Você está na página 1de 55

3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 09­01­2015, 22:06  

Join Date: 12­2014
Location: 590947F1
I.Love.You.Edf   
Posts: 7,171
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Và đây là phần về Nguyễn Ánh.

Quote:

Originally Posted by nvh92 

Nhá hàng trước 1 đoạn mình viết hôm nay thú thật mình chưa viết được nhiều vì tài liệu hạn chế quá   mai mình tới cơ quan hỏi các

cao nhân xem có thể mò thêm tài liệu Thái lan ở đâu nữa thì sẽ viết tiếp   

Đây là bài mình viết về bang giao giữa Nguyễn Ánh với nước Xiêm (Thái Lan) một mối quan hệ chắc chắn gây vô số tranh cãi nếu không muốn
nói là những lời chỉ trích và buộc tội 
Ở đây xin nhắc lại mình không hề có ý bênh vực gì Gia Long cả vì Nguyễn Thế Tổ có conog và tội riêng 
Mình chỉ muốn dùng bài viết này ít cung cấp góc nhìn mới về các hoạt động của Gia Long thôi 

Trước hết mình xin thống kế các tài liệu mình dùng để tham khảo 
A Voyage To Cochinchina­Jonh Barrow
Lords Of Life: A History Of The Kings Of Thailand của Chula Chakkabonse
Cuộc nổi dậy của Tây Sơn xã hội và tôn giáo VN thế kỷ 18 của Maurice Durance
Xiêm La Thực Lục của Chaophraya Thiphakorawong
Việt Sử Xứ Đàng Trong của Phan Khoang
Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán nhà Nguyễn
Xiêm La Quốc Lộ Trình Tập Lục của Dương Văn Châu 
Cùng các bài viết trên tạp chí nhân vật và sự kiện tạp chí của bộ ngoại gioa Việt Nam số tháng 6­2011

Thật đáng tiếc là mình không biết tiếng Thái Lan nên không thể tham khảo được bất cứ 1 tài liệu nguyên gốc bằng tiếng Thái nào đành phải dựa
vào các bài nghiên cứu khác

Rồi sau đây là chi tiết 
1) Mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và nước Xiêm La và các tiền đề của nó 
Từ trước tới giờ nhắc tới mối quan hệ này ta thường nghĩ ngay tới cảnh cõng rắn cắn gà nhà và một loạt các ác cảm khác
https://vozforums.com/showpost.php?p=74352000&postcount=5 1/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Không sai việc Gia Long cầu viện quân Xiêm là thật quân Xiêm sang quấy rối nước ta rồi bị đánh bại thua chạy cũng là thật nhưng mọi vấn đề ở
trên đời biết qua loa thì dễ chứ biết tường tận để rồi từ đó đưa ra cái nhìn khác quan thì rất khó 

Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào?

Trước hết cần phải hiểu mối quan hệ cũng như thực lực giữa 2 nước Xiêm và Đàng Trong
Chúng ta phần lớn đều đã biết không ít thì nhiều rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng của 2 nền văn minh là Trung Quốc và Ấn Độ trong đó ảnh hưởng
của văn minh Trung Hoa rõ nét ở phía Bắc thì văn minh Ấn Độ lại tác động mạnh về phía Nam 
Thật đáng tiếc là dù biết ít nhiều được điều đó nhưng cứ mỗi lần tranh cãi về vấn đề tình hình xã hội,các cuộc chiến tranh xung đột trong thế kỷ
17­18 phần lớn chúng ta lại dùng tư tưởng Nho giáo để vận vào các nhân vật lịch sử bất kể là ai

Trong khi trên thực tế đến trong một nhà thì anh em cha con còn tính cách khác nhau chứ nói gì tới 1 vùng lãnh thổ với tình hình chia cắt hơn
300 năm từ thời Lê­Mạc rồi lại tới Trịnh­Nguyễn thì đã dẫn tới tư tưởng và văn hóa có khác biệt lớn rồi 

Chỉ nói riêng tình hình Đàng Trong­Đàng Ngoài (ĐT­ĐN) với sự chia cắt cả trăm năm có chính quyền riêng hành chính và văn hóa riêng từ lâu cư
dân 2 miền căn bản đều tự coi mình là công dân của 2 quốc gia độc lập 
Chính quyền cả ở ĐN­ĐT dù đều dựa trên nền tảng Nho học để xây dựng bộ máy hành chính nhưng kết quả và cách thức lại khác nhau

ĐN với tư cách là khu vực chịu ảnh hưởng Nho học lâu đời, cũng như văn minh TQ cũng ảnh hưởng từ lâu nên cơ chế nhà nước tới thế kỷ 17­18
dù có sự lũng đoạn của tập đoàn họ Trịnh nhưng vẫn là quốc gia với quân chủ chuyên chế tổ chức chặt chẽ theo mô hình phong kiến Trung Hoa
theo điển chương, nghi lễ, quy tắc của Nho giáo
Dĩ nhiên cái kiểu cho một vùng hưởng tự trị thì ở Đàng Ngoài cũng có nhưng không có sự tự do được như các thời trước vì ngay từ đầu thời Lê,
Lê Thái Tổ đã có chủ trương đánh dẹp các thế lực tự trị nhằm củng cố vương triều mà tiêu biểu là việc dẹp sự cát cứ của họ Bế,họ Cầm ở châu
Phục Lễ­Cao Bằng,Tuyên Quang,Thái Nguyên ngày nay
Tới thời Lê Thánh Tông một vị vua độc tôn Nho học thì ông lại càng ra sức loại bỏ các thế lực hoặc mầm mống cho cát cứ tự trị, cùng với hàng
loạt các cuộc chinh phạt đánh dẹp nhà Lê còn cải cách quan chế­hành chính
Các Phủ,lộ,châu có khả năng cát cứ tự trị thuộc các vùng Cao Bằng­Lạng Sơn ngày nay (Theo hành chính nhà Lê khi đó là thuộc các phủ Thái
Nguyên/Ninh Sóc­Tuyên Quang) thì nhà Lê đặt các an phủ sứ, tuyên phủ sứ,tri châu do triều đình bổ nhiệm làm người đứng đầu, dưới là các sẽ
là các thổ quan là người bản địa làm cố vấn, với cách làm này các thế gia lâu đời cát cứ không còn có quyền lực chính trị chỉ có ảnh hưởng về xã

hội dù triều đình cũng có lúc vỗ về trọng dụng nhưng nhìn chung họ không thể can dự vào vấn đề chính trị 

Ngược lại ĐT thì là vùng đất mới được hình thành các vùng đất đều lần lượt được thu phục dần dần dù giai cấp thống trị,các Chúa Nguyễn ,quan
lại đều đi theo Nho học và cố gắng tạo dựng một thể chế đại để như ĐN 
Nhưng do điều kiện về sự đa sắc tộc, văn hóa cũng như ảnh hưởng của văn hóa Ấn mạnh hơn nên chúa Nguyễn không thể cứ có một vùng đất
nào mới là ngay tức khắc áp dụng mô hình hành chính Nho học vào mà có áp dụng thì cũng vô dụng nên các chúa Nguyễn có hướng tiếp cận
mềm dẻo hơn, nếu ở ĐN nhà Lê rồi đến Chúa Trịnh đã phân chia hành chính rất chặt chẽ tới thời Trịnh Sâm đơn vị hành chính cao nhất là trấn
https://vozforums.com/showpost.php?p=74352000&postcount=5 2/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

(Cả nước có 11 trấn) dưới là phủ, huyện, châu và xã. 
Đứng đầu Trấn là Trấn ty, Thừa ty và Hiến ty đứng đầu các phủ là An phủ sứ đứng đầu châu, huyện là tri châu hoặc trị huyện đứng đầu cấp xã là
xã trưởng có thể nói là bộ máy hành chính quan chế đã hoàn thiện vô cùng từ trên xuống dưới
Trong khi đó ở Đàng Trong các chúa Nguyễn lại chia các cấp hành chính cao nhất là dinh dưới là phủ dưới nữa là huyện cuối cùng là tổng và xã
ngòa ra còn có 2 trấn đứng độc lập 
Đứng đầu các cấp trấn là Trấn thủ, Cai bạ và Ký lục cấp dưới nữa là Tri phủ,tri huyện rồi cai tổng, xã trưởng 
Nghe thì có vẻ chặt chẽ đó nhưng thực tế cơ cấu này lỏng lẻo hơn rất nhiều sao với ĐN chỉ trừ các vùng cháu Nguyễn kiểm soát chặt được thì
cách tổ chức hành chính còn được tuân theo còn csc vùng xa xôi cơ như vùng dinh Phiên Trấn (Gia Định) và Long Hồ (Vĩnh Long) ược coi là các
vùng biên giới xa xôi hoặc các vùng giáp người Thượng Tây Nguyên thì đều là giang sơn riêng cả các dân tộc thiểu số các Hoa Kiều có thế lực
lớn….các quan chức của Chúa Nguyễn đến cai trị chỉ giống như các đại sứ đại diện cho chúa Nguyễn chứ quyền lực không tác động mạnh được
tới khu vực đó 
Tới trước khi nhà Nguyễn lập nên thì chính quyền ĐT nhìn chung vẫn là dạng nhà nước theo hướng một nửa là liên minh các gia tộc lớn, các khu
vực trong đó nhà Chúa là người đại điện cho vương quyền được tất cả công nhận một nửa là quân chủ chuyên chế 
Trong các khu vực được các chúa Nguyễn kiểm soát chặt chẽ thì sẽ là mô hình quân chủ chuyên chế (Như Phú Xuân­Quảng Nam) còn lại các
vùng chúa Nguyễn khó kiểm soát thì cho phép hưởng cơ chế tự trị độc lập (Như vùng Tây Nguyên ­Tây Nam Bộ)
Chắc mọi người hẳn sẽ thắc mắc tại sao mình lại lằng nhằng trình bày những cái trên?
lí do rất đơn giản vì chính các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng tới quan hệ Việt­Xiêm mà cụ thể hơn là quan hệ đàng Trong với Xiêm cũng như sau này
là giữa Gia Long­hậu duệ chúa Nguyễn với Xiêm

Last edited by I.Love.You.Edf; 10­01­2015 at 11:12.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352000&postcount=5 3/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 09­01­2015, 22:06  

Join Date: 12­2014
Location: 590947F1
I.Love.You.Edf   
Posts: 7,171
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Phần 1 đây nhé. Ảnh quá nặng sẽ hấp diêm băng thông nên mình chỉ để link thôi nhé, bạn nào up được ảnh nhẹ thì pm link để mình sửa bài viết.

Quote:

Originally Posted by nvh92 
Đây là bài mình viết về bang giao giữa Nguyễn Ánh với nước Xiêm (Thái Lan) một mối quan hệ chắc chắn gây vô số tranh cãi nếu không muốn
nói là những lời chỉ trích và buộc tội 
Ở đây xin nhắc lại mình không hề có ý bênh vực gì Gia Long cả vì Nguyễn Thế Tổ có công và tội riêng 
Mình chỉ muốn dùng bài viết này ít cung cấp góc nhìn mới về các hoạt động của Gia Long thôi 

Trước hết mình xin thống kế các tài liệu mình dùng để tham khảo 

A Voyage To Cochinchina­Jonh Barrow
Lords Of Life: A History Of The Kings Of Thailand của Chula Chakkabonse
Cuộc nổi dậy của Tây Sơn xã hội và tôn giáo VN thế kỷ 18 của Maurice Durance
Xiêm La Thực Lục của Chaophraya Thiphakorawong
Việt Sử Xứ Đàng Trong của Phan Khoang
Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán nhà Nguyễn
Xiêm La Quốc Lộ Trình Tập Lục của Dương Văn Châu 
Cùng các bài viết trên tạp chí nhân vật và sự kiện tạp chí của bộ ngoại giao Việt Nam số tháng 6­2011
Tạp chí nghiên cứu lịch sử 
Đại nam thực lục tiền biên
Và Cuốn Lịch sử VN của Đào Duy Anh

Thật đáng tiếc là mình không biết tiếng Thái Lan nên không thể tham khảo được bất cứ 1 tài liệu nguyên gốc bằng tiếng Thái nào đành phải dựa
vào các bài nghiên cứu khác

Rồi sau đây là chi tiết 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352019&postcount=6 1/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Từ trước tới giờ nhắc tới mối quan hệ này ta thường nghĩ ngay tới cảnh cõng rắn cắn gà nhà và một loạt các ác cảm khác
Không sai việc Gia Long cầu viện quân Xiêm là thật quân Xiêm sang quấy rối nước ta rồi bị đánh bại thua chạy cũng là thật nhưng mọi vấn đề ở
trên đời biết qua loa thì dễ chứ biết tường tận để rồi từ đó đưa ra cái nhìn khác quan thì rất khó 

Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào?

Trước hết cần phải hiểu mối quan hệ cũng như thực lực giữa 2 nước Xiêm và Đàng Trong

A) Quan hệ Xiêm La­Đàng Trong và các ảnh hưởng văn hóa 

1) Các ảnh hưởng văn hóa 

Chúng ta phần lớn đều đã biết không ít thì nhiều rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng của 2 nền văn minh là Trung Quốc và Ấn Độ trong đó ảnh hưởng
của văn minh Trung Hoa rõ nét ở phía Bắc thì văn minh Ấn Độ lại tác động mạnh về phía Nam 

Thật đáng tiếc là dù biết ít nhiều được điều đó nhưng cứ mỗi lần tranh cãi về vấn đề tình hình xã hội,các cuộc chiến tranh xung đột trong thế kỷ
17­18 phần lớn chúng ta lại dùng tư tưởng Nho giáo để vận vào các nhân vật lịch sử bất kể là ai

Trong khi trên thực tế đến trong một nhà thì anh em cha con còn tính cách khác nhau chứ nói gì tới 1 vùng lãnh thổ với tình hình chia cắt hơn
300 năm từ thời Lê­Mạc rồi lại tới Trịnh­Nguyễn thì đã dẫn tới tư tưởng và văn hóa có khác biệt lớn rồi 

Chỉ nói riêng tình hình Đàng Trong­Đàng Ngoài (ĐT­ĐN) với sự chia cắt cả trăm năm có chính quyền riêng hành chính và văn hóa riêng từ lâu cư
dân 2 miền căn bản đều tự coi mình là công dân của 2 quốc gia độc lập 
Chính quyền cả ở ĐN­ĐT dù đều dựa trên nền tảng Nho học để xây dựng bộ máy hành chính nhưng kết quả và cách thức lại khác nhau

ĐN với tư cách là khu vực chịu ảnh hưởng Nho học lâu đời, cũng như văn minh TQ cũng ảnh hưởng từ lâu nên cơ chế nhà nước tới thế kỷ 17­18
dù có sự lũng đoạn của tập đoàn họ Trịnh nhưng vẫn là quốc gia với quân chủ chuyên chế tổ chức chặt chẽ theo mô hình phong kiến Trung Hoa
theo điển chương, nghi lễ, quy tắc của Nho giáo
Dĩ nhiên cái kiểu cho một vùng hưởng tự trị thì ở Đàng Ngoài cũng có nhưng không có sự tự do được như các thời trước vì ngay từ đầu thời Lê,
Lê Thái Tổ đã có chủ trương đánh dẹp các thế lực tự trị nhằm củng cố vương triều mà tiêu biểu là việc dẹp sự cát cứ của họ Bế,họ Cầm ở châu
Phục Lễ­Cao Bằng,Tuyên Quang,Thái Nguyên ngày nay
Tới thời Lê Thánh Tông một vị vua độc tôn Nho học thì ông lại càng ra sức loại bỏ các thế lực hoặc mầm mống cho cát cứ tự trị, cùng với hàng
loạt các cuộc chinh phạt đánh dẹp nhà Lê còn cải cách quan chế­hành chính
Các Phủ,lộ,châu có khả năng cát cứ tự trị thuộc các vùng Cao Bằng­Lạng Sơn ngày nay (Theo hành chính nhà Lê khi đó là thuộc các phủ Thái
Nguyên/Ninh Sóc­Tuyên Quang) thì nhà Lê đặt các an phủ sứ, tuyên phủ sứ,tri châu do triều đình bổ nhiệm làm người đứng đầu, dưới là các sẽ
là các thổ quan là người bản địa làm cố vấn, với cách làm này các thế gia lâu đời cát cứ không còn có quyền lực chính trị chỉ có ảnh hưởng về xã
hội dù triều đình cũng có lúc vỗ về trọng dụng nhưng nhìn chung họ không thể can dự vào vấn đề chính trị 
https://vozforums.com/showpost.php?p=74352019&postcount=6 2/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

ĐN nhà Lê rồi đến Chúa Trịnh đã phân chia hành chính rất chặt chẽ tới thời Trịnh Sâm đơn vị hành chính cao nhất là trấn (Cả nước có 11 trấn)
dưới là phủ, huyện, châu và xã. 
Đứng đầu Trấn là Trấn ty, Thừa ty và Hiến ty đứng đầu các phủ là An phủ sứ đứng đầu châu, huyện là tri châu hoặc trị huyện đứng đầu cấp xã là
xã trưởng có thể nói là bộ máy hành chính quan chế đã hoàn thiện vô cùng từ trên xuống dưới

upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/b/b2/VietNam1771.jpg
Bản đồ hành chính của Đàng Ngoài vẽ năm 1771

Ngược lại ĐT thì là vùng đất mới được hình thành các vùng đất đều lần lượt được thu phục dần dần dù giai cấp thống trị,các Chúa Nguyễn ,quan
lại đều đi theo Nho học và cố gắng tạo dựng một thể chế đại để như ĐN 
Nhưng do điều kiện về sự đa sắc tộc, văn hóa cũng như ảnh hưởng của văn hóa Ấn mạnh hơn nên chúa Nguyễn không thể cứ có một vùng đất
nào mới là ngay tức khắc áp dụng mô hình hành chính Nho học vào mà có áp dụng thì cũng vô dụng nên các chúa Nguyễn có hướng tiếp cận

mềm dẻo hơn

Đàng Trong các chúa Nguyễn chia cấp hành chính cao nhất là dinh dưới là phủ dưới nữa là huyện cuối cùng là tổng và xã ngòai ra còn có 2 trấn
đứng độc lập 
Đứng đầu các cấp trấn là Trấn thủ, Cai bạ và Ký lục cấp dưới nữa là Tri phủ,tri huyện rồi cai tổng, xã trưởng 

Nghe thì có vẻ chặt chẽ đó nhưng thực tế cơ cấu này lỏng lẻo hơn rất nhiều so với ĐN chỉ trừ các vùng chúa Nguyễn kiểm soát chặt được thì
cách tổ chức hành chính còn được tuân theo còn các vùng xa xôi cơ như vùng dinh Phiên Trấn (Gia Định) và Long Hồ (Vĩnh Long) được coi là các
vùng biên viễn hoặc các vùng giáp người Thượng Tây Nguyên thì đều là giang sơn riêng cả các dân tộc thiểu số các Hoa Kiều có thế lực lớn….các
quan chức của Chúa Nguyễn đến cai trị chỉ giống như các đại sứ đại diện cho chúa Nguyễn chứ quyền lực không tác động được tới khu vực đó 

Tới trước khi nhà Nguyễn lập nên thì chính quyền ĐT nhìn chung vẫn là dạng nhà nước theo hướng một nửa là liên minh các gia tộc lớn, các khu
vực trong đó nhà Chúa là người đại điện cho vương quyền được tất cả công nhận một nửa là quân chủ chuyên chế 
Trong các khu vực được các chúa Nguyễn kiểm soát chặt chẽ thì sẽ là mô hình quân chủ chuyên chế (Như Phú Xuân­Quảng Nam) còn lại các
vùng chúa Nguyễn khó kiểm soát thì cho phép hưởng cơ chế tự trị độc lập (Như vùng Tây Nguyên ­Tây Nam Bộ)
Chắc mọi người hẳn sẽ thắc mắc tại sao mình lại lằng nhằng trình bày những cái trên?
Lí dó rất đơn giản vì chính các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng tới quan hệ Việt­Xiêm mà cụ thể hơn là quan hệ đàng Trong với Xiêm cũng như sau này
là giữa Gia Long­hậu duệ chúa Nguyễn với Xiêm 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352019&postcount=6 3/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Chính vì cơ chế chính trị của ĐT khá thoáng cùng như ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ nên sau này nó còn ảnh hưởng tới nhà Tây Sơn buổi
đầu và ở nghĩa nào đó theo như Cuộc nổi dậy của Tây Sơn xã hội và tôn giáo VN thế kỷ 18 của Maurice Durance nhận định ở chừng mực nào đó
cuộc nổi dậy của Tây Sơn có hơi hướng của 1 cuộc nổi dậy giữa các lực lượng, cộng đồng người chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn chống lại một
triều đình cố sử dụng các biện pháp cai trị mang tính Nho học và sau này Tây Sơn dựng hình mẫu vương triều theo kiểu Nam Bắc kết hợp cố
gắng trung hòa giữa Văn minh Ấn với văn hóa Nho học

