Você está na página 1de 5

Bài tập nhóm số 1 Nhóm 7

AN TOÀN ĐIỆN

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

Nhóm 7:
Họ và tên Mã số sinh viên
Nguyễn Trọng Tuấn 41204295
Võ Đình Thịnh 41203640
Nguyễn Tuấn Thư 41203742
Phạm Thành Nam 41202285

Tp.HCM, tháng 3 năm 2015

Page 1|5
Bài tập nhóm số 1 Nhóm 7

Câu hỏi: Tìm hiểu, phân tích và trình bày các yếu tố liên quan đến tác hại của
dòng qua người.

Trả lời.

Khi người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phần tử mang điện áp, có
thể xuất hiện dòng điện chạy qua cơ thể. Dòng điện này được gọi là Ing, dòng điện
Ing sẽ gây nên những phản ứng sinh học phức tạp như làm tê liệt các cơ thịt, sưng
màng phổi, rối loạn nhịp tim, hủy hoại hệ thần kinh điều khiển,… Mức độ nguy
hiểm đối với nạn nhân bị tai nạn điện là một hàm phụ thuộc biên độ dòng điện,
đường đi qua cơ thể người của Ing , thời gian tồn tại,…

1. Biên độ dòng điện đi qua người ( Ing )


Ing càng lớn, nạn nhân càng bị nguy hiểm, khả năng bị tổn thương nặng
hoặc tử vong cao. Có thể viết biểu thức tính Ing như sau:

U ng U tx
I ng  
Z ng Z ng
Vậy biên độ Ing phụ thuộc Ung tức điện áp đặt lên cơ thể người và tổng trở
người Zng . Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi giá trị Zng có ảnh hưởng rất lớn
tới trị số Ing .
Các ngưỡng giá trị Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người:
Tác hại đối với người
Ing (mA)
Điện AC (f=50-60 Hz) Điện DC
0,6 – 1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác
2–3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác
5–7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim châm
8 – 10 Tay khó rời vật có điện Nóng tăng dần
Tay không rời vật có Bắp thịt co và rung
20 – 25
điện, bắt đầu khó thở
Tê liệt hô hấp, tim bắt Tay khó rời vật có điện
50 – 80
đầu đập mạnh và khó thở
Nếu kéo dài với t >= 3s Hô hấp tê liệt
90 – 100
tim ngừng đập
Các cơ bắp bị tổn thương
3 – 8 (A) nặng, có thể dẫn đến bốc
cháy

Vậy, điện xoay chiều nguy hiểm đối với người hơn điện một chiều. Các
giới hạn dòng nguy hiểm được xác định như sau:
I giới hạn nguy hiểm AC ≤ 10 mA
I giới hạn nguy hiểm DC ≤ 50 mA
Page 2|5
Bài tập nhóm số 1 Nhóm 7

2. Tổng trở người ( Zng )


Zng được tạo thành từ cơ thể người gồm lớp da tiếp xúc bên ngoài và các
thành phần trong cơ thể như thịt, máu, mỡ, xương, dịch,… Trong mô hình tương
đương Zng ta có thể xem như Z ng  Rng .
Khi da bình thường Rng = 1 kΩ ÷ vài chục kΩ
Khi mất lớp da Rng = 600Ω ÷ 750Ω
Rng là một đại lượng không ổn định. Rng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
tình trạng sức khỏe của con người, môi trường chung quanh, độ ẩm của lớp da
chỗ tiếp xúc với điện, điều kiện tổn thương, điện áp tiếp xúc, thời gian tồn tại của
dòng điện qua người …
Khi điện áp tiếp xúc (Utx) lớn, dòng điện qua người tăng cao, trong cơ thể
người xảy ra hiện tượng điện phân và mồ hôi toát ra làm Rng giảm. Mặt khác, khi
Utx lớn sẽ xảy ra hiện tượng chọc thủng tại chỗ tiếp xúc làm cho Rng giảm rất
nhiều, đặc biệt khi Utx ≥ 250V.
Sự phụ thuộc của Rng vào Utx
Rng (Ω)
Utx (V)
Da mỏng và rất ẩm Da ẩm bình thường Da khô
25 1750 3250 6100
50 1450 2625 4375
75 1250 2200 3500
100 1200 1875 3200
125 1125 1625 2875
220 1000 1350 2125
700 750 1100 1550
1000V 700 1050 1500
Các giá trị khác 650 750 850
5% dân số 50% dân số 45% dân số

Khi thời gian tiếp xúc (ttx) lâu, Rng càng bị giảm thấp hơn do quá trình phân
hủy lớp da và hiện tượng điện phân phát triển.
Khi áp suất tiếp xúc tăng, Rng giảm.
Khi diện tích tiếp xúc (Stx) tăng, Rng giảm vì đường đi của dòng Ing có kích
thước lớn hơn.
Trạng thái của người cũng là yếu tố quan trọng làm thay đổi Rng. Ví dụ:
người làm việc mệt ra nhiều mồ hôi, tim đập mạnh hoặc người say rượu, bị bệnh
thần kinh, bị ướt,… đều có Rng thấp hơn so với người bình thường và dễ bị tử
vong khi có tai nạn về điện.

