Você está na página 1de 7

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÝ HOÁ CỦA

MÔI TRƯỜNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG


CHẾ PHẨM SINH HỌC
(cụ thể là sản phẩm chế phẩm vi sinh Bio EM)

1. Tổng quan
- Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ô
nhiễm nguồn nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Tại các
thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản
xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
môi trường nguồn nước. Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn
nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số dân đang sinh
sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải
của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa
trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật
ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị
ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ
của con người.
- Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu
chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Tại một số địa phương, trường
hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 -
50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh
giá của các Bộ Y tế và NN&PTNT, trung bình mỗi năm, Việt Nam có
khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; Trên
100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những
nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra ô nhiễm
nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh,
nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản… Để giải quyết thực trạng trên yêu cầu
đặt ra là phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và điều quan trọng
nhất là cần là có sự chung tay của cả động đồng. Xử lý trước khi đưa ra
môi trường là một giải pháp mà mỗi người trong chúng ta có thể làm
giảm đi hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước.
- Ở bài nhóm tập trung đi vào xử lý nước thải sinh hoạt bằng chế bằng vi
sinh.
- Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ quá trình sử dụng nước
hàng ngày như tắm giặt, rửa, vệ sinh… của các hộ gia đình, văn phòng,
trường học, bệnh viện….
- Nước thải này thường có nồng độ ô nhiễm cao do chứa các chất độc hại
như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, vi sinh vật, Ni tơ, phốt
pho, BOD5, COD…..được thải ra trong quá trình sử dụng sinh hoạt. Các
chất này rất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người đặc
biệt là virus, vi khuẩn, giun sán…
- Chế phẩm vi sinh xử lý môi trường là tập hợp các dòng vi sinh vật lợi
khuẩn có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường,
hay bổ sung dinh dưỡng từ những vi khuẩn hay vi nấm có lợi. Mà những
vi sinh vật này vẫn còn sống và hoạt động khi chúng ta sử dụng.
- CPVS xử lý môi trường, được sử dụng để phân hủy các hợp chất hữu cơ
như thức ăn thừa, phân tôm, xác chết của tảo và sinh vật trong ao… làm
cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn, hạn chế ô nhiễm nước. Các vi khuẩn
có trong CPVS sẽ chuyển hóa các khí độc trong nước thành dạng không
độc. Ngoài ra, sự phát triển mạnh của các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh,
chiếm chỗ và át chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. CPVS còn có
thể ổn định sự phát triển của tảo từ các sản phẩm như CO2 và các loại muối
dinh dưỡng thông qua hoạt động phân hủy của các vi khuẩn, đồng thời kìm
hãm tảo đáy phát triển.

2. Giới thiệu chế phẩm vi sinh


*Chế phẩm sinh học Bio EM
- Thành phần: Gồm vi sinh vật: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Streptomyces
sp, Saccharomyces sp, Aspergillus sp, Nitrobacter sp, Nitrosomonas sp…
 Vsv lactic
- Ngăn ngừa vi khuẩn có hại
- Giảm mùi hôi
- Tăng khả năng tiêu hóa
 Vsv bacillus
- Phân hủy chất hữu cơ
- Cân bằng cạnh tranh sinh học
- Giảm sự phát triển vibrio. Vk có hại
 Nấm men
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất
- Tạo chất có hoạt tính sinh học
 Vsv quang hợp
- Tạo sản phẩm quang hợp
- Tạo phytohoocmon, axit amin, hòa tan photpho
- Khử mùi độc hại
- Tổng số vi sinh vật : ≥ 109 cfu/g
- Tác dụng:
 Xử lý nhanh nguồn nước ô nhiễm
 Phân giải nhanh chất thải hữu cơ
 Xử lý làm sạch hệ thống xử lý nước thải
 Khử mùi hôi chất thải hữu cơ
 Phân hủy các thành phần khó tiêu như: Protein, Tinh Bột, Xenlluloza,
Kitin, Pectin, lipit,…
 Chuyển hóa thành phần khó tiêu thành dễ tiêu trong nước thải
 Giảm chỉ số COD, BOD, TSS… khi sử dụng chế phẩm
 Khôi phục lại hệ vi sinh trong hệ thống xử lý và môi trường
 Diệt mầm bệnh và các vi khuẩn gây mùi hôi thối
- Điều kiện thích hợp cho nguồn nước thải tại bể Aroten: BODtp ≤
1.000mg/l; pH từ 5,5 -> 8,5; T0 = 14 - 450C ; O2 cung cấp từ đáy bể
5m3/m2/Giờ; Thổi khí 24/24; Hàm lượng dinh dưỡng : BODtp : N : P =
100:5:1