Trước hết chúng ta cần phải hiểu được vài quan niệm cơ bản về nhà nước vũ trụ của các gia ảnh hưởng bởi văn minh Ấn

­Quan niệm vũ trụ của người Ấn là thế giới bao gồm 1 vùng đât khổng lồ tròn như cái đĩa có 7 đại dương và 7 lục địa

­Chính giữa vùng đất này là một ngọn núi cao tới không thể tính được gọi là Meru hay Medus tùy phiên âm, tất cả các vì tinh tú đều xoay quanh
đỉnh núi này ở nơi đây chư thần ngự trị trên 1 cung điện lớn có 8 cổng mỗi cổng có 1 vị thần gọi là Lokapalas­Lopagalas hay Logalasta tùy phiên
âm các nước trấn giữ mà nếu dịch ra Hán­Việt sẽ là các cụm từ kiểu như Thiên vương­Pháp vương­Hộ Pháp....

chinabuddhismencyclopedia.com/en/images/thumb/0/0b/4xcosmos.jpg/250px­4xcosmos.jpg
upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/20/Ranakpur­JambuDweep­Dec2014.jpg
Sơ đồ vũ trụ theo quan điểm Ấn Độ

Đọc sơ qua chắc mọi người ai có chút hiểu biết về Phật giáo đều thấy quen vì hẳn nhiên Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng của tư duy thế giới quan
này 

Giờ mình xin điểm qua các quốc gia chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đã xây dựng hành chính quốc gia thế nào nhé

­Kinh đô Kinh đô Angkor của Cam, Thạt Luổng của Lào nếu mọi người để ý đều có 4­8 cổng được xây trên một vùng đất cao nhất tượng trung
cho ngọn núi thiêng 

­Vua Thái Lan và Mianma có 4 hoàng hậu và 4 thứ phi tổng cộng là 8 người và họ được đặt danh hiệu là Bắc hậu,Tây hậu,Nam hậu,Đông hậu­4
thứ Phi có danh hiệu là Đông Bắc Phi,Tây Nam Phi,Đông Nam Phi,Tây Bắc Phi­Các phi tần nhỏ khác không được đặt tên như thế 

Xin lưu ý là các danh hiệu dịch đại thể ra Hán­Việt là vậy chứ dĩ nhiên trong ngôn ngữ các nước đó nó khác nhưng vẫn mang ý chỉ phương hướng

­Ngoài ra thiết kế quan lại của các triều đình này sẽ luôn có tứ trụ đại thần họ không chỉ là 4 quan to nhất mà còn nắm binh mã bảo vệ kinh

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352019&postcount=6 4/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

đô,đội quân họ nắm được chia đều ra 4 khu vực quanh kinh đô 

­Nếu như quan niệm Nho giáo coi vua là con trời thì trong quan niệm của Ấn độ vua là hiện thân hay chuyển thế của thần linh tối cao mà cụ thể
hơn trong Ấn giáo là thần Siva hay thần Vishnu

­ Kỳ quan Angkor Wat do vua Suryavarman II của Cam ra lệnh làm với mục đích ca tụng thần Siva mà ông tự nhận là hiện thân 

upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1f/Suryavarman_II_in_procession.jpg
Tranh khắc đá vua Suryavarman II 
upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ad/Angkor_Wat_M3.png
Sơ đồ AngKor Vat theo nguyên lý vũ trụ của Ấn Độ 

Điểm sơ qua như vậy giờ mình xin đối chiếu với Nguyễn Ánh cũng như Tây Sơn để mọi người thấy nhé:
­Ban đầu khi Tây Sơn mới nổi dậy Nguyễn Nhạc đã tự xưng là Ông Cả, Thượng Sư 
­Nguyễn Lữ chiụ ảnh hưởng rất nặng của các tôn giáo thời đó tại ĐT bản thân ông trước khởi nghĩa cũng là người theo Ma ní giáo thờ thần lửa
truyền từ Ả rập sang Ấn rồi sau đó lan tỏa các nơi (Hay còn gọi là Minh giáo,Bái hảo giáo fan kiếm hiệp chắc nhận ra rồi chứ) 

­Nguyễn Ánh sau này cũng được người Nam Bộ gọi là Ông Thượng Sư bắt nguồn từ cách phiên âm Ong Chiang Su của người Xiêm hay Nguyễn Lữ
được gọi là Ông Bảy (Ong Bai) rồi các danh xưng như Ông Thượng Công (Ong Thuang Kong)….mà dân gian vùng Gia Định­Tây Nam Bộ thời đó
gọi (Dẫn theo sách Việt Sử Xứ Đàng Trong của Phan Khoang

­Sau này khi Tây Sơn lập quốc Quang Trung lên ngôi ở Núi Bân, xưa nay theo điển chế Nho giáo thì vua lên ngôi luôn phải ở cung điện chứ
khong có chuyện lên núi cả và lịch sử vua chúa Việt chưa có ai trừ Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi trên núi 
­Nguyễn Huệ lên ngôi ở núi Bân giống như các vua Thái,Xiêm,Lào…vì trong quan niệm của họ vua lên ngôi ở trên núi mô phỏng lại ngọn núi
thiêng Meru trong Ấn giáo

­Các bạn hãy nhìn ảnh dưới này nhé 

Đây là ảnh chụp Phượng Hoàng Trung Đô mà Quang Trung dự định xây tại làng Dũng Quyết, xã Yên Trường, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An (nay
thuộc phường Trung Đô, TP Vinh)
Địa thế của Phượng Hoàng Trung Đô dựa vào 2 quả núi Núi Quyết và núi Kỳ Lân hay như sách La Sơn phu tử nói rõ thêm:
"Núi Mèo (tức Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chấp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành."
Kiểu làm thành này rõ ràng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tư duy thành quách của văn minh Ấn Độ giống như Cam,Thái,Lào

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352019&postcount=6 5/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­Và nếu ta còn nhớ thì vua Quang Trung đã phong cho Ngọc Hân làm Bắc Cung hoàng hậu, ban đầu mình cứ nghĩ cá danh hiệu đó ám chỉ xuất xứ
từ miền Bắc của Ngọc Hân nhưng ít nhất tới giờ theo những gì còn lưu lại thì Quang Trung có ít nhất 6 vợ ngoài Bắc Cung hoàng hậu thì còn có
Chính cung hoàng hậu là mẹ của Nguyễn Quang Thuỳ, nếu theo quy chế Nho giáo vua chỉ có thể có 1 hoàng hậu nhưng nếu như so với cách tổ
chức hậu cung theo hướng Ấn thì chắc hẳn Quang Trung còn có Tây cung hoàng hậu và Nam cung hoàng hậu bên cạnh Bắc cung và Chính cung,
đáng tiếc là sử liệu về Tây Sơn nhầu như mất trắng nên không thể biết được lai lịch cũng như thứ bậc cụ thể của hậu cung Quang Trung

­ Còn một điểm nữa mà theo nhà nghiên cứu Song Ju Nam của đại học ngoại ngữ Hàn Quốc từng nhận định là các đách kiểu Tây Sơn đánh rát,
đánh vỗ mặt không cho địch nghỉ, tận dụng sư trợ chiến của voi và hỏa lực tầm xa nếu đem đối chiếu với cách đánh của các nước Đông Nam Á
như Miến,Thái,Lào…thì có nhiều nét tương đồng bên cạnh sự sáng tạo phát triển riêng của Tây Sơn (Cái này dài dòng lắm có dịp mình sẽ nói sau)

Last edited by I.Love.You.Edf; 10­01­2015 at 11:11.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352019&postcount=6 6/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 09­01­2015, 22:09  

Join Date: 12­2014
Location: 590947F1
I.Love.You.Edf   
Posts: 7,171
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Và đây là phần tiếp theo. ảnh thì như trên.

Quote:

Originally Posted by nvh92 
Tiếp theo
2)Về mối quan hệ Việt­Xiêm vào khoảng thế kỷ 16­17 tới khi chính quyền Chúa Nguyễn bắt đầu rơi vào khủng hoảng
dẫn tới sụp đổ (1767)

Quan hệ Việt­Xiêm như mình nói ở trên là có rất nhiều điểm thú vị nhưng do phạm vi bài viết mình chỉ đề cập tới trong khoảng tế kỷ 17­18 một
cách tóm tắt

Trong suốt thế kỷ 17 quan hệ Xiêm với Việt mà cụ thể ở đây là chính quyền chúa Nguyễn với vương triều Ayutthaya (1351­1767) và Thonburi
(1767­1782) ở trong trạng thái đối địch vì xung đột trong vấn đề mở rộng lãnh thổ mà cụ thể hơn là tranh chấp lãnh thổ tại…Chân Lạp(
Campuchia) khi cả chúa Nguyễn lần vương triều Ayutthaya đều thi nhau chiếm đất lập chính quyền bù nhìn phụ thuộc tại Cam sau đó bên kia xúi
giục nổi loạn, lợi dụng mẫu thuẫn chia rẽ bên này tạo áp lực chơi đòn ngầm,rồi thì lúc thì các chúa Nguyễn can thiệp quân sự khi thì vương triều

Ayutthya đưa quân sang,khi thì cả 2 bên cùng can thiệp quân sự cùng can thiệp vào triều đình Chân Lạp để giành lợi ích 

Các chúa Nguyễn lẫn phía Xiêm đều vừa muốn chiếm đóng lãnh thổ của Chân Lạp để mở rộng địa giới lại vừa muốn tạo một khu vực mà như
ngày nay ta gọi là “Vùng đệm” để đảm bảo an toàn vì các chúa Nguyễn còn phải đề phòng mối đe dọa lớn nhất là Đàng Ngoài, phía Xiêm thì mối
đe dọa lớn nhất là ở Miến Điện và các tiểu quốc tự trị miền Nam Thái Lan ngày nay thế nên nói chung gần hết thế kỷ 17 Chân Lạp là vùng chiến
trường ít đổ máu của Xiên và Việt, tình hình của Chân Lạp cực kỳ phức tạp và rối rắm nhưng cả Xiêm lẫn Việt chưa có cuộc xung đột quân sự
nào quá lớn từ đầu cho tới gần cuối thế kỷ 17
Vị thế của chính quyền Chúa Nguyễn với Xiêm giống như 2 con hổ kình cự gầm ghè nhau nhưng chưa bên nào muốn đánh mà chỉ cào cấu thị uy
và đối tượng để cào cấu chính là Chân Lạp

upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/f/f9/DongNamA1710.jpg
https://vozforums.com/showpost.php?p=74352142&postcount=7 1/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Bản đồ của khu vực đông Nam Á năm 1710

Xin được điểm qua các hoạt động đối đầu của Xiên­chúa Nguyễn từ đầu thế kỷ 16 tới khi chính quyền ĐT sụp đổ :

­Năm 1620 chúa Nguyễn kết đồng minh thông qua hôn nhân chính trị với Chân Lạp, Chân Lạp đã nhờ chúa Nguyễn dùng ảnh hưởng cũng như
quân sự khiến Xiêm phải nhượng bộ Chân Lạp thoát khỏi sự ảnh hưởng và lệ thuộc vào Xiêm

­Tuy nhiên tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa thoát khỏi Xiêm thì Chân Lạp lại bắt đầu bị các Chúa Nguyễn dùng các biện pháp khác nhau để trói buộc bắt
lệ thuộc can thiệp vào nội tình Chân Lạp đặc biệt các Chúa Nguyễn đã tận dụng phương pháp tràn dân qua rồi lập làng ấp chiếm dần đất đai

(Nghe quen không)

upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fa/Kns006.jpg
Vua Naresuan của triều Ayutthaya

­Chứng kiến cảnh miếng mồi ngon bị rơi vào tay chúa Nguyễn Xiêm dĩ nhiên không chấp nhận cộng thêm với các bất hòa vốn có với Chân Lạp
thế là vào các năm 1623­1624 Xiêm 2 lần đưa quân tấn công vào Chân Lạp với dự định tái chiếm lập lại ảnh hưởng gạt Đàng Trong ra ngoài tuy
nhiên cả 2 cuộc tấn công đều thất bại, ngoài việc do Chân Lạp đã khéo chống trả thì các chúa Nguyễn đã hỗ trợ tài chính, lương thực (Theo sử
ghi là gần 80 tấn gạo trong 2 năm thời đó là con số lớn ) cho Chân Lạp vì muốn tiếp tục ràng buộc

­Tới năm 1658 trong nội bộ triều đình Chân Lạp xảy ra tranh chấp quyền kế vị ngai vàng, thế là tận dụng cơ hội ĐT can thiệp vào gửi quân đội (3
vạn quân ) với danh nghĩa hộ trợ người thừa kế ngai vàng hợp pháp nhưng thực tế là ngay sau đó 3 vạn quân của chúa Nguyễn không hề hỗ trợ
ai cả mà bao vây kinh đô Chân Lạp khống chế triều đình chính thức biến Chân Lạp thành thuộc quốc

­Hành động của ĐT đã làm nổi giận phía Xiêm để đáp trả vào năm 1659 và 1660 phía Xiêm 2 lần cử sứ giả ra Đàng Ngoài gặp các chúa Trịnh đề
nghị liên minh quân sự hãm lại quá trình nam tiến của chúa Nguyễn đồng thời cùng bắt tay tiêu diệt chúa Nguyễn tuy nhiên lúc này họ Trịnh
đang có nội loạn trong gia tộc nên cơ hội này bị bỏ qua

­Tháng 3 năm 1660 chúa Nguyễn cử phái đoàn sang Xiêm thương nghị về việc mở rộng thông thương buôn bán vốn có từ trước giữa 2 nước
(Cũng có thể là hành động nắn gân của Chúa Nguyễn) tuy nhiên sẵn có sự bất hòa vua Xiêm đã ra lệnh tiếp đón sứ giả ĐT rất thiếu tôn trọng

­Để đáp trả lại hành động này các Chúa Nguyễn đã ra lệnh tăng thuế với các đoàn thuyền buôn của Xiêm đến nước ta theo Phủ biên tạp lục của
Lê Quý Đôn năm 1663 các chúa Nguyễn Đánh thuế các đoàn buôn thua top đoàn buôn các nước bị đánh thuế cao nhất là
https://vozforums.com/showpost.php?p=74352142&postcount=7 2/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

“Tàu Tây Dương thuế đến là 8000 quan thuế về là 800 quan
Tàu Nhật Bản thuế đến là 4000 quan thuế về là 400 quan 
Tàu Thương Hải Lệ thuế đến là 3000 quan,thuế về là 300 quan
Tàu Quảng Đông thuế đến là 3000 quan, thuế về là 300 quan
Tàu Phúc Kiến thuế đến là 2000 quan thuế về là 200 quan 
Tàu Hải Nam thuế đến là 500 quan thuế về là 50 quan
Tàu Xiêm La thuế đến là 2000 quan thuế về là 200 quan.
……..”
Đọc qua bảng kê mọi người có thể thấy các chúa Nguyễn đánh thuế kiểu càng ở xa càng bị đánh thuế cao thế nhưng thực tế Xiêm lại rất gần
nước ta mà lại bị đánh thuế tới 2000 quan lúc đến lúc về là 200 quan tổng là 2200 quan thì rõ là cao quá

­ Tuy đã bị đặt là thuộc quốc phụ thuộc ĐT nhưng Chân Lạp vẫn được đặt triều đình riêng chỉ có điều dĩ nhiên triều đình này phải nghe lời chúa
Nguyễn, tới năm 1670 Chân Lạp lại nổ ra xung đột giành quyền thừa kế ngai vàng

­Tận dùng thời cơ trên tháng 2 năm 1674 ĐT lại đưa quân đội vào can thiệp với ý định thôn tính nốt những gì mà cuộc can thiệp năm 1658 chưa
làm được

­Lần này phía Xiêm dĩ nhiên không thể đứng nhìn nữa nên tháng 7 năm 1674 quân Xiêm cũng kéo vào Chân Lạp để ngăn ĐT, đó là cuộc xung đột
trực diện đầu tiên giữa ĐT­Xiêm tuy nhiên sử sách cả 2 phía đều không đề cập chi tiết tới cuộc đụng độ này Đại Nam thực lục cho biết nó chỉ có
kéo dài tầm 2­3 tháng với vài trận đánh nhỏ là đã chấm dứt với phần thắng thuộc về chúa Nguyễn, sử sách Xiêm cũng ghi tương tự nên có thể
xác nhận cuộc xung đột Việt­Xiêm này ngắn diễn ra nhanh đồng thời cùng năm 1674 Đàng Ngoài mở cuộc tấn công lần thứ 7 nên các chúa
Nguyễn muốn đánh nhanh rút gọn giải quyết sớm đụng độ ở Chân Lạp để tập trung đối phó phía Bắc 

­Năm 1679 một lần nữa Chân Lạp lại có nội loạn xung đột giữa quốc vương và phó vương lần này cả ĐT lẫn Xiêm đều cùng lúc đánh hơi được cơ
hội nên cùng can thiệp 1 lúc mỗi bên ủng hộ 1 phía rồi lập chính quyền riêng và dĩ nhiên tận dụng cơ hội đó các Chúa Nguyễn cùng không ngần
ngại “xin” thêm tí đất của Cam , trong sự kiện can thiệp lần này các chúa Nguyễn đã nuốt được vùng đất của Chân Lạp nay tương ứng với Mỹ
Tho,Biên Hòa phía Xiêm cũng tương tự

­Tới năm 1680 các chúa Nguyễn tận dụng một cựu thần Nhà Minh là Mạc Cửu quê ở Quảng Đông­TQ được bổ nhiệm làm quan địa thần của Chân
Lạp được giao quyền quản lý và khai thác vùng Hà Tiên hiện nay tới năm 1708 ông ta đã thần phục các cháu Nguyễn dâng vùng Hà Tiên cho các
Chúa Nguyễn 

wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8c/1686FrenchMapOfSiam.jpg
Vùng Đông Dương tranh vẽ năm 1680 của người Pháp

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352142&postcount=7 3/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­Chân Lạp vốn dĩ từ thế kỷ 13 đã bị phân chia ra làm 2 vùng lãnh thổ là Lục và Thủy Chân Lạp cả 2 vùng lãnh thổ này tuy tương đối độc lập
nhưng vẫn chịu sự quản lý thống nhất của chính quyền Chân Lạp 

­Tới năm 1757 Lục Chân Lạp hợp nhất với Thủy Chân Lạp nghiễm nhiên làm vùng lãnh thổ mà các chúa Nguyễn đã có từ Chân Lạp trước kia lại
rộng thêm ra 

­Tuy nhiên từ năm 1767 chính quyền chúa Nguyễn bắt đầu suy yếu nên không đủ khả năng dòm ngó tới xung đột với Xiêm nữa lợi dụng điều đó
vương triều Thonburi (1767­1782) của Xiêm bắt đầu ồ ạt giành lại ảnh hưởng tại Chân Lạp

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352142&postcount=7 4/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Các nước Đông Nam á năm 1760

Tổng kết ra trong suốt từ cuối thế kỷ 16 tới thế kỷ 17 Xiêm và chính quyền chúa Nguyễn đã luôn là đối thủ của nhau nhưng các cuộc xung đột
https://vozforums.com/showpost.php?p=74352142&postcount=7 5/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

của 2 phía mỉa mai thay lại được giải quyết chủ yếu trên đất Campuchia, và Chân Lạp luôn trong tình trạng bị o ép từ 2 phía hết bị Xiêm rồi lại
ĐT thao túng bắt nạt,lúc dọa lúc dỗ, lúc đánh khi hôn ,sức ép mà các triều vua Chân Lạp phải chịu luôn rất cao từ cả 2 phía

Tạm hết bài 1 

Last edited by I.Love.You.Edf; 10­01­2015 at 11:10.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74352142&postcount=7 6/6
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 10­01­2015, 17:50  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

B) Mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền chúa Nguyễn và sau là Gia Long Nguyễn Ánh với nước Xiêm trước­
sau khi lập ra nhà Nguyễn

1)Quan hệ ngoại giao của chính quyền chúa Nguyễn với Xiêm từ khi khủng hoảng (1767) tới lúc sụp đổ