3. Điện áp tiếp xúc (Utx – Utouch)


Giá trị Utx phụ thuộc vào tình trạng tiếp xúc, điện áp và cấu trúc của mạng
điện.

Page 3|5
Bài tập nhóm số 1 Nhóm 7

Utx tỉ lệ với Ung, khi Utx lớn, Rng sẽ bị ảnh hưởng, do đó Ing có thể đủ lớn
gây nguy hiểm.
Điện áp tiếp xúc cho phép đối với người phụ thuộc thời gian tiếp xúc và
loại nguồn điện AC, DC như sau:
Thời gian tiếp xúc tối đa UAC(V) UDC(V)
≥ 5s 50 120
1s 75 140
0.5s 90 160
0.2s 110 175
0.1s 150 200
0.05s 220 250
0.03s 280 310

4. Ảnh hưởng của đường đi dòng điện qua người:


Đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến sự nguy hiểm của nạn nhân nhiều
nhất vì nó quyết định lượng dòng điện đi qua tim hay cơ quan tuần hoàn của nạn
nhân.
Các thí nghiệm trên động vật cho kết quả như sau:
Đường đi của Ing Tỉ lệ Ing đi qua tim
Tay – thân – tay 3,3%
Tay phải – Thân – Chân 6,7%
Tay trái – Thân – Chân 3,7%
Chân – Thân – Chân 0,4%

Dòng điện đi từ tay phải qua thân xuống chân là nguy hiểm nhất vì lượng
dòng Ing đi qua tim lớn nhất có thể làm rối loạn nhịp tim hoặc làm ngưng nhịp tim
dễ gây tử vong.

5. Ảnh hưởng của tần số dòng điện:


Khi tần số của dòng Ing tăng, Zng giảm do XC giảm khi f tăng. Tuy nhiên,
khi f tăng cao, mức độ nguy hiểm của tai nạn giảm thấp hơn so với tần số điện
công nghiệp (50 – 60 Hz). Điều này là do hiện tượng ion hóa các tế bào trong cơ
thể.
Ở tần số điện công nghiệp (50 – 60 Hz), mức độ phá hủy của các tế bào,
đặc biệt là các tế bào có liên quan đến tim và hô hấp rất lớn, do đó trị số dòng
nguy hiểm giới hạn bé nhất.
Igiới hạn ≤ 10 mA
6. Điện áp tiếp xúc:
Điện áp tiếp xúc Utx là giá trị điện áp lớn nhất có thể đặt lên cơ thể người
khi tiếp xúc vào vật có điện áp, phụ thuộc tình trạng tiếp xúc trực tiếp hay gián
tiếp và nhiều yếu tố khác.

Page 4|5
Bài tập nhóm số 1 Nhóm 7

7. Điện áp cho phép:


Giới hạn an toàn cho người căn cứ vào dòng điện nguy hiểm trong nhiều
trường hợp không xác định được vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố bên ngoài. Mặt
khác, trị số Zng luôn luôn thay đổi trong các điều kiện khác nhau.
Do đó, để giới hạn mức độ an toàn, trong tính toán thiết kế người ta thường
sử dụng đại lượng điện áp cho phép Ucp theo tiêu chuẩn của từng quốc gia.
Có thể định nghĩa Ucp là mức điện áp mà con người khi tiếp xúc không bị
nguy hiểm đến tính mạng.
Ucp phụ thuộc tiêu chuẩn từng nước, điều kiện khách quan của môi trường
và tần số nguồn điện đang xét.
Theo tiêu chuẩn Theo tần số Nơi khô ráo Nơi ẩm ướt
Ba Lan, Thụy Sĩ, Tiệp AC Ucp = 50V Ucp = 25V
Khắc (cũ), Đức, IEC DC Ucp =120V Ucp = 60V
AC Ucp =24V Ucp = 12V
Hà Lan, Thụy Điển
DC Ucp = 50V Ucp = 25V
AC Ucp = 50V Ucp = 25V
Việt Nam
DC Ucp = 80V Ucp = 50V

Ở những nơi đặc biệt nguy hiểm như hầm mỏ, phòng đông lạnh, bể bơi,
nhà tắm, phòng nha sĩ, phòng mổ,… Ucp = 6V hoặc 12V.

8. Một số tài liệu liên quan:


Thưa cô, gửi kèm file báo cáo bài tập này, là một số tài liệu có liên quan
đến các yếu tố tác hại đến dòng điện qua người mà nhóm em sưu tầm được. Mong
cô xem giúp.

Page 5|5

Você também pode gostar