3. Yếu tố lý hoá môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh
học Bio EM
*pH: pH có ảnh hưởng rõ rệt đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật. Mỗi vi
sinh vật đều có một phạm vi pH sinh trưởng nhất định và pH sinh trưởng tốt
nhất
- Hầu hết vi sinh vi sinh vật sinh trưởng thuận lợi nhất ở các giá trị pH= 6-
8 còn một số nấm thì ở pH< 5. Tương tự hầu hết vi khuẩn ưa các điều
kiện trung tính và bị ức chế sinh trưởng ở các điều kiện quá axit hoặc quá
kiềm. Chỉ có một số ít vi khuẩn thích ứng tốt với các điều kiện axit hoặc
kiềm.
- Vi sinh vật ưa acid (acidophile) có pH sinh trưởng tốt nhất là pH 0-5,5 ;
đối với vi sinh vật ưa trung tính là pH 5,5-8,0 ; đối với vi sinh vật ưa kiềm
(alkalophile) là pH 8,5-11,5. Vi sinh vật ưa kiềm cực đoan có mức sinh
trưởng tối ưu ở pH 10 hay cao hơn nữa. Nói chung, các nhóm vi sinh vật
khác nhau đều có phạm vi sinh trưởng riêng của mình. Phần lớn vi khuẩn
và động vật nguyên sinh là ưa trung tính. Phần lớn nấm là ưa hơi acid (pH
4-6).
- Nếu pH xa điểm pH thích hợp trên, các vi sinh vật sẽ bị thay đổi sinh lý rất
mạnh cả về hình thái. pH trong tế bào chất có sự biến hóa đột ngột sẽ làm
phá vỡ màng sinh chất hoặc làm ức chế hoạt tính của enzyme hay proteine
chuyển màng, do đó làm tổn thương đến vi sinh vật. Độ pH ảnh hưởng đến
tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính
enzim, sự hình thành ATP.
- Ví dụ, vi khuẩn oxy hoá lưu huỳnh, thuộc một chi hoá tự dưỡng hiếu khí
bắt buộc, có thể tạo thành axit sulfurơ bằng cách oxy hoá H2S, và sinh
trưởng tốt ở pH=1.
- pH tối uư cho các quá trình nitrat quá của vi khuẩn Nitrosomonas sp ở
pH = 7.5-8.0. Tốc độ nitrat hoá ở pH = 5.8-6.0 chỉ bằng 10-20% ở pH tối
ưu. Tại độ kiềm thấp, tốc độ nitrat hoá trong màng sinh học sẽ bắt đầu thể
hiện sự ức chế.
 Vì vậy, ở với khoảng pH rộng của chế phẩm vi sinh Bio EM (pH từ
5,5 -> 8,5) là khoảng pH thích hợp cho các vi sinh có trong chế phẩm
thực hiện được chức năng của mình trong việc xử lý chất thải. Ngoài ra,
nếu ở ngoài khoảng pH thích hợpthif vi sinh vật trong chế phẩm sẽ bị
biến đổi thì qua trình phân hủy các chất giảm đi, hiệu quả sử dụng chế
phẩm giảm.
*Nhiệt độ
- Cũng giống như các sinh vật khác, nhiệt độ của môi trường cũng có ảnh
hưởng rất lớn đối với vi sinh vật. Trên thực tế, do vi sinh vật thường là
các sinh vật đơn bào cho nên chúng rất mẫn cảm với sự biến hóa của
nhiệt độ, và thường bị biến hóa cùng với sự biến hóa về nhiệt độ của môi
trường xung quanh. Chính vì vậy, nhiệt độ của tế bào vi sinh vật cũng
phản ánh trực tiếp nhiệt độ của môi trường xung quanh. Một nhân tố
quyết định ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật
đó là tính mẫn cảm với nhiệt độ của các phản ứng xúc tác nhờ enzyme.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể,
tăng cường hoặc kìm hãm sự sinh sản của vi sinh vật. Nhiệt độ cao thường
làm biến tính các loại protein, axit nucleic. Sản phẩm nhiệt độ thích hợp là
15 – 45 độ.
- Ngoài khoảng nhiệt độ đó ra vi sinh vật sẽ bị hạn chế sự phát triển. Nếu
ngoài khoảng đó (thấp hơn hoặc cao hơn) vi sinh vật có thể vẫn tồn tại,
nhưng phát triển rất yếu. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao thì vi sinh vật
sẽ bị tiêu diệt. Đối với nhiệt độ thấp thường không gây chết vi sinh vật
ngay mà nó tác động lên khả năng chuyển hoá các hợp chất, làm ức chế
hoạt động của các hệ enzym, làm thay đổi khả năng trao đổi chất của chúng,
vì thế làm vi sinh vật mất khả năng phát triển và sinh sản. Nhiều trường
hợp vi sinh vật sẽ bị chết. Khả năng gây chết của chúng hết sức từ từ chứ
không xảy ra đột ngột như ở nhiệt độ cao. Đối với nhiệt độ cao. Nhiệt độ
cao thường gây chết vi sinh vật một cách nhanh chóng. Nhiệt độ cao thường
gây biến tính protid, làm hệ enzyme lập tức không hoạt động được do đó
vi sinh vật dễ dàng bị tiêu diệt. Quá trình nitrat hóa, lắng…. cũng bị giảm
hiệu suất. Ở nhiệt độ trên 40 oC thì sự phân huỷ sinh học giảm xuống, do
sự biến tính của enzym và protein, còn ở nhiệt độ gần 0 oC thì sự phân huỷ
sinh học gần như ngừng hoàn toàn [Sims và cộng sự, 1990]. Về phần bản
vi sinh vật, nói chung chúng có khả năng chịu đựng các cực trị nhiệt độ
thấp do do có vỏ bọc, rồi phục hồi khi nhiệt độ trở về bình thường, trong
khi đó phần lớn quần thể bị chết ở nhiệt độ rất cao.
 Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vi sinh vật, nên khi
nhiệt của không tích hợp với khoảng nhiệt độ của chế phẩm thì hiệu quả
sử dụng của chế phẩm sẽ không đạt được. Enzyme trong tế bào vi sinh vật
chúng hoạt động và phản ứng ở nhiệt độ trùng với nhiệt độ sinh lý của tế
bào nên khi có nhiệt độ cao từ bên ngoài tác động mạnh vào được trong tế
bào, làm cho các enzyme bị biến tính ngay, khi đó các phản ứng sinh hóa
sẽ không được thực hiện và tế bào vi sinh vật rất dễ bị chết, làm ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh do vi sinh vật cần cho quá
trình phân giải, phân hủy các chất không cấn thiết trong nước thải bị tiêu
diệt. Nhiệt độ thấp chỉ làm hạn chế quá trình trao đổi chất của tế bào chứ
không có khả năng tiêu diệt vi sinh vật, điều này làm cho quá trình loại bỏ
các chất không cần thiết trong nước thải chậm lại, nên hiệu quả sử dụng
chế phẩm vi sinh vật bị chậm.
*Độ muối
- Độ muối cao của môi trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng
của vi sinh vật do hiện tượng co nguyên sinh chất và ức chế các quá trình
trao đổi chất. Vì vậy, hiệu quả xử lý của các quá trình sinh học giảm khi
xử lý nước thải có độ muối cao. Sự thay đổi đột ngột nồng độ muối được
chứng minh sẽ gây tác động xấu đối với vi sinh vật hơn là thay đổi từ từ.
Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu cho thấy khi thích nghi trước vi
sinh vật với độ muối cao, hiệu quả xử lý có giảm nhưng không đáng kể,
thời gian để đạt trạng thái ổn định cũng ngắn hơn so với trường hợp
không thích nghi trước
- Trong môi trường nước , NaCl là một loại muối thường gặp nhất, các vi
sinh vật chịu ảnh hưởng rất nhiều từ muối có trong nước. Hàm lượng muối
trong nước biển thường là 35%  nước biển chứa hàm lượng muối cần
thiết cho VSV ưa mặn phát triển. Nếu ở môi trường nước ô nhiễm mình xử
lí có hàm lượng muối quá cao thì các vi sinh vật thường khó phát triển, khi
đó các tế bào của vi sinh vật có thường có kích thước nhỏ hơn mức độ bình
thường hiện tượng teo chất nguyên sinh xảy ra. Các vi sinh vật chỉ có thể
cố gắng tồn tại chứ không thể phát triển mạnh.