Như bài trước mình đã nói bắt đầu từ năm 1767 chính quyền Đàng trong lâm vào khủng hoảng suy yếu trầm trọng, lợi dụng sự suy yếu này Xiêm đã dần
lấy lại thế chủ động dùng sức mạnh tấn công chiếm đoạt hoặc bành trướng ảnh hưởng lên các khu vực Đàng Trong đã chiếm tại Chân Lạp, dần dà bắt
đầu đi tới việc tấn công trực diện 
Và đây chính là chỗ phức tạp mà mình muốn nói đến trong quan hệ Gia Long­Xiêm như mình nói lịch sử của các nước Đông Nam Á thế kỷ 17 dính vào

nhau,ràng buộc nhau nên nói tình hình Việt lúc đó mà không nói về nước khác là sẽ khuyết dữ liệu khiến người ta không hiểu được 

Xin điểm qua tóm gọn các sự kiện Xiêm­Việt để mọi người hiểu rõ 

Vương triều Ayutthaya (1351­1767) là 1 vương triều hùng mạnh và rực rỡ của Xiêm và là đối thủ kình cự lâu nhất của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và
kỳ lạ thay cũng có số phận khá tương tự năm 1767 khi chính quyền ĐT bắt đầu suy yếu thì cũng là lúc Vương triều Ayutthaya sụp đổ bởi cuộc xâm lược
của Miến Điện, Xiêm rơi vào tình trạng hỗn loạn cát cứ 

Lãnh thổ năm 1400 (trên) và con dấu (Dưới) của vương triều Ayutthaya

https://vozforums.com/showpost.php?p=74375432&postcount=105 1/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Tiếp nối triều Ayutthaya là Vương triều Thonburi chỉ kéo dài có 15 năm (1768–1782) người lập ra là Taksin Đại Đế (1734­1782) một vị vua có thể nói là
có nhiều nét giống Quang Trung đặc biệt là chiến tích quân sự lẫy lừng, ông đã đánh bại cuộc xâm lăng của quân Miến Điện tới 3 lần( với 500 quân phát

na vòng vây của gần 2 vạn quân Miến,lấy 5000 quân đập tan cuộc xâm lược lần 2 của quân Miến vậy cho chết đói gần 1 vạn quân...  ), tiến hành

các cuộc chinh phạt ngăn chặn quân Miến Điện, lập vương triều, tiêu diệt các thế lức cát cứ, đồng thời ông cũng đụng độ với Đàng Trong tới 2 lần, Taksin
với các cuộc đánh dẹp của mình là người mở đường cho lãnh thổ Thái Lan thống nhất như hiện nay 

Taksin Đại đế, ''Quang Trung của Thái Lan"

Cụ thể hơn là vào năm 1769 trong nội bộ triều đình Chân Lạp xảy ra tranh giành vương vị giữa quốc vương Ramraja Non và Hoàng Tử em là Ramraja
Ton (Lại nữa à sao tranh mãi thế) và cũng như mọi khi phía Việt và Xiêm lại cùng can thiệp vào nội tình (Lưu ý lúc này Chân Lạp đang là vùng thuộc
quốc của ĐT) 

Tranh của Thái miêu tả lại trận Bangkeo­trận đánh nổi tiếng của Taksin đại đế với quân Miến Điện

Vương triều Thonburi giúp 1 (Phía Non) phía và Chúa Nguyễn Phúc Thuần ủng hộ 1 phía (Phía Ton), và cũng lại như mọi khi sau khi các hoạt động ngoại
giao đe dọa hết tác dụng thì sẽ tới lúc dùng quân sự, và cũng như là chuyện cơm bữa trong thế kỷ 17­18 mọi mâu thuẫn, tham vọng của Việt­Xiêm sẽ
được giải quyết phân lớn trên đất Chân Lạp tháng 6­1769 Taksin đại đế điều binh đến Chân Lạp để hỗ trợ việc giành ngai vàng cho phe Non mà ông ủng
hộ, dĩ nhiên phía bên kia Chúa Nguyễn Phúc Thuần cũng đưa binh tới giúp phe Ton, lực lượng của Taksin bị liên quân ĐT­Ton đánh bại vào tháng 9­1769

Ngay sau đó vào tầm tháng 2­1770 đích thân Taksin đại đế dẫn quân quay lại phục thù
Đầu tiên ông dẫn quân tiến đánh Hà Tiên vào khoảng tháng 10­1771
Sau khi giành thế áp đảo Taskin để 1 phần lực lượng ở lại vây thành Hà Tiên rồi đích thân mình đưa quân quay xuống khu vực Phnôm Pênh(Nam Vang)
thanh toán lực lượng của Narairaja (Ton) rồi đưa Ramaja Non lên làm vua Chân Lạp, Ton bỏ chạy về phía các chúa Nguyễn

Phục dựng hình ảnh quân lính triều Thoburi, lính Taksin đánh với quân chúa Nguyễn chắc ăn mặc­trang bị kiểu này

Tháng 6 năm sau­1772, ĐT phản công từ Gia Định quân Nguyễn trước hết tấn công Nam Vang (Để tạo thế gọng kìm, vì quân Xiêm vẫn để số lượng lớn ở

https://vozforums.com/showpost.php?p=74375432&postcount=105 2/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

thành Hà Tiên để vây thành, đánh Nam Vang rồi lấy đó làm bàn đạp vòng vào đánh Hà Tiên cộng với quân sẵn ở Hà Tiên thì sẽ chắc thắng)
Mũi phản công của quân ĐT thành công quân Xiêm bị đánh bại ở Nam Vang rút về Hà Tiên cố thủ Ton lại lên làm vua Chân Lạp
Từ lúc đó liên quân Đt­Chân Lạp và quân Xiêm bắt đầu tiến hành giằng co nhau tại khu vực biên giới Chân Lạp­Xiêm và khu vực Hà Tiên­ĐT thì quân
Nguyễn giằng co với quân Xiêm

Bản đồ Nam kỳ năm 1832 hơi khác thời chúa Nguyễn nhưng nhìn vào đây có thể tưởng tượng ra cái gì mình viết về cuộc phản công năm 1772

Tuy nhiên bản thân ĐT lúc này cũng đã rơi vào khủng hoảng kinh tế­xã hội trầm trọng, tiềm lực cũng như binh lính không hùng mạnh như trước nữa
Thế nên quân Nguyễn không thể đánh nhanh gọn với Quân Xiêm mà phải cù nhầy vì không đủ khả năng duy trì đánh lớn nhưng khổ nỗi càng kéo dài
chiến tranh thì lại càng làm kiệt quệ sức nước, nhận thấy là không thể duy trì chiến tranh thêm được nữa vì trong nước đã quá khủng hoảng (Kinh tế kiệt
quệ, quyền thần nắm quyền lũng đoạn, mấu thuẫn xã hội gay gắt, nổi dậy ở khắp nơi đặc biệt là Tây Sơn đang mạnh lên ) vào khoảng đầu năm 1773 ĐT
bắt đầu tiền hành đàm phán hòa hoãn với Xiêm 

Một bản đồ khác năm 1829, đường viền hồng là biên giới

Theo đó, ĐT thỏa thuận với Xiêm là sẽ rút quân khỏi Chân Lạp, trao trả các vùng đất của Chân Lạp trước kai ĐT chiếm giữ cho Xiêm, thừa nhận Chân
Lạp là thuộc quốc của Xiêm, đổi lại Xiêm rút quân khỏi Hà Tiên để cho nhà họ Mạc vốn đã thần phục chúa Nguyễn quay lại giữ Hà Tiên như cũ
Thỏa thuận này được chấp nhận và thực hiện, Campuchia chính thức trở thành thuộc quốc của Xiêm từ đó, còn về phía chúa Nguyễn cuộc chiến tranh này
là giọt nước tràn li cuối cùng đánh dấu việc chính quyền chúa Nguyễn sụp đổ 

Sau thỏa thuận năm 1773 triều Thoburi chiếm Campuchia và có lãnh thổ như thế này

Gia Định thành thông chí của Trịnh Hòa Đức có ghi chép cụ thể về cuộc chiến này:
“Tháng 9 (1771), Phi nhã Tân (tức Trịnh Quốc Anh) thấy Chiêu Thúy (Chúy) hiện đang ở Hà Tiên, lo rằng việc ấy khó chịu...(Nhân) thừa nhuệ khí vừa
mới phá giặc ở Lục Côn (thuộc nước Miến Điện) nên mới thân điều 2 vạn lính thủy lục, dùng tên cướp Trần Thái ở núi Bạch Mã làm người dẫn đường.
Ngày mùng 3 tháng 10, chúng tiến đến Hà Tiên, vây chặt trấn thành (thành có 3 mặt chắn bằng ván gỗ, không phải xây bằng đất đá). Lúc ấy quân giữ
Hà Tiên rất ít ỏi, nên họ phải đóng chặt cửa thành để chống cự, mặt khác lo cấp báo với đồn dinh Long Hồ. Thủy quân của Xiêm chiếm được núi Tô Châu
rồi dùng súng lớn bắn vào thành, tình thế rất nguy cấp.
Đêm mùng 10, kho thuốc súng ở núi Ngũ Hổ bốc cháy khiến cả thành đều chấn động. Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ
không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng, quân Xiêm trong ngoài giáp công, chúng vừa đánh trống vừa hò
reo huyên náo, tiếng súng đại bác vang như sấm. Tông Đức hầu (Mạc Thiên Tứ) thân dẫn quân đánh với chúng trên đường phố, một lúc sau, quân dân

https://vozforums.com/showpost.php?p=74375432&postcount=105 3/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

trong thành tan vỡ chạy tán loạn, qua canh ba thành vỡ, Tông Đức hầu quyết tử chiến với địch thì Cai đội Đức Nghiệp hầu đến ôm nách đưa Tông Đức
hầu lên thuyền rồi chèo theo đường sông hướng về Giang Thành (tên một thủ sở) mà chạy. Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng, Thắng Thủy hầu Mạc Tử Thảng và
Tham tướng Mạc Tử Dung đem thủy quân phá vòng vây rồi theo đường biển chạy xuống Kiên Giang, sau đó qua Trấn Giang đóng lại.
Ngày 15, thuyền của Tông Đức hầu đến Châu Đốc, tướng Xiêm là Chiêu khoa Liên[5] cho truy binh đuổi theo, Tông Đức hầu sai Cai đội Đồ Bà (Chà Và) là
Sa Ra chặn đánh nhưng cũng thua, bèn rút ra đạo Tân Châu Tiền Giang, ở đó ông gặp Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai cơ Kính Thận hầu Tống Phước Hiệp
đang thân dẫn binh của dinh đến tiếp ứng, họ vội giục gấp quân tiến vào sông Châu Đốc đánh giết đẩy lui quân giặc. Quân giặc Xiêm vì không biết đường
nên đi lầm vào sông cụt, bị đại binh đuổi kịp chém đầu được hơn 300 tên. Chiêu khoa Liên bỏ thuyền chạy lên bờ rồi suốt đêm theo đường Chơn Giùm
(Chan Sum) chạy về Hà Tiên. Quân dinh Long Hồ thu được 5 chiếc thuyền chiến, súng ống và vật dụng của quân Xiêm và ghe sai của Hà Tiên không kể
xiết, rồi để quân ở lại giữ đạo Châu Đốc, còn đại binh lui về Tân Châu cùng Tông Đức hầu hỏi han, an ủi cơ sự, sau đó sai thuyền bè đưa Tông Đức hầu
về nghỉ tại dinh Long Hồ.
Lại nói Cai đội đạo Đông Khẩu là Nhơn Thanh hầu Nguyễn Hữu Nhơn đón đánh quân Xiêm ở Cường Thành (Lấp Vò, thuộc tỉnh Đồng Tháp), Hậu Giang,
ông cho quân giữ lấy chỗ hiểm yếu rồi bất thần xuất quân đánh liền mấy trận đều thắng, thu được 10 chiếc thuyền chiến của quân Xiêm. Quân Xiêm
theo đường bộ chạy trốn nhưng cũng bị chém, bị thương và bị đói khát chết mất quá nửa và cuối cùng chúng thấy đất Long Hồ nhiều hiểm yếu nên
không dám tái phạm. Khi ấy Phi nhã Tân để Chiêu khoa Liên ở lại giữ trấn Hà Tiên còn y thân dẫn hùng quân thẳng đến nước Cao Miên. Vua Cao Miên là
Nặc Ong Ton (Ang Ton) chạy ra đất Bát Chiên, Long Quật. Phi nhã Tân đưa Nặc Ong Non (Ang Non) trở lại làm Quốc vương Cao Miên, quân Xiêm chiếm
giữ phủ Nam Vang và có ý dòm ngó đất Gia Định của ta.
Tháng 11, Thống suất Khôi Khoa hầu, Tham mưu Miên Trường hầu gửi công văn mời Tông Đức hầu cùng hội họp...Tông Đức hầu trình bày hết mọi
nguyên do thất thủ và dâng biểu xin chịu tội. Tháng 12, triều đình xuống chiếu tha tội cho Tông Đức hầu, lại cấp cho lương tiền rồi sai quan Điều khiển
(Nguyễn Cửu Đàm) điểm binh đưa Tông Đức hầu về trú ở đạo Trấn Giang để chiêu dụ vỗ về kẻ lưu vong, chuẩn bị cơ hội dẹp giặc.
Tháng 2 mùa xuân năm Nhâm Thìn (1772), triều đình nghị tội việc Khôi Khoa hầu không tiếp viện để cho Hà Tiên bị rơi vào tay địch, giáng Khôi Khoa
hầu xuống làm Cai đội, triệu Miên Trường hầu về kinh đợi lệnh. Tháng 6, quan Điều khiển điều binh tiến đánh, Đàm Ân hầu lãnh đại binh kéo đi theo
đường Tiền Giang, Cai bạ dinh Long Hồ là Hiến Chương hầu Nguyễn Khoa Thuyên đem quân binh Đông Khẩu theo đường biển Kiên Giang tiến tới, Lưu thủ
Kính Thận hầu theo đường Hậu Giang đến đóng ở Châu Đốc để làm 2 đường tiếp ứng cho đạo quân trước. Lúc ấy, Nhơn Thanh hầu đương bị bệnh nặng,
một mình Hiến Chương hầu quản 3000 quân dùng 50 chiếc thuyền đủ cỡ lớn nhỏ tiến đánh quân Xiêm nhưng thấy bất lợi nên phải rút về đạo Kiên Giang.
Đàm Ân hầu lại dùng một người Cao Miên là Nhum Rạch làm tiên phong kéo quân đến đánh Nam Vang, quân Xiêm bị chết rất nhiều. Phi nhã Tân phải
chạy xuống Hà Tiên, Nặc Ong Non (Ang Non) thì chạy về Cần Vọt, quân ta thu phục được các phủ Nam Vang và La Vách. Nặc Ong Ton (Ang Ton) trở lại
ngôi cũ, nước Cao Miên từ đó được yên ổn, đại binh kéo về và gửi tiệp báo lên triều đình...
Phi nhã Tân về đến Hà Tiên bèn viết thư giảng hòa gởi đến Tông Đức hầu nhưng hầu không trả lời, Phi nhã Tân tự nghĩ mình mới chiếm được nước Xiêm,
gốc rễ chưa được vững bền, nay đem quân đi xâm lược phương xa cũng chưa thành công, nếu cứ để cho quân sĩ lưu dây dưa thì một mai nước Xiêm có
người chiếm lấy sào huyệt khiến tấn thoái đều cùng đường, dẫu có hối cũng không kịp. Y bèn chọn quân giao cho Chiêu khoa Liên ở lại giữ Hà Tiên, còn
tự thân dẫn quân, bắt lấy con cái của Tông Đức hầu và Chiêu Thúy (Chúy) đưa xuống thuyền trở về thành Vọng Các. Về tới Xiêm thì giết Chiêu Thúy.
Tháng 2 mùa xuân năm Quý Tỵ (1773), Tông Đức hầu ở tại Trấn Giang rồi cho người sang Xiêm để thăm dò động tĩnh, ngoài mặt tỏ ra là hòa hoãn kết
thân, nên Phi nhã Tân bằng lòng, đưa người thiếp thứ tư và người con gái nhỏ của Tông Đức hầu mà y đã bắt để làm tin trở về Trấn Giang và cho gọi
Chiêu khoa Liên về nước. Khi quân Xiêm qua xâm chiếm, chúng đã phá hết thành lũy Hà Tiên, phá tan nhà cửa, cướp hết của cải, nhân dân đều bỏ trốn
chỉ còn lại gò đất hoang mà thôi. Tông Đức hầu khôn xiết bùi ngùi trước cảnh hoang tàn như thơ Thử Ly miêu tả nên tạm trú ở Trấn Giang, rồi sai Hiệp
trấn Mạc Tử Hoàng trở về để sửa sang lại dinh lũy.”

https://vozforums.com/showpost.php?p=74375432&postcount=105 4/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Đọc qua ta có thể thấy nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến này là Taksin muốn diệt con của 1 đối thủ chính trị có khả năng đe dọa ngai vàng 

 tuy nhiên theo bài viết của học giả Trần Trọng Kim thì đây chỉ là cái cớ giống như Tào Tháo khi xưa lấy cớ báo thù cha đánh Từ Châu, Lưu bị lấy

cớ báo thù Quan Vũ đánh Giang Đông thôi, mục đích diệt đối thủ chính trị là phụ, tấn công bành trướng lãnh thổ mới là chính 

Từ năm 1773 trở đi chính quyền ĐT bại như núi đổ,cuối năm 1773 Tây Sơn chiếm được Quy Nhơn, chính quyền chúa Nguyễn lùi vào Nam bộ

Tây Sơn liên tục tiến công tới tháng 9 năm 1777, Nguyễn Huệ tấn công bắt và giết được chúa Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên (nay là Cà Mau)

Cùng năm đó tháng 10­1777 Nguyễn Lữ dẫn quân đánh Sài Côn (nay thuộc Tiền Giang). Bắt và giết toàn bộ gia đình chúa Nguyễn Phúc Dương, chỉ có Gia
Long Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền chúa Nguyễn chính thức sụp đổ
Cũng từ đây cuộc sống lưu vong của Nguyễn Ánh bắt đầu

Tạm hết bài này bài sau sẽ là: Các hoạt động ngoại giao của Nguyễn Ánh với Xiêm từ 1778 tới 1802

Last edited by nvh92; 10­01­2015 at 17:54.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74375432&postcount=105 5/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 11­01­2015, 17:29  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

2) Các hoạt động ngoại giao của Nguyễn Ánh với Xiêm từ 1778 tới 1787
Có thể nói đấy là giai đoạn long đong nhất trong cuộc đời Nguyễn Ánh cũng như phức tạp nhất với mỗi quan hệ với Xiêm 

2.1) Cũng cần điểm qua tình hình bên Xiêm một chút 
Như mình đã giới thiệu phần trước Taskin đại đế đã lập ra vương triều Thonburi nhưng chỉ tồn tại có 15 năm tuy vậy nó để lại các chiến tích huy hoàng
Tới năm 1781 theo sử sách Thái ghi lại thì Taskin bắt đầu mắc bệnh điên, ông bắt đầu ăn chay niệm Phật cố tin là mình tu hành sẽ thành Phật, vì thế
nên chính sự bị bỏ bê, sự hỗn loạn bắt đầu xuất hiện trên khắp cả nước,nguy cơ nạn đói bắt đầu xảy ra.

Các nhân chứng nước ngoài cũng đã chứng kiến những hành vi có tính chất ngày càng điên rồ của ông, ví dụ ông cho đánh chết các nhà sư không chịu
công nhận ông là đức Phật sống, số nhà sư bị hành quyết có lúc lên cả trăm người

Ngoài ra theo Đại Nam Nhất thống chí thì Taksin đã gây ra một vụ giết chóc quá tay với các quan thần của Nguyễn Ánh cũng như đối xử quá thô bạo với
người Việt ở Xiêm 
"Lại có người Chân Lạp là Bô Ông Giao nói gièm với vua Xiêm rằng Gia Định đã gửi mật thư bảo Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ làm nội ứng, mưu lấy
thành Vọng Các. Vua Xiêm rất ngờ, liền bắt hết mọi người để tra hỏi. Mạc Tử Duyên hết sức cãi là chuyện vu cáo, bị vua Xiêm đánh chết. Thiên Tứ tự
tử. Tôn Thất Xuân cùng Sâm, Tĩnh và quyến thuộc của Thiên Tứ cộng 53 người đều bị hại hết. Nhân dân nước ta ngụ ở Xiêm đều bị dời hết ra nơi biên
thùy."

