩ động trong
lý thuyết cân bằng giới hạn và khả năng ứng dụng để phân tích trạng thái giới hạn
của kết cấu dạng tấm, vỏ.
[3]. PGS.TS. Lê Ngọc Hồng; Giáo trình Sức bền vật liệu, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Você também pode gostar