*Dinh dưỡng
- Mỗi loại nước thải có hệ VSV đặc trưng. Nước thải sinh hoạt do chứa
nhiều chất hữu cơ giàu dinh dưỡng dễ phân giải nên chứa nhiều vi khuẩn,
thông thường từ vài triệu đến vài chục triệu tế bào trong 1ml.
- Thông thường protein, đường, tinh bột được phân giải nhanh nhất, còn
cellulose, lignin, mỡ, sáp bị phân giải chậm hơn nhiều và sự phân giải
xảy ra không hoàn toàn, vì vậy hệ VSV cũng thay đổi theo quá trình phân
giải và thành phần các hợp chất chứa trong nước thải đó để làm sạch môi
trường nước.
- Nồng độ các chất dinh dưỡng cho VSV: ĐểVSV tham gia phân giải nước
thải một cách có hiệu quả cần phải cung cấp cho chúng đầy đủ các chất
dinh dưỡng. Lượng chất dinh dưỡng cho VSV không được thấp hơn giá
trị hàm lượng dinh dưỡng: BODtp : N : P = 100:5:1

*Oxy
- Oxy cung cấp từ đáy bể 5m3/m2/giờ: Đa số vi sinh vật được sử dụng
trong chế phẩm này đều là vi sinh vật hiếu khí. Vì vậy, việc cung cấp oxy
rất cần thiết cho quá trình phát triển của chúng bởi chúng phân hủy các
chất hữu cơ có trong nước thải tạo ra năng lượng để chúng sử dụng, đồng
thời giúp phân hủy các chất hữu cơ không cần thiết.