Ở đây lưu ý là Mạc Tử Duyên, Mạc Thiên Tứ đều là con cháu của Mạc Cửu, công thần của chúa Nguyễn, chính Mạc Cửu đã có công thu phục Hà Tiên cho
chúa Nguyễn vì vậy chúa Nguyễn cho nhà họ Mạc quyền tự trị, cai quản Hà Tiên đời đời, các thành viên gia tộc này đều nắm các vị trí lớn trong triều
đình ĐT khi đó.

Sau khi Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn Mạc Thiên Tứ cùng các thành viên nhà họ Mạc và nhiều quan tướng khác của chúa Nguyễn chạy lưu vong sang

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 1/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Xiêm, ngòai mục đích lưu vong thì cũng có thể đoán được 1 phần mục đích của họ là lấy Xiêm làm căn cứ xây dựng lực lượng để sau này mưu sự việc
lớn.

Tuy nhiên, sự việc bi thảm mà vua Taksin gây ra với nhà họ Mạc đã vĩnh viễn chấm dứt cơ hội hợp tác giữa Nguyễn Ánh và Taksin.

Sự việc Taksin bị điên này tới nay vẫn còn nhiều uẩn khúc, vì ít nhất theo các tài liệu trước đó Taksin hoàn toàn khỏe mạnh minh mẫn, ông cũng không
gặp bất cứ một biến cố tâm lý nào quá lớn đến độ có thể quẫn trí cả, vả chăng Taksin vốn là võ tướng can đảm, chiến trận cả đời nên rất cứng rắn.

Đã có rất nhiều lời giải đáp được đưa ra cho sư việc của Taksin, dân gian thì từng truyền nhau lời đồn là do ông chinh chiến cả đời giết vô số người nên
phạm sát nghiệp quá nặng vi vậy bị các oan hồn ám ảnh đến hóa điên hoặc do một người thiếp yêu của ông mất làm ông đau buồn quá độ…

Dĩ nhiên những lời đồn đó là hoang đường còn các nhà sử học Thái tới nay ít nhất đưa ra 4 giả thiết: 
­ Đầu tiên, là Taksin giả điên để tránh khỏi bị hại trong một âm mưu chính trị, tuy nhiên giả thiết này không chắc chắn vì số nhân chứng quá nhiều đã
nhìn thấy Taksin có các hành động bất thường
­ Thứ 2, việc Taksin hóa điên là do vương triều mới bịa ra để lấp liếm âm mưu tuy nhiên cũng như giả thuyết 1 có quá nhiều nhân chứng đã thấy hành
động của Taksin nên giả thiết này khó tin
­ Thứ 3, Taksin bị điên thật và là do 1 căn bệnh hay biến cố gây nên tuy vậy tới giờ chưa có chứng cớ thuyết phục về việc cái gì đã gây nên bệnh điên
cho ông
­ Thứ 4, là Taksin đã bị đầu độc ám hại dẫn đến điên

Tới nay vấn đề Taksin vẫn gây tranh cãi cho các sử gia Thái, tuy nhiên có thể khẳng định 1 điều là bệnh điên của ông đồng thời cũng đã đặt dấu chấm
hết cho vương triều Thoburi và tạo cơ hội cho các lực lượng tiến hành soán ngôi.

Đầu năm 1782, Taksin ra lệnh hành quyết một loạt các tướng, nguyên nhân được tuyên bố là vì họ có âm mưu nổi loạn, trong đó có các tướng của
Phraya San­một đại quý tộc đương thời, cũng là một thế lực quân sự mạnh. 
Sự việc này như giọt nước làm tràn ly khiến ông ta nổi giận, tháng 9­1782 Phraya San đã đưa quân bao vây kinh thành làm đảo chính ép Taksin thoái vị,
sự việc sau đó diễn ra cực nhanh chỉ trong có 1 ngày quân đảo chính đã bắt được Taksin ngay trong nội cung rồi bắt giam ông.

Theo biên niên sử của Hoàng gia thì sau đó ông có xin được cho mình đi tu có điều bị từ chối, khi cuộc đảo chính vừa xảy ra thì tướng Chao Phraya
Chakri là chiến hữu lâu năm của Taksin, đồng thời cũng là đệ nhất công thần của Thoborin đang tiến hành dẹp loạn ở Chân Lạp đã nghe tin, ông nhanh
chóng đưa lực lượng về giải vây cho kinh thành xử tử, lưu đày, bắt giữ những kẻ chính biến 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 2/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Theo biên niên sử vương thất Thái, Tướng quân Chao Phraya Chakri quyết định xử tử Taksin, ghi rằng khi được đưa đến điểm hành quyết, Taksin đòi tiếp
kiến Tướng quân Chao Phraya Chakri song Tướng quân bác bỏ. Taksin bị chặt đầu trước pháo đài Wichai Prasit vào ngày 10 tháng 4 năm 1782, và thi thể
của ông được an táng tại Wat Bang Yi Ruea Tai. 

Tướng quân Chao Phraya Chakri sau đó giành quyền kiểm soát thủ đô và xưng vương, thiết lập vương triều Chakri (1782­nay)

Vua Raman I hay còn gọi là Đức Phật đế hay Chakri Đại Đế

Sự kiện này cũng như căn bệnh điên của Taksin đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học Thái, bởi đọc qua cũng thấy nó nhanh và trót lọt tới khó
tin,tại sao tự dưng lại chỉ vì mấy viên tướng bị chém mà có nổi loạn? tại sao quân nổi loạn bắt Taksin rồi lại 0 giết ngay,cũng không lập vua mới? Tại
sao Chao Phraya Chakri lại biết tin nhanh tới thế và dọn dẹp hỗn loạn nhanh tới thế?....

Hàng loạt các nghĩ vấn đã được đặt ra tới tận giờ, tuy nhiên mình xin được gác lại vấn đề đó ở đây để nó cho các sử gia Thái

Biểu tượng của vương triều Chakri

Chỉ biết 1 điều với việc lật đổ vương triều Thoburi tướng quân Chao Phraya Chakri đã lập ra triều Chakri và đó chính là Hoàng gia Thái Lan hiện nay,
Chao Phraya Chakri trở thành Thái Tổ khai quốc của triều Chakri tức Rama I
Và chính Rama I đã là người có sự can thiệp rất lớn vào tình hình nước ta khi đó cũng như liên hệ mật thiết với sự nghiệp của Gia Long

2.2) Tình hình của Nguyễn Ánh sau khi chính quyền chúa Nguyễn sụp đổ 1778­1781

Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt Gia Long không chạy ra nước ngoài ngay mà lẩn tránh vào Gia Định vì đây là nơi vẫn trung thành với các
chúa Nguyễn, còn Tây sơn thì năm 177 diệt xong các thế lực cuối cùng của chúa Nguyễn tại Sóc Trăng, Kiên Giang họ đã rút về

Ngẫm ra thì trong 3 anh em Tây Sơn, Nhạc có đầu óc như một phú nông ở quê dù có giàu cũng không cần bước quá lũy tre làng, cứ ta về ta tắm ao ta­
một thứ tâm lý rất nông dân, Lữ thì có đầu óc như một ông đạo sĩ thầy tu (Bản thân Lữ trước khởi nghĩa cũng là thầy tu mà) vô tình bị cuốn vào cuộc
tranh đoạt nên khi cảm thấy hơi yên ổn một chút là sẽ quay lại lối sống khép mình của tu sĩ mặc kệ đời, chỉ có Huệ là có đầu óc như một chính trị gia

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 3/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

đích thực

Trong thời điểm năm 1778 lãnh đạo Tây Sơn vẫn là Nguyễn Nhạc với tâm lý rất nông dân, tư duy khá là địa phương, Nhạc cho rằng chỉ cốt thu phục các
khu vực được coi là đất cũ lâu năm còn những nơi đất lạ thì không hứng thú, chính vì thế ông không ra lệnh tiến quân vào Nam Kỳ rồi chiếm đóng lâu
dài mà chỉ coi như đây là nơi biên viễn xa xôi, thỉnh thoảng tiến quân vào cướp gạo mang về chứ không thể chiếm đóng dài

Và đây chính là sai lầm cốt tử của Tây Sơn mà sau này Quang Trung không kịp sửa 

Ngay sau khi Tây Sơn rút đi vào năm 1777, sang năm 1778 Nguyễn Ánh đã quay trở lại chiếm cứ Nam Kỳ lấy chính dinh là Gia Định xây lại căn cứ 
Đây chính là chỗ mình nể nhất Gia Long vì chỉ trong 3 năm ông đã tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền,hành chính,kinh tế cực nhanh và nghiêm
chỉnh đủ thấy ông là người có đầu óc chiến lược và khả năng lãnh đạo cao ra sao
Và với mình đây cũng chính là nguyên nhân tại sao ông lại thắng được vì ông ta đã xây được căn cứ địa cơ bản, tức là xây được nhà, Tây Sơn tiến vào
đuổi ông ta khỏi nhà nhưng lại không phá nhà cửa vườn tược hay chiếm luôn cả nhà mà chỉ cướp đồ rồi đi ra, sau đó Gia Long quay lại lại ngủ trong nhà
mình, đến đuổi lại chạy, cứ như thế rốt cuộc dù có tổn thất cao tới đâu nhưng cứ chạy lòng vòng mệt mỏi rồi lại được về nhà mình thì dù ít cũng vẫn có
được nguồn lực cơ bản để phát triển

Nam Kỳ năm 1829

Thế nên sai lầm lớn nhất của Tây Sơn không phải là anh em đánh nhau, cũng không phải là dùng chính sách quá cứng rắn, thẳng tay, những cái đó là
việc thường mà chính là không tiến vào chiếm cứ Nam Bộ trong khi Tây Sơn thừa khả năng làm việc này, tới khi Quang Trung nắm quyền có dự định này
thì đã quá muộn 

Việc anh em đánh nhau là việc bình thường vì đây là vấn đề quyền lợi chính trị, có lúc phải tàn nhẫn để làm được việc, lịch sử cũng thiếu gì các vương
triều mà trong nhà nồi da xáo thịt nhau vì quyền lợi chứ, đến Nhà Nguyễn sau này cũng có thiếu gì?

Dùng chính sách rắn tay thì không phải chỉ Tây Sơn làm mà nhiều thời điểm người ta đã làm, trong tình thế bắt buộc thì chính sách rắn buộc phải dùng,
thời Đường Nhà Đường để dẹp loạn An Sử cũng đã tiến hành một loạt các biện pháp tăng thuế bắt lính, thậm chí chấp nhận cho quân đội cướp bóc khi
không đủ khả năng trả lương, Cách mạng Pháp phải có nguyên thời kỳ Khủng Bố để giữ vững chính quyền, Nội chiến ở Nga chính quyền Xô Viết phải
dùng chính sách Cộng Sản thời chiến rất khắt khe mới thắng được nội chiến….

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 4/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Những sự việc trên của Tây Sơn xét ở nghĩa nào đó là tình thế bắt buộc nên cần hành động như vậy gọi đó là sai lầm thì là chưa thỏa đáng, nhưng việc
chiếm đóng Nam Bộ lâu dài Tây Sơn có thể làm được từ rất lâu ngay từ năm 1777 nhưng không muốn làm để lại hậu quả sau này ­ cái này mới đáng gọi
là sai lầm

Vậy trong 3 năm 1778­1781 Nguyễn Ánh đã làm những gì?

Đầu tiên ông cho tiến hành phân địa giới hành chính Nam Bộ thành 3 dinh
Đại Nam thực lục có ghi:

"….Mùa đông, tháng 11 (năm Kỷ Hợi 1779), (Gia Long) xem đồ bản các dinh đất Gia Định, chia vạch địa giới ba dinh Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ
khiến cho liên lạc nhau. Dinh Trấn Biên lãnh một huyện (Phúc Long), có 4 tổng (Tân Chính, Bình An, Long Thành và Phúc An), dinh Phiên Trấn lãnh một
huyện là Tân Bình, có 4 tổng (Bình Dương, Tân Long, Phúc Lộc và Bình Thuận); dinh Long Hồ đổi làm dinh Hoằng Trấn, lãnh một châu là Đinh Viễn, có 3
tổng (Bình An, Bình Dương và Tân An). Lại thấy đạo Trường Đồn là nơi yếu địa của ba dinh nên đặt làm dinh Trường Đồn (nay là tỉnh Định Tường), lãnh
một huyện (Kiến An), có 3 tổng (Kiến Đăng, Kiến Hưng và Kiến Hoà). Đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục để cai trị…"

Sau khi phân chia hành chính lịa tiếp tục tới việc quản lý về kinh tế,Đại Nam thực lục lại ghi chép:
“... Buổi quốc sơ, đất Gia Định (Ở đây là chỉ cả Nam Bộ, thời đó Gia Định là cách gọi chung cả Nam Bộ) còn là nơi nhiều rừng rú đầm lầy, mộ dân tới ở,
cho tuỳ tiện lập ấp vỡ hoang (có nơi ở về Phiên Trấn mà đánh thuế làm đất Trấn Biên, cũng có nơi ở về Trấn Biên mà đánh thuế làm đất Phiên Trấn), các
thửa ruộng đất chỉ ước số đại khái, không chia ra hạng tốt, hạng xấu, đặt chín trường khố nạp riêng (các kho Quy An, Quy Hoá, Cảnh Dương, Thiên Mụ,
Giản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh) để thu thuế…”

Sau đó lại tiến hành tổ chức bộ máy chính trị Theo Đại Nam thưc lục chép lại
­Tháng 7­1780, Nguyễn Ánh tự xưng vương, cho tìm con ấn của các chúa Nguyễn thời trước 
­ Ngay sau đó ông tiến hành cắt đặt các vi trí quan trọng trong bộ máy triều chính:
+) Đỗ Thanh Nhân làm ngoại hữu phụ chính thượng tướng công
+) Tống Phước Khuông làm ngoại tả 
+) Lập con gái Phước Khuông (Sau này chính là mẹ của hoàng tử Cảnh) làm phi của mình
+) Lập thêm 6 ban,7 cục
+) Tăng thêm số Cai bạ lên 3 người
+) Lập hệ thống phẩm hàm tạm thời cho quan chức

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 5/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

…..

Về mặt quân sự Gia Long chỉ trong 3 năm đã bình định khu vực Nam Kỳ

­Cùng Năm 1780 người Cao Miên ở Trà Vinh nổi loạn, sai Đỗ Thanh Nhân đem quân đánh dẹp
­ Đỗ Thanh Nhân dẹp loạn xong sinh kiêu ngạo có ý cát cứ nên đích thân Nguyễn Ánh đi dẹp nốt
­ Giết Đỗ Thanh Nhân tiếng là giết quyền thần cát cứ nhưng bản chất lại khác vì Đỗ Thanh Nhân là người Hoa kiều, quân đội của ông ta thì cũng hầu như
toàn lính Hoa kiều,như ta đã biết tới TK 17­18 Hoa kiều đã là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn tại miền Nam, để cho thế lực Hoa kiều kiểu Đỗ Thanh Nhân
cát cứ sẽ là cái hại rất lớn cho cơ nghiệp của Gia Long 

­ Cũng vào năm 1780 Nguyễn Ánh đã có ý định liên lạc với các cựu thần của nhà họ Mạc như Mạc Thiên Tứ và các quan thần khác như Tôn Thất Xuân
vốn đang đưa lực lượng lưu vong sang Xiêm, tuy nhiên lại xảy ra vụ án Taksin giết oan hàng loạt các cựu thần chúa Nguyễn và cho đi đày người Việt ra
biên giới như mình kể trên, nên việc liên lạc bị cắt đứt, Gia Long cũng vì thế không có ý định hợp tác với Xiêm nữa 

Cũng xin tiết lộ thêm luôn là theo giả phả họ Nguyễn, Tôn Thất Xuân xét ra là hàng chú của Nguyễn Anh vì ông là con thứ 17 của chúa Nguyễn Phúc
Khoát trong khi Nguyễn Ánh là con của vương tử Nguyễn Phúc Luân là con thứ 2, ông tên thật là Nguyễn Phúc Xuân ­ phải lấy tên giả để trốn tránh, đồng
thời nếu xét theo quy tắc thừa kế thì ông cũng có thể nối ngôi chúa 

­Theo di chiếu của Nguyễn Phúc Khoát, cha Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Luân sẽ nối ngôi chúa nhưng quyền thần Trương Phúc Loan lại sửa di mệnh để
Nguyễn Phúc Thuần lên thay, còn Luân thì bị giam lỏng, ông mất năm 33 tuổi 
Sau này Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn giết khi chưa có con trai, các vị vương tử khác đều lần lượt bị Tây Sơn bắt giết hay bắt giam hoặc bị xua đuổi
không còn có chí quay lại phục quốc, chỉ có Nguyễn Phúc Xuân là trốn được (Hoặc được tự do) nên theo lệ cũng có thể lên ngôi chúa

Chính vì vậy có một chi tiết rất đáng lưu ý mà Xiêm la thực lục, cũng như Sử Ký Đại Nam Việt và biên khảo Người Hoa Tại Việt Nam của Nguyễn Văn
Huy có ghi là:

­Sau khi Tôn Thất Xuân (Nguyễn Phúc Xuân) chạy trốn sang Xiêm ông chỉ căn cứ theo lẽ là Nguyễn Phúc Thuần đã mất không có con trai, các vương tử,
vương tôn khác phần lớn đã chết nên quyền kế vị ngai chúa phải là của ông bởi thế khi đến Xiêm ông đã tự tuyên bố mình là người thừa kế hợp pháp của
chúa Nguyễn, lấy danh nghĩa đó nhờ vua Xiêm khi đó là Taksin giúp sức đưa quân khôi phục quốc gia sự việc này xảy ra vào năm 1778

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 6/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­Tuy nhiên, do thời đó liên lạc khó khăn nên người Xiêm cũng không biết là ở Gia Định Nguyễn Ánh đã được xưng làm chúa, cho tới năm 1780 Nguyễn
Anh có ý liên lạc lại với Tôn Thất Xuân cùng Mạc Thiên Tức thì lại xảy ra việc Taksin giết oan họ

­ Và xin đặc biệt chú ý tới chi tiết là vào tháng 11 năm 1781, Chao Phraya Chakri, tức chính là Thái tổ hoàng để của nhà Chakri­Raman I, đưa quân đi
dẹp loạn tại Chân Lạp, trong khi đó Nguyễn Ánh cũng đang làm vương ở đất Gia Định, các quý tộc tham gia bạo loạn đã cầu xin Nguyễn Anh gửi quân
giúp cho mình. Nguyễn Ánh liền lệnh cho Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Thụy dẫn quân sang giúp chống lại Chao Phraya Chakri, tuy nhiên 2 bên còn đang
giằng co, thì Chao Phraya Chakri nhận được tin ở kinh đó có đảo chính vua Taksin bị bắt, ông đã đề nghị với Nguyễn Hữu Thụy cũng như Nguyễn Ánh
tạm đính chiến với 1 điều khoản quan trọng là nếu chấp nhận đình chiến sau này 2 bên sẽ tương trợ nhau khi có vấn đề gì

­Hẳn đây cũng là 1 cách tính toán của Chao Phraya Chakri vì ông cho rằng có thể sau này mình về kinh đối phó với nổi lọan sẽ có bất trắc cần phải có
lực lượng trợ giúp, trong hoàn cảnh đó quân Nguyễn là lựa chọn khả quan nhất. Tuy nhiê,n sau này cuộc thay triều đổi đại ở Xiêm diễn ra nhanh gọn
nhưng thỏa thuận giữa Raman I và Nguyễn Ánh vẫn còn 

Chakri Mahaprasat chính điện trong hoàng thành tại Băng Cố xây bởi Raman I

Như vậy xét ra việc cầu viện cho Xiêm lâu nay ta vẫn thường bị định kiến cho rằng nó là mưu từ đầu tới cuối của Nguyễn Ánh, nhưng thực tế đó lại là cả
1 quá trình dài dòng, liên quan tới hàng loạt các biến cố trước cũng như sau này mà Nguyễn Ánh hoặc có hoặc không thể kiểm soát nổi 

2.3) Nguyễn Ánh từ năm 1782 tới 1785

Trở lại với Nguyễn Ánh như mình đã nói suốt từ năm 1778­1780 ông đã nắm lại được vùng Nam Bộ xây dựng chính quyền, hành chính…

Tuy nhiên tới năm 1781, Tây Sơn hay tin đã huy động lực lượng tới tấn công tiêu diệt, dĩ nhiên dù có sự chuẩn bị nhưng chỉ có 3 năm để chống xây dựng
quân đội lại lực lượng Tây Sơn thiện chiến và giàu kinh nghiệm chiến trường thì cũng là quá sức, kết quả ra sao cũng dễ đoán