*Độc tính
- Ảnh hưởng của các chất hữu cơ ( xác động, thực vật): Bản chất của nó
nằm ở số lượng chất hữu cơ dễ phân hủy hay khó phân hủy. Nước thải ,
nước sông không chảy, nước ao hồ tù động là nơi chứa nhiều chất hữu cơ,
nhưng không phải ở đâu có nhiều chất hữu cơ là nơi đó có nhiều vsv.
Lượng vsv nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng đồng hóa các chất hữu cơ
đó, chất hữu cơ có quá nhiều sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu, vsv khó hấp
thu  giảm khả năng tăng trưởng của chúng. Mặt khác chát hữu cơ nhiều
làm giảm khả năng hòa tan của oxy trong nước, chính vì vậy chất hữu cơ
là một nhân tố giới hạn sự phát triển.
- Ảnh hưởng khí metan: Trong môi trường nước luôn tồn tại một lượng khí
hòa tan rất nhỏ, tuy số lượng chất khí không cao nhưng rất ảnh hưởng đến
sự phát triển của vsv. Trong nước nếu có chứa nhiều lignocellulose hay
pectinocellulose và trong điều kiện hiếu khí, lượng khí metan sẽ được tạo
ra nhiều. Quá trình gây ra bởi Pseudomonas methanica, Nocardia, lượng
metan được tạo ra nhiều sẽ ức chế các vsv.
- Một số các hợp chất như CCl4, CHCl3, CH2Cl2... và các ion tự do của
các kim loại nặng có nồng độ 1mg/l sẽ thể hiện tính độc đối với các vi
sinh vật kị khí.
 Các hợp chất như formadehyde, SO2­, H2S với nồng độ 50 -
400mg/l sẽ gây độc hại với các vi sinh vật kị khí trong công trình
xử lý.
 S2- được coi là tác nhân gây ức chế quá trình tạo methane. Sở dĩ có
lập luận này là do nhiều nguyên nhân khác nhau: S2- làm kết tủa
các nguyên tố vi lượng như Fe, Ni, Co, Mo ... do đó hạn chế sự
phát triển của vi sinh vật, đồng thời, các electron giải phóng ra từ
quá trình oxy hoá các chất hữu cơ sử dụng cho quá trình sulfate
hoá và làm giảm quá trình sinh methane.
 Các hợp chất NH4+ ở nồng độ1,5 - 2mg/l gây ức chế quá trình lên
men kị khí.

4. Kết luận
Các yếu tố lý hoá trong môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng
của chế phẩm
Ngoài khoảng pH thích hợp thì vi sinh vật trong chế phẩm sẽ bị biến đổi thì qua
trình phân hủy các chất giảm đi, hiệu quả sử dụng chế phẩm giảm
Nhiệt độ không tích hợp với khoảng nhiệt độ của chế phẩm thì sẽ làm cho các
enzyme bị biến tính ngay, khi đó các phản ứng sinh hóa sẽ không được thực
hiện và tế bào vi sinh vật rất dễ bị chết, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử
dụng chế phẩm vi sinh
Độ ẩm quá cao thì sự trao đổi khí sẽ giảm xuống, sẽ tạo thành những vùng kị
khí cùng với sự loại trừ vi sinh vật hiếu khí và tăng số lượng vi sinh vật kị khí
hoặc kị khí tuỳ tiện
Độ muối cao của môi trường có ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng của vi
sinh vật do hiện tượng co nguyên sinh chất và ức chế các quá trình trao đổi chất

Tài liệu tham khảo


 Lê Xuân Phương, 2009. Giáo trình Vi sinh vật học môi trường.
NXB Đại học Đà nẵng
 Lê Phi Nga, Jean Paul Schwitzguebels, 2009. Bài giảng Công nghệ
sinh học Môi trường. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


1. Nguyễn Thị Ngọc Hân
2. Nguyễn Ngọc Nhạn Nhi
3. Nguyễn Thị Thuỳ Dung
4. Nguyễn Văn Cảnh
5. Lê Thị Tính
6. Trần Nguyễn Ý Vy
7. Lê Kiều Hân

Você também pode gostar