Sau khi thua trận, Gia Long cũng không chạy sang nước ngoài ngay mà lưu lạc ở vùng Nam bộ một thời gian nữa sau đó chạy ra đảo Phú Quốc, tuy
nhiên như mình đã nói ở trên Nguyễn Nhạc với tư duy rất nông dân không tiến hành đuổi cùng giết tận cùng không tiến hành chiếm đóng mà chỉ coi
Nguyễn Ánh như ăn trộm, đánh thế này chỉ như đuổi ăn trộm. 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 7/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Tháng 8­1782 quân Tây Sơn sau khi đã đánh bại mọi sự kháng cự ở Nam Bộ thì theo lệnh Nguyễn Nhạc rút về Quy Nhơn, để lại quyền cai quản Nam Bộ
cho hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập, Trập đóng ở Bến Nghé, nhưng chỉ có 2 tháng sau lực lượng của Nguyễn Ánh lại tập hợp lại, tướng Châu Văn Tiếp đánh
bại Trập giành quyền kiểm kiếm soát Bến Nghé, TRập thua bỏ chạy về Quy Nhơn, Nguyễn Anh lại từ Phú Quốc quay về Gia Định

Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm La
Đây là giai đọa có thể nói là mập mờ nhất và phức tạp nhất vì mỗi bên ghi chép môt kiểu khác nhau nên mình đành dẫn là nguồn sử liệu 2 phía vậy
Đầu tiên là qua trình hình thành mối quan hệ ngoại giao 

Bản đồ hành chính Gia Định đầu thế kỷ 18

Cuối năm 1782 ngay sau khi quay lại Gia Định thành, Nguyễn Ánh cũng đã đoán chắc chắn quân Tây Sơn sẽ quay lại vì thế phải có sự chuẩn bị trước 
Đại Nam thực lục tiền biên chép rằng
“... sai Cai cơ Lê Phúc Điển, Tham mưu Lê Phúc Bình sang Xiêm. Vua thấy giặc Tây Sơn liền năm vào cướp, lòng lo lắm, dụ cho các tướng rằng: “Giặc
nay dẫu thua, sang xuân hẳn lại vào cướp. Ta quân yếu tướng ít thì lấy gì mà chống? Kế sách ngày nay không gì bằng kết hảo với nước Xiêm để nhờ
giúp đỡ khi hoãn cấp”. Bèn chế hoa vàng hoa bạc, sai bọn Phúc Điển sang thông hiếu”

Sử liệu ghi chép về sự kiện này từ phía cuốn Các vương triều của Thái Lan của tác giả Annotations lại ghi:
“Hoa vàng hoa bạc là một cây giả có lá và hoa bằng bạc hay vàng. Tục lệ tiến cống cây vàng bạc hàm ý rằng người gửi bằng lòng vai trò phiên thuộc đối
với quốc gia họ đem đến. Đó là một biểu tượng của thần phục. Một cách tổng quát, triều đình Thái ở Bangkok không trực tiếp cai trị một phiên thuộc như
một phần của vương quốc mà để cho họ khá tự do trong việc điều hành các vấn đề nội trị, ngoại trừ tất cả các liên hệ với bên ngoài đều do Bangkok chủ
trì và người thủ lãnh phải được Bangkok thừa nhận. Bangkok cũng bảo đảm rằng họ sẽ bảo vệ phiên thuộc đó một khi bị đe doạ từ bên ngoài. Để đáp
lại, nước chư hầu có nhiệm vụ cung cấp binh đội cho triều đình Xiêm La khi được yêu cầu và thủ lãnh của các chư hầu cũng phải sang Bangkok mỗi khi
có những dịp quan trọng, chẳng hạn như việc đăng quang của một tân vương. Sau cùng, nước chư hầu phải tiến cống “Cây Vàng Bạc”sang Bangkok cứ ba
năm một lần.”

Đại Nam thưc lục đã dùng từ thông hiếu, trong khi cuốn sách Lịch sử Thái Lan của lại chỉ rõ đó là sự thần phục, cái nào đáng tin hơn? Trước hết phải xét
vị thế của Nguyễn Anh lúc đó để đánh giá, ông tuy có thể coi là vương, chúa một vùng nhưng thực lực rất yếu, có thể nói là chết lúc nào không hay,
vùng ông cai trị chưa đủ để gọi là 1 nước nên xét trên thực lực ông yếu hơn rõ ràng triều Chakrin của Raman I khi đó, nước mạnh ngoại giao với nhau

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 8/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

thì gọi là thông hiếu nhưng thế lực lúc đó của Nguyễn Ánh chả đáng gọi là mạnh thì chắc chắn là sang thần phục, chỉ có điều chắc chắn trong thâm tâm
Nguyễn Ánh cũng không muốn thần phục Xiêm chỉ là tình thế bắt buộc

Việc cầu viện chưa xong thì năm 1783 đích thân Nguyễn Huệ theo lệnh Nhạc dẫn quân đánh Nguyễn Ánh, ông lại thua và lần này có thể nói là lần
Nguyễn Ánh nguy ngập nhất, có lúc tính mạng ngàn cân treo sợi tóc bởi Nguyễn Huệ khác với Nguyễn Nhạc ông ta chủ trương tiêu diệt tận gốc mầm họa
và chiếm đóng Nam Bộ lâu dài, Nguyễn Ánh chạy ra đảo Nam Du rồi lại ra Phú Quốc

Các sự kiện long đong, nguy hiểm của Nguyễn Ánh được ghi rất rõ trong Đại Nam Thực lục như thế này:
Khi ở đảo Nam Du Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn vây chặt đảo nhưng “bốn bể mây mù kín mít, người và thuyền cách nhau gang tấc cũng không thấy
nhau” khiến cho sóng bể nổi lên dữ dội, “thuyền giặc tan vỡ chìm đắm không xiết kể.”

Người xưa cố siêu nhiên hóa hiện tượng lên chứ hẳn đây chỉ là bão hay sóng thần thôi

Nhân đó Nguyễn Ánh chạy được ra Phú Quốc rồi ở lại đây, trong giai đoạn này đủ mọi chuyện thật đến giả đã được ghi lại, mình xin phép bỏ qua
Tuy nhiên một lần nữa Nguyễn Ánh không cầu viện Xiêm ngay mà lại đưa con là Hoàng tử Cảnh lén sang Camphuchia gặp Giám mục Bá Đa Lộc để mong
Bá Đa Lộc làm trung gian giúp mình cầu viện Pháp nhưng những năm 80 của thế kỷ 17 đó nước Pháp đang kiệt quệ, hỗn loạn và đứng trước nguy cơ
cách mạng bùng nổ nên không giúp được gì nhiều cả

Bá Đa Lộc

Cuối cùng không còn đường lùi ở lại đảo Phú Quốc nữa kiểu gì Tây Sơn cũng quay lại lúc đó thì chết chắc trong tình thế sinh tử đó lựa chọn khả quan
nhất là chạy sang Xiêm

Đại Nam Thực Lục chép: 
“... Giáp Thìn, năm thứ 5 (1784], mùa xuân, tháng giêng, vua trú ở đảo Thổ Châu (Phú Quốc). Tháng giêng nhuận, chưởng cơ Hồ Văn Lân đem quân sở
bộ tiến đến đồn Tinh Phụ. Tôn Thất Hội nghe tin có viện binh đến, trổ vòng ây mà ra, thẳng tới sông Tân Hoà, hợp với quân Lê Văn Quân. Phò mã giặc là
Trương Văn Đa đuổi đánh. Các tướng thua chạy. Quân Lê Văn chạy sang Xiêm. 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 9/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Tháng 2, vua sang Xiêm La. Trước là sau cuộc bại trận ở Bến Nghé, Chu Văn Tiếp chạy sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm bằng lòng, sai Văn Tiếp theo
đường núi trở về, mà sai tướng là Thát Xỉ Đa đem thuỷ quân sang Hà Tiên, tiếng là sang cứu viện mà ngầm dặn đón vua sang nước họ. Văn Tiếp cũng có
mật biểu uỷ người theo quân Xiêm mang về. Vua nhận được biểu rất mừng, bèn đến Long Xuyên họp với tướng Xiêm. Tướng Xiêm cố mời vua vua sang
Xiêm. Vua bất đắc dĩ phải nhận lời.
... Vua bèn đi một thuyền sang Xiêm, bầy tôi đi theo có Tôn Thất Hội, Trương Phúc Giáo, Hồ Văn Bôi, Lưu Văn Trung, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn Huấn,
Trần Văn Xạ, Nguyễn Văn Tồn (người Chân Lạp), Bùi Văn Khoan, Lê Thượng và nội trù Nguyễn Văn hơn 30 người, quân theo cũng vài mươi người. Tháng
3, vua đến thành Vọng Các...”

Đoạn trên được ghi trong sử nhà Nguyễn nên đã được biến đổi sao cho nghe như có vẻ là Nguyễn Ánh đã sang Xiêm với tâm thế của 1 vị quân vương
chờ thời chỉ coi nơi đó là chỗ tạm trú và Xiêm cũng rất kính phục Nguyễn Ánh
Nhưng dĩ nhiên thực tế cho thấy ông sang đó rất chật vật, khó khăn chứ chả oai phong lẫm liệt gì, tuy nhiên đáng tiếc là sử liệu của Nhà Nguyễn lẫn
Xiêm đều ghi rất ít về việc ở Xiêm Nguyễn Ánh đã sống thế nào

Chúng ta chỉ biết theo như Đại Nam thực lục là ông cùng các quan thần và binh lính được Raman I xếp chỗ cho cư trú ở ngoại ô Băng Cốc ngày nay
Sau khi đã tạm yên vị việc đầu tiên Nguyễn Ánh yêu cầu là nhắc lại thỏa thuận cũ, cũng như việc cống cây vàng lá bạc để có sự ủng hộ của phía Xiêm

Gia Định thành thông chí chép 
“Tháng 3 mùa xuân năm thứ 7, Giáp Thìn (1784) xa giá đến Xiêm La kể lại đầu đuôi mọi gian lao và cầu xin viện binh để lấy lại nước. Vua Xiêm lấy lễ
để an ủi tiếp đãi và tặng quà rất hậu. Phật vương (vua Xiêm) còn lấy tình giao hảo láng giềng hứa cử nghĩa binh giúp vua lấy lại nước. Nhị vương Xiêm
La nhân đó nhắc lại việc năm trước là khi giao hoà với Thoại Ngọc hầu ở Cao Miên đã ước thề rằng nếu có hoạn nạn thì cứu lẫn nhau, nguyền hết sức với
nhau. Không bao lâu, gặp khi Miến Điện xâm lấn ngoài biên, Nhị vương phải xuất chinh, nên uỷ cho cháu là Chiêu Tăng làm soái tướng, Chiêu Sương làm
tiên phong đem 2 vạn thuỷ binh cùng 300 thuyền chiến chọn ngày mùng 9 tháng 6 khởi hành đưa vua về nước, Tiếp Quận công theo hộ giá.”

Sự việc quân Xiêm sang nước ta năm 1784 cùng trận Rạch Gầm­ Xoài Mút thì chắc không cần nói mọi người cũng rõ cả rồi 
Có điều ở đây mình chỉ xin nhắc lại sử liệu các nguồn khác nhau cho mọi người thấy sự việc này được các phía nhìn nhận ra sao thôi 

Theo tài liệu các nhà truyền giáo thuật lại thì: 
“... Bấy giờ vua Xiêm lại đãi vua An Nam cách lịch sự, cùng bảo giao nghĩa với nhau và quyết đánh quân Tây Sơn. Vua An Nam đã biết tỏ các đều ấy là
chước bề ngoài, vì hai vua Xiêm chẳng thật lòng cứu giúp mình. Vậy vua An Nam ở trong Bang Cóc, mà tuy rằng, chẳng phải giam lại hai vua ở lịch sự
bề ngoài, song chẳng khác chi như phải giam vì rằng có kẻ rình chực canh giữ luôn. 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 10/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Hai vua Xiêm ra dấu như thể có ý giữ lời đã hứa, mà sai nhiều binh sĩ sang đánh giặc cho yên mà chia ra hai toán: một toán đi bộ, một toán đi thuỷ.
Cháu đồng tông hai vua ấy, tên Triều Cẩn, thì làm quan đại tướng quân cai các toán ấy. Vua An Nam thì cũng có quan tướng An Nam, tên là ông Thê(
Châu Văn Tiếp) , vua đã tình cờ gặp trong thành Bang Cóc.”

Ảnh chụp Gia Long khi ở Xiêm

Đại Nam Thực Lục đệ nhất kỷ chép:
"... Mùa hạ, tháng 6, vua từ nước Xiêm đem quân về Gia Định. Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 2 vạn thuỷ quân và 300 chiến
thuyền để giúp. Vua lấy Chu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, điều bát các quân. Ngày Nhâm thìn (25­7­1784), xuất phát từ thành Vọng Các, đi ra cửa
biển Bắc Nôm. 
Mùa thu, tháng 7, quân ta tiến đánh được đạo Kiên Giang, phá được Đô đốc giặc là Nguyễn Hoá ở sông Trấn Giang, rồi thẳng đến xứ Ba Xắc, Trà Ôn,
Mân Thít, Sa Đéc, chia quân đóng đồn. Lấy Mạc Tử Sinh làm Tham tướng trấn Hà Tiên, quản lý binh dân sự vụ... Vua thấy quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là
cướp bóc đấy, nhân dân ta oán rất nhiều, bảo các tướng rằng: “Muốn được nước phải được lòng dân. Nay Chu Văn Tiếp đã mất, quân Xiêm không ai chế
ngự được. Nếu được Gia Định mà mất lòng dân thì ta cũng không nỡ làm. Thà hãy lui quân để đừng làm khổ nhân dân”.

Sử Ký Đại Nam Việt chép là 
“...ông Triều Cần ở lại với quân cơ đặng ba tháng, những chơi bời ăn uống, ăn cướp của người ta mà thôi.” 

Trong một lá thư gửi linh mục J. Liot ngày 25 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Ánh phải than rằng:
“Nay thì binh Xiêm đại tứ lỗ lược (thả sức cướp bóc), dâm nhân phụ nữ (hãm hiếp đàn bà con gái), lược nhân tài vật (lấy của cải người ta), túng sát bất
dung lão thiếu (giết bừa không kể già trẻ), vậy nên Tây tặc binh thế nhật thịnh, Xiêm binh thế nhật suy (cho nên thế quân giặc Tây càng lúc càng thịnh
còn thế quân Xiêm mỗi lúc một suy)”

Lính Chakri đang bắt voi trắng

Xiêm La thực lục Đệ Nhất Kỷ chép:
" ... Vào tháng năm (lịch Xiêm, khoảng tháng 3 dương lịch) của năm Thìn (1785) nhà vua sai cháu là Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy một đội
chiến thuyền và năm ngàn quân, với lệnh là tấn công và tái chiếm ­ không được thất bại ­ lãnh thổ Saigon cho Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh). Nhà vua
cũng cho phép đích thân Ong Chiang Su đi theo với đoàn quân. Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam
Bốt và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên. Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 5000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Thái. Phraya
Wichinarong đưa đạo quân Thái ­ Cam Bốt tấn công vào Piamchopsadaek (Sa Đéc). 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 11/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Tại một địa điểm có tên là Phraek Phrayaman (Nha Mân) họ đụng độ và đánh với quân Tây Sơn vài trận. Quân Việt chống không nổi phải rút lui. Phraya
Wichinarong liền tiến lên về phía Piambarai và tấn công vào những vị trí đóng quân tại huyện Ban Payung. Cháu của vua là Chaofa Kromluang
Thepharirak, cùng với các tướng lãnh cao cấp cùng Ong Chiang Su từ biệt nhà vua và đưa chiến thuyền đi ra thẳng tiến theo hướng biển đến Banteay
Meas (Hà Tiên) 
Quân tại Banteay Meas dưới quyền của Phraya Rachasetthi và Phraya Thatsada được điều động để tăng viện. Liên quân tiến vào sông Bassac và dừng lại
tại rạch Wamanao.”

Các di vật của trận Rạch Gầm­Xoài Mút

Tổng cộng sử liệu thì quân Xiêm sang nước ta có khoảng hơn 2 vạn
Sau khi bại trận tại Rạch Gầm­Xoài Mút (đêm mồng 8 rạng mồng 9 tháng 12 năm Giáp Thìn tức 19­1­1785) Nguyễn Ánh lại phải rút chạy đến khi chạy ra
Thổ Chu, lênh đênh các nơi tới Cổ Cốt (Ko Kut) (vào khoảng tháng 2 âm năm Ất Tỵ) rồi đến Bangkok tháng 3, ngày Canh Tuất (1­3 âm tức ngày 9­4
dương lịch) tính ra ông phải long đong khổ sở tới 4 tháng

Quân Chakri trên lưng voi chiến đánh với quân Miến Điện

2.4) Sau trận Rạch Gầm­Xoài Mút 

Sau thất bại của Trận Rạch Gầm­Xoài Mút năm 1784 Nguyễn Ánh thua lại chạy qua Xiêm, ông cùng các tùy tùng được xếp đặt định cư tại tại phía nam
huyện Tonsamrong (ta gọi là Long Kỳ ngoại thành Bangkok), và trợ cấp một khoản tiền là 5 chang (400 bat, không rõ giá trị ngày nay là bao nhiêu
nhưng hẳn cũng khá vì trong các tài liệu đều ghi những năm tháng đó ông sống cũng không thiếu thốn) hàng năm. Đồng thời Raman I còn tặng ông quà
cáp này nọ theo các dịp lễ Tết hàng năm.

Xiêm đối đãi ông với các chế độ và nghi lễ như một sứ giả ngoại quốc, khi vào tiếp kiến vua Xiêm ông vẫn ăn mặc như người Việt có thông ngôn, mẹ và
những thân quyến chúa Nguyễn cũng được hưởng một số bổng nhất định. Riêng các tùy tòng, quan tướng còn được phép có kinh doanh riêng như làm
chủ thuyền buôn, chủ phường đánh cá…mà không phải chịu thuế
Có điều trong thời gian này Nguyễn Ánh cũng quá hiểu là sẽ không còn mong được Xiêm giúp lần thứ 2 nữa nên phải tự lực cánh sinh

Đại Nam thực lục có ghi 
“Xiêm đối với vua (Nguyễn Ánh) dẫu tình lễ có trung hậu hơn, nhưng sự thực là giữ lại đó mà thôi. Vua thầm tính trong lòng, biết rốt cuộc họ không thể
giúp mình được, túng sử có giúp cũng vô ích...”

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 12/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Vì thế Nguyễn Ánh đành tự dùng sức mình cánh sinh, thu thập quân lính tuyển mộ tàu chiến 
Tuy nhiên tháng 2­1786 chiến tranh giữa Thái Lan­Miến Điện lần 2 nổ ra và đây chính là bước ngoặt với Nguyễn Ánh 

Theo Đại Nam Thực Lục: 
“Bính ngọ, năm thứ 7 (1786), mùa xuân, tháng giêng, vua trú ở hành tại Vọng Các. Tháng 2, Diến Điện do ba đường tiến binh xâm lấn đất Sài Nặc
(Chainat) nước Xiêm. Vua Xiêm tự đem quân chống cự, xin vua giúp kế Vua nói: “Diến Điện cất quân từ xa lại, chở lương đi hàng nghìn dặm, kể đã mệt
rồi. Tôi xin giúp sức, đánh chóng hẳn được!”Vua Xiêm tiến binh ngay. Vua tự đem quân của mình trợ chiến, sai Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành đi
trước, dùng ống phun lửa để đánh. Quân Diến Điện sợ chạy, chết không kể xiết, bị bắt 500 người. 
Vua Xiêm thán phục, trở về đem vàng lụa đến tạ, muốn lại giúp quân cho vua thu phục Gia Định. Vua họp các tướng bàn. Nguyễn Văn Thành tâu rằng:
“Vua Thiếu Khang chỉ có một lữ còn dựng được cơ nghiệp nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà thừa chỗ sơ hở thì việc còn có thể làm được, chứ nếu mượn
người ngoài giúp, đưa Di Địch vào trong tâm phúc thì sợ để lo về sau. Không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn”. Vua khen phải, việc bèn thôi.”

Phục dựng lại quân Thái thời Chakri

Đoạn sử trên của ĐNTL dĩ nhiên đã cố nâng tầm Nguyễn Ánh lên tuy nhiên chúng ta vẫn có thể khẳng định vài điều thông qua việc này đó là
1­ Lực lượng mà Nguyễn Ánh tập hợp được đã rất mạnh, đủ để đương đầu với quân Miến Điện
2­ Nguyễn Ánh đã nhân cơ hội quân Miến tấn công Xiêm để lập công hòng thoát khỏi thế nghi kị của Xiêm với mình
3­ Sau thất bại tại Rạch Gầm­Xoài Mút cùng như hậu quả quân Xiêm gây ra ông đã rút ra bài học là không bao giờ tin tưởng được vào quân Xiêm nữa
4­ Ông đã có ý định thoát khỏi Xiêm 

Minh họa quân Miến điện cùng thời

Tới tháng 2 năm 1787 nhân lúc Raman I vắng mặt tại kinh đô Nguyễn Ánh cùng tùy tùng,quan thần lén đi 
Sự việc này Xiêm la thực lục chép như sau:
"... Được một thời gian, Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh) bàn với nhóm quan lại đi theo ông, nói rằng: “Chúng mình trốn kẻ thù đến đây nhờ vua Xiêm che
chở. Ngài đối với ta rất tốt, săn sóc chu đáo khiến ta rất vui lòng. Ngài cũng còn tuyển quân và sai họ tấn công kẻ thù để giúp ta khôi phục vương quốc
nhưng những nỗ lực đó đến nay chưa thành tựu. Thế nhưng hiện nay nhà vua có những mối lo về chiến dịch đánh Miến Điện và xem ra không có thể giúp
chúng ta được nữa. Nếu mình yêu cầu nhà vua cho phép mình rời khỏi nơi đây để tự liệu dùng sức của mình lấy lại nước, ta e rằng sẽ bị hoàng thượng
trừng phạt vì ngài chẳng khứng cho chúng ta bỏ đi. Chi bằng mình lén trốn đi thì mới mong thành công.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 13/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Sau khi tham khảo mọi người và đồng ý, Ong Chiang Su viết một lá thư yêu cầu vua Xiêm cho phép ra đi và đặt lá thư đó trên bệ thờ. Sau đó ông ra
lệnh cho Ong Kwan và Ong Yi lấy chiếc thuyền lớn mà họ đã lúc trước ra đợi ông tại đảo Sichang.
….. Ong Chiang Su dẫn thân quyến và tuỳ tòng cùng với thêm ba người Việt khác đã sống tại Bangkok từ lâu: Ong Hiao, thợ cả của đội thợ chạm (Krom
Changsalak), Ong Hup, thợ cả của đội thợ mộc (Krom Changmai), và Ong Kaolo, thợ cả của đội thợ mộc (Krom Changmai), và Ong Kaolo, thợ cả của đội
thợ đúc (Krom Changlo). Tất cả lên thuyền xong, nhổ neo và hối hả chèo thuyền đi trong đêm tối. Tổng cộng là bốn chiếc thuyền với hơn 150 người.
….(mình lược đoạn Phó vương em Raman I vốn có hiềm khích với Nguyễn Ánh biết tin đuổi theo nhưng không kịp)
….Ngay lúc này, viên quan theo lệnh nhà vua đến lục soát nơi cư ngụ của Ong Chiang Su đã tìm ra được lá thư và đem về trình. Lá thư đó dâng lên nhà
vua và ông yêu cầu đọc lên cho ông nghe. Thư đó như sau: 
“Tôi, Ong Chiang Su, đã đến sống dưới sự che chở của bệ hạ. Bệ hạ đã nhân đức chăm lo khiến tôi rất vui lòng. Tuy nhiên lúc này tôi rất quan tâm về
đất nước, nếu như công khai xin bệ hạ cho tôi trở về e rằng bệ bệ hạ sẽ quở trách. Thành thử tôi đành phải trốn đi nhưng tôi hoàn toàn không hề có ý
định âm mưu nổi loạn hay trở lại làm hại đến hoàng thượng một chút nào. Tôi nguyện là một thần tử của bệ hạ cho đến ngày cuối cuộc đời. Khi phải rời
bệ hạ trong giờ phút này tôi chỉ cốt tìm cách tuyển mộ người để khôi phục lại đất nước. Nếu như thiếu khí giới, hay lực lượng kém địch quá xa, tôi sẽ gửi
thư đến bệ hạ để xin bệ hạ giúp cho súng đạn, và cho một đạo quân đến giúp cho đến khi tôi toàn thắng. Khi khôi phục được giang sơn, từ đó về sau tôi
sẽ xin làm phiên thuộc của hoàng thượng.”
Nhà vua nghe đọc xong lá thư mới ngăn em lại nói: “Đừng tuyển quân đuổi theo bắt y lại làm chi. Y thấy chúng ta không giúp y được vì chính mình cũng
đang vướng bận vào những cuộc chiến nên y quyết định bỏ đi để thực hiện công cuộc phục quốc. Chúng ta đã đối đãi vô cùng hậu hĩ. Viết bằng tay rồi lại
xoá đi bằng chân thì không phải chút nào.”
Người em trai của nhà vua, hoàng thái đệ, nói rằng: “Gã Ong Chiang Su này, nếu chúng ta để cho y đi mà không bắt lại, trong tương lai khi triều đại này
qua rồi, thể nào y cũng gây rắc rối cho con cháu chúng ta, điều đó chắc chắn không còn ngờ gì nữa……”

Mẫu tàu cổ theo miêu tả mà Nguyễn Ánh đã dùng để chạy trốn, dạng tàu buôn 

Còn Đại Nam thực lục chép rằng 
“... Bởi thế vua quyết chí hồi loan, trước sai Phạm Văn Nhân về Hòn Tre chỉnh bị thuyền ghe để đợi. Vua lại nghĩ rằng nếu nói rõ cho họ biết thì họ hẳn
lấy cớ lần trước giúp không thành công mà sẽ tìm lời ngăn đón, bèn nhân đêm viết thư tạ ơn để ở hành tại, rồi rước quốc mẫu và cung quyến xuống
thuyền, vẫy quân chèo mau ra cửa biển Bắc Nôm. Đến tang tang sáng, vua thứ hai nước Xiêm biết, đi thuyền thoi nhẹ đuổi theo nhưng không kịp, phải
về….”

Tuy Phó vương Xiêm có ác cảm và cảnh báo như thế nhưng sau này Raman I và Nguyễn Ánh vẫn qua lại hòa hiếu với nhau

Last edited by nvh92; 27­07­2016 at 17:49.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74403632&postcount=182 14/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 22­01­2015, 21:42  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

2.5) Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định cũng như quan hệ Gia Long­Xiêm từ khi về nước tới năm 1802

2.5.1) Nguyễn Ánh trong bước đầu khôi phục cơ nghiệp

Sau khi trốn khỏi Xiêm năm 1787 Nguyễn Ánh chọn Cà Mau là nơi đầu tiên để đánh lấy làm cơ sở để phát triển
Sau chiến thắng Rạch Gầm­Xoài Mút năm 1784 Nguyễn Nhạc mới bước đầu tiến hành chiếm đóng lâu dài Nam Bộ, dĩ nhiên là đã muộn, quyền kiếm soát
của Tây Sơn tại Nam Bộ chỉ cố định trong các khu vực đóng quân­đô thị như Gia Định

Tới năm 1787 thì anh em Tây Sơn Huệ­Nhạc đã có các rạn nứt dẫn đến xung đột, Nguyễn Huệ đêm quân tấn công Quy Nhơn buộc Nguyễn Nhạc phải rút
hết lực lượng ở Nam Bộ về cứu, số còn lại do Nguyễn Lữ và vài tướng Tây Sơn + hàng tướng chỉ huy, bó gọn lực lượng tại Gia Định không tiến đi đâu xa
được 

Tuy nhiên sau đó chính Nguyễn Lữ cũng bị kéo vào cuộc tranh chấp Nhạc­Huệ dẫn đến việc khu vực Nam Bộ gần như bỏ trống chính vì vậy Nguyễn Ánh
đã có cơ hội lấn dần
Đầu tiên ngay khi về nước ông tấn công và chiếm Cà Mau, sau đó tới 9­1787, Nguyễn Ánh tiến công tới Cần Giờ trực tiếp đối đầu với lực lượng quân Tây
Sơn do Nguyễn Lữ chỉ huy, tuy nhiên trận này bất phân thắng bại

Sau đó Nguyễn Ánh dùng kế phản gián làm Nguyễn Lữ nghi người hàng tướng Phạm Văn Sâm cùng trấn thủ với mình, Phạm Văn Sâm bị ép phải phản
liền trước hết quay ra đánh Nguyễn Ánh phải rút quân xuống Mỹ Tho, sau đó quay lại đánh Nguyễn Lữ tại Cần Giờ Nguyễn Lữ thua rút về Quy Nhơn 
Phạm Văn Sâm tự chiếm lấy Cần Giờ chống với Nguyễn Ánh, dĩ nhiên đơn thương độc mã như thế thì sớm bị diệt, tới tháng 11­1787 Nguyễn Ánh diệt
được Sâm, chiếm Cần Giờ 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 1/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Tuy nhiên tình thế lúc này chưa hẳn là đã tốt cho Nguyễn Ánh vì Nguyễn Lữ rút chạy về Quy Nhơn đồng thời cũng đã tiện thế can thiệp vào cuộc tranh
chấp anh em Huệ­Nhạc, giảng hòa đôi bên, tức là về lý thuyết Tây Sơn lại có thể tập hợp lại để quay ra đánh Nguyễn Ánh một lần nữa (Tuy nhiên thực
tế sau đó thì sang năm 1788 2 anh em Huệ­Nhạc vẫn còn ngần ngại chưa bắt tay nhau được, tới năm 1789 thì Quân Thanh tấn công Nguyễn Huệ lại phải
quay ra đối phó phía Bắc cũng chưa rảnh tay về Nam Bộ)

Quay lại với Nguyễn Ánh, sang năm 1788 sau khi đã mở rộng ảnh hưởng tới được khu vực Tây Nam Bộ, tuy nhiên ông vẫn lo rằng sau đó Tây Sơn (Lúc
này anh em Huệ­Nhạc đã hòa hoãn) sẽ quay lại vì thế phải đề phòng trước, lúc này Xiêm lại xuất hiện 

Tháng 7­1788, 1 quan thần tâm phúc của Nguyễn Ánh trước kia là Huỳnh Tường Đức trước kia bị Tây Sơn đánh dạt sang Xiêm lưu vong len lút tới lúc này
bị quân Xiêm phát hiện nghi là gián điệp hoặc có ý phản loạn liền bắt về tống giam, Tường Đức hay tin Nguyễn Ánh đã về nước liền cầu cứu ông

Nguyễn Ánh nhân đó liền viết thư cho Rama I thanh minh đồng thời yêu cầu chi viện
“. Hiện nay, quân Tây Sơn và các cấp chỉ huy, binh lính đang hết sức rối loạn. Rất đông bọn chúng đã chạy theo tôi. Tôi có nghe nói Ong Ho Tuang Duk
(Huỳnh Tường Đức) là thần tử của của tôi, trước đây bị Tây Sơn bắt, nay đã trốn khỏi chạy sang Bangkok. Ong Ho Tuang Duk tinh thông chiến trận. Tôi
cầu xin bệ hạ thả họ về với tôi để họ giúp tôi trong việc đánh quân Tây Sơn. Ngoài ra, số lượng thuốc súng và đạn của tôi cũng thiếu. Tôi xin bệ hạ ban
cho một số súng, thuốc nổ và đạn để Ong Ho Tuang đem về cho tôi.”

Rama I chuẩn y liền thả Huỳnh Tường Đức kèm theo đó là cho Huỳnh Tường Đức mang theo “50 chiến thuyền cùng lưu hoàng, diêm tiêu, súng ống” như
Đại Nam Nhất Thống Chí ghi tuy nhiên Xiêm LA thực lục lại chỉ ghi là 5 chiếc và 70 khẩu súng mà thôi. Chưa rõ số lượng thế nào nên mình cứ ghi ra để
mọi người biết 

Tới tháng 9­1788 Nguyễn Ánh viết thư cho Rama I như thế này

“... Tôi lưu vong đến nhờ hoàng thượng che chở. Ngài đối đãi với tôi rất tử tế. Ngài đưa quân sang đánh để lấy lại nước giúp tôi. Tuy vậy, việc đó không
thành vì Xiêm La cũng bận việc chiến tranh với Miến Điện. Tôi chịu ơn nhà vua rất nhiều và chuyện đó tất cả mọi thuộc bang đều biết rõ. Tôi đã nhận

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 2/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

được thư từ vua xứ Bắc Hà, từ những người đã theo tôi hay làm bầy tôi của ông nội tôi, của cha tôi. Tất cả ai ai cũng hối thúc tôi tìm phương thức quay
về lấy lại nước. Tôi đã định xin phép của hoàng thượng, nhưng lại sợ ngài không cho tôi đi. Thành thử tôi đành viết một lá thư trần tình mọi việc và xin
ngày để tôi trở về. Tôi đặt lá thư đó trên bàn thờ rồi bí mật giã biệt. 
(Lược một đoạn Nguyễn Ánh kể việc ông đã giết các toán cướp biển chống lại quân Xiêm )
Tôi cũng xin nhà vua cho phép tôi được giữ các tàu tuần, súng, đạn và thuốc súng mà nhà vua đã giao cho tôi để tuần tiễu mặt biển cùng thực hiện chiến
dịch đánh Tây Sơn. Tôi sẽ giao hoàn lại nhà vua khi chiến dịch hoàn tất…”

2.5.2) Nguyễn Ánh tiếp tục cầu viện Xiêm 

Như đã nói trên dù Nguyễn Ánh đã về nước chiếm được một phần rất lớn của Nam Bộ nhưng chưa chiếm được hết, thêm nữa lúc đó Tây Sơn thực sự
chưa suy yếu mà ngược lại còn đang trong giai đoạn mạnh nhất 
Bởi thế Nguyễn Ánh vẫn cần sự hỗ trợ từ Xiêm La nhưng lần này ông quyết không cầu viện quân đội mà chỉ yêu cầu 1 số lượng lớn vũ khí, đạn dược ,tài
chính 

Có điều ở đời dĩ nhiên chả ai cho không ai cái gì, muốn được sự giúp đỡ của Xiêm thì Nguyễn Ánh cũng phải đổi lại cho họ sự thần phục của mình và
chứng tỏ nó bằng hành động thực tế
Ở giai đoạn lưu vong cũng như trước đó ông đều đã cố chứng tỏ sự thần phục của mình với nước Xiêm nhưng nó chưa đủ vì ông chỉ bắt liên lạc với Xiêm
từ cuối năm 1782 hứa cống cây vàng cây bạc và châu báu nhưng chưa kịp thực hiện thì đầu năm 1783 ông đã bị Tây Sơn tấn công, rồi sau đó phải chạy
sang Xiêm lưu vong, trong thời gian đó dù có muốn thì ông cũng không đủ tiềm lực, cũng như không đủ tư cách (Vì đã mất lãnh thổ, tức là mất tư cách
chủ một nước) 

Chỉ tới năm 1788 khi ông quay về nước và tạm vững chân thỏa thuận kia mới được nhắc lại và thực hiện để đổi lại sự giúp đỡ của Xiêm

Xiêm La thực lục đã ghi chép lần Nguyễn Ánh cống phẩm cho Xiêm như sau 
Vào 27­9­1788 
“Vào ngày 13 của hạ tuần tháng 10 Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh) gửi đến một lá thư. Trong thư đó, Ong Chiang Su cho hay vào ngày thứ 6 của hạ tuần
tháng 10 (20­9) đã lấy được Sài Gòn, Lokkanai (Đồng Nai?) và Bà Rịa. 
Đến tháng 12 năm đó, Ong Chiang Su nhớ lại ân tình mà vua Xiêm đã dành cho ông, nên sai thợ thực hiện một cây bằng bạc và một cây bằng vàng, cả
hai đều rất cầu kỳ. Hai cái cây này đặt trong bình cao được chuẩn bị để đem tới cho nhà vua. Nhà vua ra lệnh nhận những cây này và đem để thờ tại

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 3/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

tháp Phrachao.
…..
Ong Chiang Su xin hỏi mượn 30 chiến thuyền, với đầy đủ súng ống trước và sau, cùng trang bị đạn dược. Ông ta cũng hỏi cho Chaophraya Aphaiphubet ở
Cambodia đem một đạo quân 3000 người khoẻ mạnh, tất cả đều cắt tóc theo kiểu Thái, để giúp ông ta.
….
Nhà vua cho phép Ong Bo Ho, Ong Ho Tuang Duk, và Ong Kai Chat (Tên phiên âm Xiêm của các quan thần Nguyễn Ánh cử sang) đi lựa những chiến
thuyền nào họ muốn nhưng hầu hết đều cần phải sửa chữa. Họ chỉ kiếm được có 5 chiếc trong tình trạng tốt. Nhà vua bèn cho họ những thuyền này,
cùng với 70 súng nokphrong, thuốc súng và đạn để trang bị cho các thuyền đó.”

Súng nokphrong của Thái dạng như thế này 

Với viện trợ lần 1 này lực lượng của Nguyễn Ánh đã mạnh lên rất nhiều và cũng rất may trong suốt gia đoạn 1788­1792 Nguyễn Huệ đang ở ngoài Bắc
chết ngập trong việc đối phó với nhà Thanh, Nguyễn Lữ và Nguyễn Nhạc thì chỉ ôm đất rũ áo nên Nguyễn Ánh có cơ hội phát triển lực lượng

Thuyền chiến cổ kiểu Thái Lan

Đồng thời để đáp lại sự giúp đỡ của vua Xiêm, nhân tháng 5­1789, Xiêm bị mất mùa đói kém, Nguyễn Ánh đã gửi tặng Xiêm hơn 8000 bao gạo (Cụ thể
số lượng bao nhiêu thì không rõ vì đơn vị tính số lượng quá chênh lệch giữa thời đó với bây giờ, nhưng mình đoán cũng 0 ít vì sử Xiêm La chép về sự
giúp đỡ này với thái độ rất biết ơn) 

Sau đó dần dần thế lực của Nguyễn Ánh mạnh lên với sự giúp đỡ của phương Tây về vũ khí tiền bạc thông quá giám mục Bá Đa Lộc 

Vì Nguyễn Ánh đã bắt đầu mạnh lên nên có vẻ ông cũng không còn quá nhún nhường với Xiêm cũng như với vua Xiêm Rama I ông đã bắt đầu hành động
với tâm thế của 2 vị quốc vương ngang hàng cùng ngoại giao chứ không phải là 1 tiểu vương chịu thần phục, dù vậy quan hệ hữu hảo với Xiêm vẫn giữ
nguyên

Ví dụ vào 11­1789, 2 vùng lãnh thổ tự trị của Xiêm nổi dậy chống lại triều Rama I và cầu viện Nguyễn Ánh có điều ông từ chối giúp đỡ họ
Đại Nam Nhất thống chí ghi
“... Nước Tà Ni , sai sứ hiến sản vật địa phương và xin quân giúp đánh Xiêm La. Vua cho rằng nước ta cùng nước Xiêm tình nghĩa láng giềng vốn hậu,

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 4/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

nên khước từ phẩm vật mà bảo về, nhân viết thư báo cho nước Xiêm, người Xiêm cảm tạ.”

Ngoài ra còn có những lần giao thiệp quà cáp, sứ giả giữa 2 bên trong suốt những năm từ 1788 tới 1790

Trong giai đoạn 1790 ­1793 
Thời gian này Nguyễn Ánh cũng đã tổ chức xây dựng bộ máy hành chính, khôi phục kinh tế cho Nam Bộ 

Có thể kể ra 1 số công việc của Nguyễn Ánh từ năm 1788­1793 như sau

­Thiết lập chế độ hành chính, chia lại các dinh, trấn…
­Đặt các chức quan cai trị
­Xây dựng thành Gia Định, với vòng thành ngoài dạng bát quái, vòng trong là các cung điện, cơ quan hành chính

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 5/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Thành Gia Định dạng bát quái, ảnh hưởng bởi kiểu kiến trúc pháo đài dạng Vauban của Châu Âu đương thời 

­Tổ chứ cơ cấu hành chính theo với một số điểm học từ Tây Phương do các sĩ quan,nhà truyền giáo Châu Âu giúp đỡ 

Theo John Barrow trong cuốn Cuộc du hành tới xứ Nam Hà đã miêu tả Nguyễn Ánh đã học theo các phương pháp Phương Tây:

+) Mở rộng đường sá để liên lạc giao thương 
+) Khuyến khích việc trồng cau và trầu
+)Cho đúc hàng ngàn sung hỏa mai

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 6/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

+)Khai mỏ sắt ở Hà Tiên
+)Thuê sĩ quan Châu Âu về dạy cho lính
+)Đóng thuyền chiến (Tới năm 1792 đã có “1.200 chiến thuyền, trong đó có ba chiếc do Âu châu chế tạo, 20 đại thuyền giống kiểu Trung Hoa được trang
bị và bổ dụng nhân sự đầy đủ, số còn lại là thuyền mang súng lớn và thuyền vận tải.”­John Barrow)

Pháo cổ thế kỷ 17­18 tìm được tại Tiền Giang

+) Treo giải thưởng cho những ai nuôi tằm tốt; lại dành những khu đất rộng để trồng mía và tiêu hột (Lụa tơ tằm, đường, hạt tiêu cùng các loại hương
liệu với Việt Nam và Châu Á có thể không phải là cái gì quá xa lạ nhưng ở Châu Âu thời đó nó là xa xỉ phẩm, giá siêu đắt , các thương nhân và chính
quyền Châu Âu lùng sục các hàng hóa này bằng mọi giá vì thế các sản phẩm này đem lại nguồn lợi rất lớn cho Nguyễn Ánh)
+)Xây dựng những lò sản xuất hắc ín, nhựa và keo (Để làm chiến thuyền)
+)Lập một nhà máy diêm tiêu ở Fen­tan (Không rõ nơi nào chắc ở Gia Định)

John Barrow

Về mặt đối ngoại với Xiêm năm 1791, Nguyễn Ánh gửi tặng cho Xiêm 1000 súng kíp cùng lượng lớn quặng sắt .Vua Xiêm tặng lại 600 súng và sắt 
Tới năm 1792, tình hình đột ngột biến chuyển, Quang Trung sau khi đã lo xong xuôi vấn đề với nhà Thanh, thì bắt đầu hướng mục tiêu tới phía Nam
Mở đầu ông tập hợp lực lượng chuẩn bị tiến sang Lào,sau đó sẽ tiến tới Chân Lạp, theo nội gián của Nguyễn Ánh thì rất có thể sau khi tiến công Chân Lạp
Quang Trung dự định sẽ tiến tới Xiêm (Cái đó chỉ là dự đoán)

Súng kíp ( Flintlock) kiểu Thái 

Tuy nhiên Nguyễn Ánh đã tận dụng dự đoán này để hướng mối lo lắng sang phía Xiêm, tháng 5­1792 ông viết thư cho vua Rama I cảnh báo việc Nguyễn
Huệ nếu thành công trong việc đánh Lào­Chân Lạp thì mục tiêu sắp tới sẽ là Xiêm (Dù đó chỉ là phỏng đoán) vì vậy Xiêm và Nguyễn Ánh cần liên hợp
chặt chẽ để ứng phó mà cụ thể là Nguyễn Ánh muốn Xiêm đưa quân tiến vào khu vực Thanh­Nghệ qua đường Chân Lạp­Nam Lào còn mình tiến vào Quy
Nhơn để ra tay trước

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 7/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Sau đó Rama I liền thảo thư như sau để hồi đáp
“... Xứ Bắc Hà đã cử quân đánh Vientiane. Quân Lào đã chặn đánh quân Việt tại Phuan và quân Bắc Hà bị đánh bại phải tan vỡ. Quân Vientiane đã lùng
bắt được 4000 người cả đàn ông lẫn đàn bà, trẻ lẫn già, và đưa họ xuống đây (Bangkok) rồi. 
Còn chuyện Ông Long Nhương (Nguyễn Huệ) dự định báo thù và toan tính tấn công Ai Lao và Bangkok thì đó là chuyện của ông ta. Chúng tôi không coi
đó vào đâu cả.
Về việc vua An Nam (tức Nguyễn Ánh) muốn được thông báo một khi Bangkok phát binh để vua An Nam có thể phối hợp tấn công vào Qui Nhơn và Huế
thì quả thực Bangkok đang tiến hành việc điều động quân đội từ các khu vực phía đông và ngay từ kinh đô nữa. Sở dĩ có việc này cũng vì tại khu vực
này viên trấn thủ Miến Điện tại Tavoy là Maengchancha đã xin thần phục Xiêm La.
…..
Tuy nhiên trong trường hợp nếu chúng tôi cử binh đánh Ông Long Nhương thì sẽ gửi một văn thư có quốc ấn cho vua nước An Nam. Chúng tôi mong vua
An Nam (Nguyễn Ánh) chăm lo việc quốc sự và giữ cho bền vững…”

Chúng ta không biết được rằng Nguyễn Ánh đã viết thư cho Rama I thế nào nhưng qua thư hồi đáp có thể đoán được Rama I đã khước từ ý định của
Nguyễn Ánh, qua đó có thể thấy Rama I đã bắt đầu có cái nhìn khác về Nguyễn Ánh bởi trước kia ông chỉ coi Nguyễn Ánh là một vị chúa của 1 quốc gia
bị phụ thuộc, nhưng giờ đây với sự lớn mạnh dần dần của thế lực, Nguyễn Ánh sớm đã tự coi mình là quân vương 1 nước ngang hàng với Xiêm và ứng
xử với Xiêm một cách “Chính trị” hơn, thủ đoạn hơn.

Ông đe dọa Xiêm về việc nguy cơ Nguyễn Huệ sẽ tấn công Xiêm, kéo họ vào tham chiến nhưng không phải là trên lãnh thổ của mình mà là bảo họ kéo
theo đường Lào­Cam tiến tới Thanh Nghệ đụng độ với Tây Sơn còn mình phối hợp cùng. 
Kế hoạch này rõ ràng là muốn tọa sơn quan hổ đấu, bởi Xiêm muốn đánh thắng được quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ là việc cực khó, dù thắng thua ra
sao thì bên nào cũng thiệt hại nặng được lợi nhất sẽ vẫn là Nguyễn Ánh, Rama I đã nhìn ra điều này nên khước từ khéo.

Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ Xiêm­Nguyễn Ánh khi từ thời kì lép vế dần chuyển sang ngang hàng và bắt đầu có sự đề
phòng lẫn nhau 
Tuy nhiên lo lắng của Nguyễn Ánh về cuộc tấn công về phía Nam của Quang Trung cuối cùng lại thành ra thừa vì vào tháng 9­1792 sau khi đi đánh Lào
về Quang Trung đột ngột qua đời 
Mọi dự tính về chiến dịch phía Nam của ông bị gác lại hết, cường địch và cũng là khắc tinh nguy hiểm nhất của Nguyễn Ánh không còn nữa 

Với sự qua đời của Quang Trung, Nguyễn Ánh chính thức sang 1 bước ngoặt mới khi không còn phải lo sợ gì nữa, từ đây ông bắt đầu phát triển mạnh mẽ
thế lực, nhưng cũng từ đây quan hệ Xiêm­Nguyễn Ánh cũng chuyển biến theo

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 8/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

2.5.3) Quan hệ Xiêm­Nguyễn Ánh (Gia Long) tới năm 1802

Sau cái chết của Nguyễn Huệ năm 1792, tới năm sau 1793 Nguyễn Nhạc qua đời, 3 anh em Tây Sơn không còn ai (Lữ mất năm 1787), nhà Tây Sơn bước
vào quá trình suy vong, còn Nguyễn Ánh thì phát triển ngày càng mạnh.

Tận dụng thời cơ, năm 1793 Nguyễn Ánh muốn đánh một đòn quyết định nên đã gửi thư cho Xiêm đề nghị liên minh có điều ông không xin viện tợ gì mà
chỉ yêu cầu được phép mượn đường đi qua phần lãnh thổ Lào hiện đang là của Xiêm để vòng xuống đánh Quy Nhơn 

Rama I chấp nhận tới tháng giêng năm đó, chúa Nguyễn lại gửi sang Xiêm cây vàng bạc lần thứ tư (Lần đầu thì mình đã ghi chép rồi các lần còn lại thì
không có miêu tả cụ thể vào năm nào nên mình lược bớt) , kèm theo là một chiếc thuyền rồng bằng gỗ hạng tốt, thêm sáp ong và đường cát trắng

Đường cát trắng vào TK 17­18 vẫn là thứ rất xa xỉ và đắt bởi làm được đường cát trắng phức tạp và tốn công sức hơn, thời đó việc chế biến đường chưa
công nghiệp hóa nên đường cát trắng làm ra không được nhiều , thêm nữa công nghệ đóng gói và bảo quản lúc đó cũng còn chưa ra đời nên đường cát
trắng làm ra rất dễ bị hỏng vả không vận chuyển được đi xa
Bởi vậy người dân thường sẽ dùng mật mía (ảnh trên cùng) , đường đen dạng tảng (Ảnh giữa) hoặc sang hơn một chút thì là đường trắng dạng tảng (Ảnh
cuối) , chứ đường cát trắng thì chỉ có nhà giàu mới dùng, vì nó quý và đắt nên được dùng làm cống phẩm ngoại giao

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 9/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Sáp ong dạng bánh, thời đó nó được dùng vào rất nhiều việc từ làm thuốc, mỹ phẩm tới nghi lễ tôn giáo (Nến loại quý khi đó dùng trong các nghi lễ
trọng đại đều bằng sáp ong)...

Tới tháng 4 năm 1793 Nguyễn Ánh tiến hành tấn công Quy Nhơn, ông chia quân làm 3 mặt 1 đạo theo đường biển, 1 đạo theo hướng Phan Rí đánh lên
Quý Nhơn, 1 đạo quân theo hướng lãnh thổ Lào thuộc Xiêm 
Nguyễn Nhạc (lúc này còn sống ) thấy tình thế nguy liền cầu cứu cháu là Quang Toản, Quang Toản sai Ngô Văn Sở làm tổng chỉ huy đưa gần 2 vạn quân,
80 voi và thuyền chiến vào cứu bác mình 

Thấy thế Nguyễn Ánh cũng đề nghị Xiêm trợ giúp bằng cách đưa lực lượng tiến theo ngả Xiêm La uy hiếp Thanh­Nghệ khiến đạo quân cứu viện của
Quang Toản phải rút về bảo vệ Thanh­Nghệ tuy nhiên tình huống lại ngoài dự kiến lại phát sinh

Theo Đại Nam thực lục thì tháng 9 năm đó, hoàng thái đệ Xiêm La cùng đại tướng Phi Nhã Chất Tri đem 5 vạn quân sang đóng ở Nam Vang, 500 chiến
thuyền đậu ở Hà Tiên. Nguyễn Ánh thấy thế viết thư thoái thác, không cần quân Xiêm phải trợ giúp nữa vì thời tiết không thích hợp, quân Xiêm lại rút
về. Chiến dịch tấn công Quy Nhơn của Nguyễn Ánh mới bắt đầu được một thời gian và đang thuận lợi khi đã vây hãm được thành Quy Nhơn thì phải rút
về. Cuối năm 1793 Nguyễn Nhạc mất trong thành Quy Nhơn.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 10/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Ở đây có thể thấy rõ thay vì làm theo kế hoạch của Nguyễn Ánh là uy hiếp Thanh­Nghệ thì quân Xiêm lại tiến tới gần Hà Tiên tức là ngay sau lưng
Nguyễn Ánh, việc này nằm ngoài kế hoạch của Nguyễn Ánh, nếu cứ tiếp tục tấn công Quy Nhơn bỏ trống Nam Bộ chưa biết chừng quân Xiêm sẽ đục
nước béo cò.
Sự kiện cứu viện năm 1793 của quân Xiêm đã làm thay đổi toàn bộ chiến lược cũng như thái độ của Nguyễn Ánh, bởi với hành động của Xiêm chứng tỏ
họ sẽ không còn là đồng minh của Nguyễn Ánh được nữa, mâu thuẫn Nguyễn Ánh­ Xiêm từ đây bắt đầu nhen nhóm

Thêm vào đó với việc nhận ra ý đồ của Xiêm cũng khiến Nguyễn Ánh thay đổi chiến lược tiến công từ đánh ồ ạt, mở các mặt trận lớn ở khắp nơi (Chiến
dịch Quy Nhơn 1793 dự tính đánh tới 3 mặt trận ), nhanh chóng dứt điểm đối phương ông phải chuyển sang đánh lâu dài từ từ, bởi nếu ồ ạt kéo lực
lượng đi đánh thì sẽ bỏ trống Nam Bộ tạo điều kiện cho quân Xiêm tấn công, cũng từ đó cái kiểu đánh đã đi vào huyền thoại của Nguyễn Ánh là đánh
theo mùa gió hàng năm, cứ hết mùa gió lại về ra đời.

Tuy nhiên các mấu thuẫn này chỉ mới âm thầm chứ chưa bùng phát thành hành động
Cũng cần điểm qua một chút thái độ của nhà Tây Sơn với Xiêm, như ta biết vốn dĩ Xiêm với Tây Sơn không có quan hệ tốt đẹp gì cho lắm
Tuy nhiên sau khi Quang Trung mất trong tình thế mình ngày càng khó khăn hơn còn địch ngày càng mạnh lên nhà Tây Sơn cũng ý thức được cần tận
dụng mọi đồng minh có thể có được, cũng như cô lập đối phương, Quang Trung đã đặt mối hữu hảo với Thanh thì tới Quang Toàn cố đặt quan hệ hữu hảo
với Xiêm 

Ngay trong tháng 4 năm 1793 khi Nguyễn Ánh chuẩn bị rục rịch tiến hành đánh Quy Nhơn, Quang Toản đã cử phái đoàn sang Xiêm, biếu xen quà cáp
đồng thời nói rõ rằng hiện nya Tây Sơn đang chuẩn bị một cuộc phản công lớn vào Nguyễn Ánh, nếu Nguyễn Ánh thua trận mà chạy sang Xiêm thì chỉ
cần Xiêm giao nộp Nguyễn Ánh thì 2 bên sẽ đời đời làm đồng minh

Rama I đã viết quốc thư trả lời lại Quang Toản
Theo như biên niên sử của Hoàng gia Thái thì thư như sau
“…….
…Xưa kia Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh) khi bị đánh đuổi ra khỏi đất nước và chạy đến nhờ triều đình Bangkok che chở, ông ta đã được đối đãi thích hợp
với cương vị của ông ấy. Về sau ông ta trở về xứ Lokkanai, cũng không khác gì con chim non nay đã đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ để lập nghiệp riêng mà
không sợ hãi. Việc đó khiến cho triều đình Bangkok rất hài lòng và vì lòng độ lượng của chúng tôi, chúng tôi không thấy có gì trái nghịch cả.
…..
Còn về việc quí quốc nói là quân Bắc Hà sẽ tấn công Ong Chiang Su và yêu cầu Bangkok điều quân đến biên giới để tiếp tay bắt giữ ông ta một khi ông
ta bị đánh bại và bỏ chạy, và chúa tể xứ Đàng Trong sẽ biết ơn thì Bangkok không biết trả lời sao cho phải. 
Việc trở mặt với một người trước đây mình đã từng dành cho nhiều đặc ân to lớn để coi người ta như một tội nhân thật trái với phép tắc của hoàng gia.
Hơn nữa, rồi đây các nước lớn nhỏ khắp nơi sẽ đồn rằng, Bangkok tham của biếu từ Đàng Ngoài nên đã bắt Ong Chiang Su giao lại cho Bắc Hà không

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 11/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

một chút xót thương. Tiếng xấu đó sẽ lưu truyền đến tận cùng trời đất và chúng tôi sẽ không sao gánh chịu nổi…..”
Dĩ nhiên lời lẽ trong thư này có nhiều điều là nói dối nhưng nó cho thấy rõ ràng là Xiêm La đã khước từ Tây Sơn, Xiêm cũng không phải không biết tình
trạng của Tây Sơn khi đó nguy ngập ra sao, họ quyết định tọa sơn quan hổ đấu chứ không giúp bên nào, chính vì thế vào tháng 9­1793 khi Nguyễn Ánh
yêu cầu giúp đỡ với hình thức uy hiếp thì Rama I lại tiến tới Hà Tiên ắt hẳn vì muốn đợi lực lượng Tây Sơn và Nguyễn ánh đánh nhau kiệt lực sẽ làm ngư
ông đắc lợi, có điều Nguyễn Ánh đã sớm phát hiện được điều này và quay về.

Như mình đã nói trên dù đã bắt đầu có mâu thuẫn giữa Xiêm­Nguyễn Ánh nhưng chỉ là ngầm ngoài mặt 2 bên vẫn thông hiếu với nhau 

Mình xin thống kê gọn những lần thông hiếu này: 
­1795, Nguyễn Ánh đem sang Bangkok dâng cây vàng bạc lần 5, kỳ nam, sáp ong ,đường thốt nốt mỗi thứ 600 cân 

Kỳ Nam khỏi nói cũng biết cái này qúy ra sao

­1797, Xiêm nhờ Nguyễn Ánh đưa quân sang trợ giúp quân Xiêm bảo vệ tỉnh Samutprakan khỏi quân Miến, Nguyễn Ánh gửi thư chấp thuận, vua Xiêm
hứa tặng lại 1 tấn diêm tiêu cho Nguyễn Ánh cộng sẽ giúp vũ khí sau khi xong việc, tuy nhiên khi quân của Nguyễn Ánh đang trên đường sang thì mâu

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 12/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

thuẫn đã giải quyết xong nên lại rút về

­Tháng 8­ 1797 Nguyễn Ánh lại dâng cây vàng lá bạc lần 6, cùng với sáo ong, trầm hương, đường trắng mỗi thứ 600 cần cùng với 4 thần công lớn và 20
pháo nhỏ, Rama I tặn lại 30 tấn thuốc súng ,lụa và 1 chiến thuyền

Súng kiểu Thái Lan đương thời

­Năm 1799, hoàng gia Xiêm có tang, Nguyễn Ánh lại cử đaị biểu sang viếng, Rama I cảm tạ lại bằng cách tặng lại Kỳ Nam, lụa quý…

­Mấy tháng sau vua Xiêm lại gửi cho Nguyễn Ánh 3 tấn diêm tiêu và quặng sắt
Mặc dù các lễ lạc ngoại giao trong suốt thời kỳ này có vẻ thân mật nhưng như mình đã nói vẫn có mâu thuẫn bên trong bởi cái Nguyễn Ánh cần ở Xiêm
là sự trợ giúp về vũ khí, quân sự cũng như thái độ dứt khoát cùng mình chống Tây Sơn, nhưng Rama I vẫn theo chủ trương tọa sơn quan hổ đấu 

Cuối tháng 3­1799 khi Nguyễn Ánh chuẩn bị một lực lượng lướn để đánh trận chung kết với Tây Sơn đã gửi thư nhờ Rama I giúp đỡ về mặt quân sự, đáp
lại Rama I chỉ hứa lúc nào quân Nguyễn đánh được Quy Nhơn ( Tức là đã gần kết thúc chiến cuộc) thì sẽ đưa quân giúp (Lúc đó còn ai cầ nữa chứ) còn
giờ do thời tiết khí hậu không hợp nên chỉ cho phép cho quân Nguyễn mượn đường Lào để đi đánh thôi
Dĩ nhiên Nguyễn Ánh không hài lòng với thái độ đó nhưng vẫn tận dụng cơ hội để tấn công

Năm 1801 một lần nữa Nguyễn Ánh lại cống cây vàng cây bạc và đây cũng là cuối cùng ông triều cống cho Xiêm cũng như là lần cuối cây vàng cây bạc
được gửi sang vì lúc này số mệnh Tây Sơn đã đến hồi kết 

Tây Sơn bại như núi đổ, mất đất lần lượt, Quang toàn tới cuối năm 1801 phải chạy ra ngoài Băc, tới ngày 17­6­1802 vua tôi Tây Sơn rơi vào tay quân
Nguyễn tại Bắc Ninh, ngày 21­6 Gia Long tiến vào Thăng Long
Nhà Tây Sơn chính thức diệt vong, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra nhà Nguyễn, số phận của vua tôi Tây Sơn thế nào chắc mình khỏi nhắc ta đều biết cả
rồi 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 13/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Đã gần xong loạt bài rồi tiếp theo mình chỉ cần viết về chính sách của Gia Long với Xiêm sau khi lên ngôi+ Tổng kết là xong thôi 

Sau đó sẽ lặn một thời gian để chuẩn bị cho bài viết về kỹ nữ 

Last edited by nvh92; 23­01­2015 at 09:06.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74627346 14/14
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 23­01­2015, 01:15  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

3) Chính sách ngoại giao với Xiêm sau khi Gia Long lên ngôi lập ra nhà Nguyễn tới lúc ông mất (1802­1820)
Sau khi lên ngôi lập ra nhà Nguyễn Gia Long xây dựng bộ máy hành chính­kinh tế­chính trị­văn hóa…hoàn chỉnh đồng thời thống nhất lãnh thổ nước ta
hoàn thiện như hiện nay
Lúc này vị thế của Gia Long đã hoàn toàn khác xưa không còn là một vị vương tử chạy nạn nữa nên dĩ nhiên cách đối đãi của ông với Xiêm cũng khác
hẳn thậm chí do ảnh hưởng bởi Nho học tư tưởng Hoa di coi nước mình là trung tâm trời đất các nước khác đều phải thần phục , vua quan triều Nguyễn
chính thức gọi các quốc gia xung quanh là man di mọi rợ trong các văn bản hành chính trong thơ văn …(Trong đó có cả Xiêm, thậm chí cả nhà Thanh vì
nguồn gốc nhà Thanh là dân du mục ở Phương Bắc vốn từ thời xưa đã bị các nhà Nho coi là đám kém văn minh)

Dĩ nhiên việc triều cống và thần phục trước kia đã bị Gia Long bãi bỏ 
Cụ thể hơn vào năm 1803 vua Gia Long gửi thư cho Rama I báo rõ tình hình lúc bấy giờ ở nước ta rằng Tây Sơn đã bị diệt, Gia Long đã lên ngôi, vua
quan Tây Sơn bị xử thế nào…. 
Tiếp đo Gia Long để trả ơn vua Xiêm trước kia đã tặng lại cho triều đình Xiêm theo như Xiêm La thực lục 
­1 thanh kiếm qúy
­300 kg sáp ong
­3 tấn đường cát trắng 
­ Hơn 200 thớt gấm lụa Việt loại hảo hạng
­10 thoi vàng
­100 thoi bạc
Cái chúng ta cần chú ý ở đây là lá thư của Gia Long chứ không phải quà tặng, lá thư nói rõ tình hình trong nước nhưng chắc chắn một điều là Rama I lẫn
triều đình Xiêm cũng đã biết quá rõ nội tình nước ta khi đó thế nào rồi chả cần phải được thông báo bởi Gia Long nữa,lá thư đó thực tế không có ý định
báo tin hay cảm ơn mà là để khẳng định vị thế, nhắn với Rama I rằng từ nay Gia Long là vua một nước độc lập, ngang hàng với Xiêm nên đừng đối xử
với ông như là 1 tiểu vương trốn chạy khi xưa 
Dĩ nhiên từ đó ông không bao giờ tặng cây vàng cây bạc nữa, cũng như suốt phần đời còn lại ông cũng chỉ tặng quà theo nghi lễ ngoại giao cơ bản 
Tuy nhiên cũng không vì thế mà 2 quốc gia ngay lập tức trở mặt với nhau, Rama I cũng đủ thông minh để ứng xử hợp lẽ 
Tháng 11 năm đó Rama I cử phái đoàn sang nước ta thông hiếu trao quốc thư, tặng quà đáp lễ theo như Đại Nam Thực lục là 
­3 tấm chăn thêu quý
­4 thớt lụa quý 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74633836 1/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­1 kiệu vàng
­1chiếc lọng cán dài mạ vàng...
1 mũ vàng cho hoàng tộc (Tuy nhiên Gia Long không nhận có lẽ vì là kiểu mũ của Thái ông không quen đội )
Sau đó tới tháng 8­1804 Gia Long lại sai sứ thần sang dự tang của Hoàng Gia Xiêm và tặng:
­100 thớt lụa quý 
­100 thớt vải trắng. 
­5 thoi vàng,
­50 thoi bạc
Ngoài ra vua Gia Long cũng gửi riêng đường thốt nốt và sáp ong mỗi thứ 300 cân để phục vụ đám tang
Để đáp lễ Rama I gửi lại 1súng kíp báng nạm vàng, 1 súng báng nạm vàng pha đồng, một súng hai nòng, nhiều đồ trang sức bằng đá quí, kim cương và
các loại vải vóc...
Tháng 2­1805 Vua Gia Long lại cử phái bộ sang trình quốc thư và gửi quà, lần này đoàn sứ bộ ta còn tìm gặp con trai và gia quyến còn sót lại của
Nguyễn Phúc Xuân (Chú của vua Gia Long bị Taksin đại đế giết oan, mình viết trong bài 4 đọc lại để biết rõ) tặng quà và mời họ về nước nhưng họ từ
chối xin ở lại
Rama I cũng đáp lễ bằng quà cáp và sai chính Thái Tử của mình tiễn sứ bộ về nước 
Năm 1806, Thái Tử của vua Rama I là Isarasundhorn (Sau này chính là đức Phật đế Buddha Loetla Nabhalai­Rama II ) chính thức được tấn phong, xác
nhận quyền thừa kế vua Gia Long cũng cử phái đoàn sang tặng quà gồm có
­300 thớt lụa màu 
­100 thớt lụa trắng 
­50 thớt vải Bắc Hà
­3 cân kỳ nam, 
­8 cân quế loại tốt
Quà riêng cho hoàng thái tử bao gồm 100 thớt lụa trắng, 50 thớt vải Bắc Hà, 50 thớt lụa màu
Rama I lúc này tuy đã ốm phải nằm bệnh nhưng vẫn cố gắng tự đứng dậy tiếp sứ và tặng quà
Tháng 9­1809, Rama I, một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Thái Lan đồng thời cũng có thể coi như là ân nhân và là bạn lâu năm của Gia Long từ
trần tại chính điện Hoàng Gia ở Bangkok hưởng thọ 74 tuổi trị vì 28 năm 
Đích thân vua Gia Long đã tự viết quốc thư chia buồn, chọn quà sang phúng viếng, lại chỉ định quan thượng thư bộ Lễ sang đại diện cho mình tham dự
đámh hỏa táng 
Ngay sau đó Thái tử Isarasundhorn lên ngôi trở thành Rama II, khác với vua cha ông không có nhiều thiện cảm với Việt cũng như khá lạnh nhạt trong
quan hệ với nước ta
Tuy nhiên cho tới khi Gia Long còn sống Xiêm lẫn Việt cũng chưa hề bộc lộ mâu thuẫn nào ra mặt cả, chỉ cho tới khi Gia Long từ trần năm 1820 thì Minh
Mạng nối ngôi bên kia là Rama II cả 2 đều không bị cản trở bởi tiên vương nên lúc này mâu thuẫn từ lâu âm ỉ mới bùng cháy thực sự, tới năm 1828, 8
năm sau khi Minh Mạng lên ngôi Việt­ Xiêm lại quay lại thế căng thẳng như thời chúa Nguyễn và cũng vẫn như một sự mỉa mai mà lịch sử tái dựng lại,
tất cả những mâu thuẫn đó lại được giải quyết trên đất Campuchia, tình trạng căng thẳng này chỉ chấm dứt khi nước ta rơi vào sự đô hộ của Pháp

4) Tổng kết
Nhìn chung trong suốt cuộc đời mình mối quan hệ mà Gia Long đã xây dựng với Xiêm dù có lúc thăng trầm, không thiếu lúc lộ ra mâu thuẫn hoặc nguy

https://vozforums.com/showpost.php?p=74633836 2/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

cơ chiến tranh nhưng cuối cùng vẫn là mối quan hệ hữu hảo không dẫn tới xung đột trực tiếp
Ở bên kia Rama I cũng đã rất khéo léo khi không quá lún sâu vào cuộc thay triều đổi đại tại nước ta (Và cũng là do Gia Long không tạo cơ hội cho Xiêm
lấn vào quá sâu) 
Veef vấn đề cầu viện Xiêm đánh giá một cách khách quan chúng ta phải thừa nhận đó là sai lầm lớn nhất đời của Gia Long và không gì che lấp được sai
lầm đó cũng như hậu quả nó gây ra
Nhưng nói đi cũng phải nói lại chúng ta cần nhìn nhận khi tiến hành cầu viện Xiêm năm 1784 lúc đó Gia Long mới 22 tuổi tức là còn trẻ hơn nhiều người
ở đây, ở độ tuổi đó kinh nghiệm chính trị chắc chắn còn rất ít, suy tính chưa thể sâu được , lại trong một tình huống là nếu như không có nguồn trợ giúp
thì chắc chắn là chết hoặc bị lưu vong biệt xứ, trong tình huống đó thì lựa chọn có vẻ là khả quan nhất là cầu viện nước ngoài. Dĩ nhiên Gia Long đã tính
toán sai lầm và gây ra hậu quả xấu.
Nhưng thử đặt lại vấn đề nếu Gia Long không cầu viện thì quân Xiêm có tiến vào không?
Vào giai đoạn 1781­1784 tình hình lúc đó ở Nam Bộ thế nào? Gia Long đã bị quân Tây Sơn đánh đuổi ra Phú Quốc truy bức gắt gao sống chết chưa rõ,
Tây Sơn lúc đó do Nguyễn Nhạc chỉ huy không có ý định nắm giữ Nam Bộ nên giao lại cho các hàng tướng hoặc các tướng tầm thường chỉ huy, lực lượng
Tây Sơn chỉ bó hẹp tại các đô thành như Gia Định hơi có biến là rút về Quy Nhơn các vùng ngoài tầm với thì chịu không kiểm soát nổi, Nguyễn Huệ tiến
ra truy bắt Gia Long nhưng khi gần đạt được mục đích thì bị gọi về 
Tức là suốt một dải Nam Bộ gần như là trong tình trạng vô chính phủ, mỗi kẻ cát cứ 1 nơi, liệu trong tình thế đó quân Xiêm có để yên không?
Mình tin trong cảnh đó không sớm thì muộn quân Xiêm cũng sẽ hỏi thăm dù Gia Long có không cầu viện
Hơn nữa sau này rút kinh nghiệm từ hậu quả quân Xiêm để lại năm 1784 , Gia Long cũng không bao giờ nhờ vào binh lực của Xiêm nữa kể cả khi phải
lưu vong sang Xiêm, cái duy nhất ông nhờ là vũ khí, tiền bạc chứ không để quân Xiêm bước lên lãnh thổ nước ta, tới năm 1799 ông có nhờ Xiêm đưa
binh lực đến gần Thanh­Nghệ để thị uy chứ không bảo họ tấn công, nhưng khi phát hiện Xiêm có ý định xâm nhập nước ta ông cũng đã ngay lập tức lui
binh về để chặn ý đồ đó, sau đó là thay đổi cả chiến lược của mình 
Như vậy là có thể thấy Gia Long cũng đã biết sai, cố sửa sai, cũng như làm mọi điều để hạn chế sai lầm đó xảy ra lần nữa 
Cũng xin nhắc các bạn một vài hci tiết như thế anyf đó là tới năm 1801 khi tình trạng nguy ngập, chính vua Quang Toản của nhà Tây Sơn cũng đã gửi
thư cầu viện nhà Thanh xin họ giúp đỡ, có điều nhà Thanh chưa kịp làm gì thì năm sau Tây Sơn đã mất
Sau này chính nhà Nguyễn năm 1877 khi Pháp tiến ra Bắc Kỳ cũng lại cầu viện nhà Thanh can thiệp nhưng kết quả là Pháp Thanh lại bắt tay nhau ký
hiệp ước Constans chia lợ ích, Pháp cứ thoải mái đánh Bắc Kỳ nhà Thanh xin cái khu vực ải Nam Qaun của nước ta+ với các điều khoản giao dịch có lợi
trên tô giới Pháp 
Vấn đề cầu viện đặt trong bối cảnh như Nguyễn Ánh ,Quang Toản thì tuy không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng không lựa chọn nó thì chết là cái chắc
thêm với sự tính toán sai lầm thế là gây ra hậu quả
Và chúng ta cũng phải nhìn nhận đó là Gia Long cũng có tài ngoại giao không kém gì Quang Trung , nếu Quang Trung trong tâm thế thắng trận nắm bắt
được tâm tư của Càn Long và nhà Thanh để lựa bề ngoại giao thì Gia Long với tâm thế bấp bênh, nguy hiểm vẫn khéo léo xoay sở để có thể dung hòa lợi
ích, tránh bị Xiêm lợi dụng như còn bài chính trị nhằm lấn chiếm lãnh thổ ấy vậy mà vẫn ứng xử khá tốt với Xiêm và cũng nhận lại được sự ứng xử
tương tự thì tài năng cũng không kém gì Quang Trung cả 

Cũng xin nhắc lại nói cho tới cùng cả Quang Trung lẫn Gia Long không phải là tướng, không phải là thánh, không phải là anh hùng mà họ trước hết là con
người và quan trọng nhất họ là chính trị gia 
Đã là con người thì có lúc sai lúc đúng, đã là chính trị gia thì có lúc ác lúc thiện, có lúc biết đứng có khi biết quỳ, có lúc nghĩa khí ngay thẳng có lúc
không từ thủ đoạn nào…

https://vozforums.com/showpost.php?p=74633836 3/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Bởi vậy hãy đánh giá cả 2 người này công bằng và thực tế hơn 

Thế là kết thúc loạt bài về Gia Long­Quang Trung trong ngoại giao 

Mình cũng xin nói luôn mình sẽ lặn một thời gian nữa để thu thập tài liệu cho bài viết về kỹ nữa, có thể sẽ mất 1 tuần,2 tuần hoặc....1 tháng,2 tháng 

Nhưng yên tâm mình không lặn chìm nghỉm đâu thỉnh thoảng sẽ lướt qua đây chè nước đàm đạo và chắc sẽ chém mấy câu bên F33 hoặc đăng bài báo

bên đó   tùy hứng lúc đó 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74633836 4/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 11­01­2015, 23:48  

Join Date: 12­2014
Location: 590947F1
I.Love.You.Edf   
Posts: 7,171
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Quote:

Originally Posted by natsubucu900 

ko thể có truyện vượt trội hơn so với pháp dk   thời Gia Long là chính thời Napoleon chứ j   nhà nguyễn vẫn phải mua từng khẩu pháo

thần công của thương nhân tây dương; súng đạn hỏa mai chắc cũng ko thể trang bị phổ cập như bộ binh châu âu cùng thời dk 

Hàng của bạn đây. Nhờ bạn mà mình lục lại được vài tư liệu còn thiếu.

Quote:

Originally Posted by HoaLacManThien 

Cái râu ria thì khỏi nói vì chả có gì đáng nói, nhưng cái này sai lè rồi.

Trong mấy năm TS nổi lên thì chả làm được gì ra hồn ngoài đánh đấm cả.
Ngay cả mấy trung tâm buôn bán trong Nam cũng là TS phát nát chứ ai, ko tin thử tìm xem vì sao dân buôn bán và người Hoa phải dạt vào khu
chợ lợn lập lại chợ.

Không dưng mà TS lại sụp nhanh thế, đến cả dòng giống cũng bị tận diệt là bởi lòng dân ko thuận. 

Tiếp.

Sau khi Ánh lên ngôi thì ko có chuyện bế quan tỏa càng nhé, ko đọc sử rồi phán linh tinh.

Ánh liên kết với ngoại bang có cái hại là đưa quân nước khác vào ( kèm theo đó là cắt đất, lợi ích etc để trả), nhưng cái lợi là Ánh hiểu rõ được
tiềm lực, sức mạnh & lợi ích khi trao đổi với nước ngoài.

Đầu thời Nguyễn kinh tế khá phát triển, quân sự mạnh, tỉ lệ súng trang bị cho lính cao, chế được tàu hơi nước, đóng tàu chiến lớn trang bị nhiều
https://vozforums.com/showpost.php?p=74417390 1/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

đại bác ( Tây sang còn khen), buôn bán với Bồ, Tây & Anh... Ánh phong quan chức người Tây giúp Ánh lập biên chế quân đội, xây dựng mô hình
kiểu Tây.

Thời này Ánh vẫn giao thương với Tây, và là kiểu ngang hàng chứ ko vọng ngoại ( quan Tây trong quân đội có tội Ánh vẫn xử. Tàu Hà Lan vào
gây chuyện bị hạm đội Nguyễn do Hoàng tử đánh cho toàn diệt ngoài biển. Hai tàu chiến Anh loe ngoe làm gì đó bị đánh chìm trên sông...).

Lúc này các nước phương tây cũng đã chính thức đặt ngoại giao với Nguyễn, buôn bán mạnh là khác.

Có điều sau khi Sing bị Anh chiếm đóng thì Ánh bắt đầu lo ngại ( hoàn toàn có lý) về dã tâm của người Tây. Tiếp đó lại bắt được thư từ của các
giáo sĩ gửi về chính quốc viết về binh lực Nguyễn, khuyên chính quốc nên sớm tiến đánh ­> Ánh bắt đầu cấm đạo, loại bỏ giáo sĩ cùng lực lượng
giáo dân làm tay sai, gián điệp.

Thời này bên Nhật cũng thế, có điều nó làm mạnh tay hơn, nhổ cỏ tận gốc = giết sạch cả giáo sĩ lẫn dân theo đạo. Bên mình lằng nhằng nên mới
có chuyện 1 nhúm quân Pháp đã chiếm được xxx tỉnh ( vì thực ra có đám ráo dân đi theo giúp sức chứ ko phải mình nó).

Sau này người Anh có sang xin nối lại giao thương nhưng Ánh ko mặn mà lắm.
Còn nhà nguyễn nát bét là do con cháu Ánh sau này, triều chính ko lo, kinh tế sa sút, bán dần súng đạn đi để ăn ( hiện tại vẫn còn rất nhiều
súng Hỏa Mai của nhà Nguyễn lưu lạc và nằm trong bộ sưu tập nước ngoài, súng được đánh giá là chất lượng tốt, tinh xảo... xuất ngược bán
sang Tây thời đó cơ mà).

Còn đại bác từ bé cỡ ống luồng cho đến to cỡ cột đình chắc anh em ko lạ gì, bảo tàng đầy. Đến nay thỉnh thoảng vẫn trục vợt được tàu & đại bác
dưới biển...

Quote:

Súng điểu thương Model 1777 cũng là trang bị tiêu chuẩn cho quân đội nhà Nguyễn dưới thời Gia Long – Minh Mạng. Đến năm 1826, súng
điểu thương Delvigne thay thế vị trí của Model 1777 trong quân đội Pháp nhưng nhìn chung Delvigne chỉ có một số cải tiến ở khâu nạp
đạn chứ chưa có gì quá vượt trội. Như vậy vũ khí cá nhân của quân nhà Nguyễn giai đoạn 1800 – 1840 không quá thua kém các nước
phương Tây.
Tiếc rằng từ thời Tự Đức trở đi, quân đội bị bỏ bê, không có thêm trang bị mới đã đành lại còn cắt giảm cả trang bị cũ. Sau năm 1840,
dòng điểu thương Model 1777 nhanh chóng lạc hậu nhưng không được thay thế, lại còn bị cắt giảm 75% số lượng. Năm 1848, quân đội
Pháp đưa vào biên chế súng điểu thương Minié – loại được sử dụng trong cuộc xâm lược Nam Kỳ 1861. Tuy vẫn giữ cơ chế nạp tiền
(muzzle­loading) như Model 1777 của nhà Nguyễn nhưng đã có thêm rãnh xoắn (rifled) và sử dụng hạt nổ (percussion cap).

Năm 1864, quân Pháp đưa vào trang bị loại điểu thương nạp hậu (Breech­loading) đầu tiên: Tabatière, nhưng nhanh chóng bị thay thế
dần bởi súng trường (Bolt action) Chassepot Model 1866, sau đó là Gras mle 1874. Đến đây thì nhà Nguyễn chính thức bị bỏ quá xa.

Tóm lại đói rách là cuối thời Nguyễn, đừng đổ cho Ánh. Mà cho dù đến tận thời đói rách đó thì chúng ta vẫn còn giữ lại được 1 số súng chứ ko
phải toàn gậy gộc giáo mác, đi chân đất đội nón dấu như tuyên truyền đâu:

Quote:

https://vozforums.com/showpost.php?p=74417390 2/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Trong cuộc xâm lược Nam Kỳ 1861, sau khi công phá Đại đồn Chí Hòa, quân Pháp thu giữ được:

"Một trăm năm mươi đại pháo, hai ngàn súng nhỏ Saint­Etienne tình trạng bảo trì hoàn hảo; đầu đạn tròn, đầu đạn súng cối chưa cho
thuốc súng, hai ngàn ký thuốc súng; giáo, chỉa, kích cùng một số lớn tiền đồng được tìm thấy trong thành. Súng tay thì bắn bằng đá lửa;
đó là súng từ thời đệ nhất đế chế. Các quả đạn thuộc loại láng, bằng gang, đúc cũng khá tròn; thuốc súng cũng mịn, cán khá đều hạt.
Trong thành Kì hòa không thấy có súng bắn bằng bùi nhùi lửa, cũng không có cung, không có nỏ. Ta còn tìm thấy một số bản đồ An
Nam; các bản đồ khá đúng giúp ta làm bản đồ trinh sát." (Histoire deL’EXPÉDITION DE COCHINCHINE en 1861)

Last edited by I.Love.You.Edf; 11­01­2015 at 23:54.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74417390 3/3

Você também pode gostar