Você está na página 1de 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Đề tài: CHƯNG CẤT HỖN HỢP ĐA CẤU TỬ

Giáo viên hướng dẫn: Đào Ngọc Duy

Lớp: DH10HH

SV thực hiện: Trần Hữu Đức (10139045)

Lê Văn Hoàn (10139063)

Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 17 Tháng 7 Năm 2012


NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1. Khái niệm hỗn hợp nhiều cấu tử
2. Khái niệm về chưng cất
3. Các đường cân bằng trong hỗn hợp nhiều cấu tử
II. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG PHA HỆ NHIỀU CẤU TỬ
1. Tính toán cân bằng pha cho hệ nhiều cấu tử đơn giản
2. Tính toán cân bằng pha cho hệ nhiều cấu tử phức tạp
III. CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN HỖN HỢP NHIỀU CẤU TỬ ĐƠN GIÃN
1. Phương pháp đơn giản Gilliland
2. Phương pháp tính từng mâm

I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. KHÁI NIỆM HỖN HỢP NHIỀU CẤU TỬ

1.1. Định nghĩa


- Hỗn hợp nhiều cấu tử đơn giản: là những hỗn hợp mà các cấu tử có thể xác định
về số lượng, thành phần và chủng loại.

- Hỗn hợp nhiều cấu tử phức tạp: là hỗn hợp có số lượng cấu tử rất lớn và đa dạng
mà ta không thể xác định số lượng và nồng độ của chúng.

1.2. Những quy ước đặc trưng

- Đối với hỗn hợp 2 cấu tử, quá trình chưng cất sẽ cho chúng ta hai phân đoạn:
phân đoạn đỉnh và phân đoạn đáy.

- Đối với hỗn hợp nhiều cấu tử, số lượng phần đoạn có thể là 2 hoặc nhiều hơn tùy
theo yêu cầu sản xuất. Sản phẩm của các phân đoạn này là hỗn hợp nhiều cấu tử
và thông thường ta biểu diễn các phân đoạn chưng cất theo nhiệt độ chưng và thể
tích dịch ngưng tức là tỉ lệ % thể tích sản phẩm phân đoạn thu được so với nguyên
liệu ban đầu.

- Để tiện cho việc tính toán người ta quy ước một phân đoạn là một cấu tử và phân
biệt với cấu tử thông thương ta gọi nó là cấu tử pseudo.

- Cấu tử pseudo có hai điểm nhiệt độ chưng khác nhau nên việc tính toán ta
thường lấy nhiệt độ trung bình. Ngoài ra, với những hỗn hợp phức tạp như quan
trọng phải xây dựng thêm các số liệu thực nghiệm về khối lượng riêng, phân tử
khối, độ nhớt, hàm nhiệt,.. của các cấu tử pseudo.

- Đối với hệ nhiều cấu tử đơn giản ta có thể xác định hệ số cân bằng pha của cấu
tử và suy ra độ bay hơi tương đối

- Đối với hệ nhiều cấu tử đơn giản ta có thể xác định hệ số cân bằng pha của cấu
tử và suy ra độ bay hơi tương đối. Khi đó chọn một cấu tử làm chuẩn so sánh độ
bay hơi gọi đó là cấu tử chuẩn hay cấu tử khóa.
Ki: hệ số cân bằng của cấu tử i

αij: độ bay hơi tương đối cua cấu tử i với cấu tử khóa j

Đối với cấu tử khóa thì αij =1, cấu tử nhẹ αij >1, cấu tử nặng αij <1

- Trong tính toán chưng cất nhiều cấu tử có trường hợp phải chọn nhiều cấu tử
khóa, gọi là khóa nhẹ (j nhẹ) và khóa năng (j nặng) tùy thuộc vào nhiệt độ chưng
cất. Các cấu từ nằng giữa hai cấu tử khóa được gọi là cấu tử trung gian.

- Các khái niệu này cũng dùng cho cấu tử

2. Khái niệm chưng cất


Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như
hỗn hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các
cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của
các cấu tử khác nhau).
Thay vì đưa vào trong hỗn hợp một pha mới để tạo nên sự tiếp xúc giữa hai pha
như trong quá trình hấp thu hoặc nhả khí, trong quá trình chưng cất pha mới được
tạo nên bằng sự bốc hơi hoặc ngưng tụ.
Trong trường hợp đơn giản nhất, chưng cất và cô đặc không khác gì nhau, tuy
nhiên giữa hai quá trình này có một ranh giới cơ bản là trong quá trình chưng cất
dung môi và chất tan đều bay hơi (nghĩa là các cấu tử đều hiện diện trong cả hai
pha nhưng với tỷ lệ khác nhau), còn trong quá trình cô đặc thì chỉ có dung môi bay
hơi còn chất tan không bay hơi.
Khi chưng cất ta thu được nhiều cấu tử và thường thì bao nhiêu cấu tử sẽ thu được
bấy nhiêu sản phẩm. Nếu xét hệ đơn giản chỉ có 2 cấu tử thì ta thu được 2 sản
phẩm:
Sản phẩm đỉnh chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi lớn và một phần rất ít các cấu tử
có độ bay hơi bé.
Sản phẩm đáy chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi bé và một phần rất ít cấu tử có độ
bay hơi lớn.
 Các phương pháp chưng cất:
Phân loại theo áp suất làm việc:
- Áp suất thấp
- Áp suất thường
- Áp suất cao
Phân loại theo nguyên lý làm việc:
- Chưng cất đơn giản
- Chưng bằng hơi nước trực tiếp
- Chưng cất
Phân loại theo phương pháp cấp nhiệt ở đáy tháp:
- Cấp nhiệt trực tiếp
- Cấp nhiệt gián tiếp
 Thiết bị chưng cất:
Trong sản xuất thường dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để tiến hành
chưng cất. Tuy nhiên yêu cầu cơ bản chung của các thiết bị vẫn giống nhau
nghĩa là diện tích bề mặt tiếp xúc pha phải lớn, điều này phụ thuộc vào mức
độ phân tán của một lưu chất này vào lưu chất kia. Nếu pha khí phân tán
vào pha lỏng ta có các loại tháp mâm, nếu pha lỏng phân tán vào pha khí ta
có tháp chêm, tháp phun,…

Tháp mâm: thân tháp hình trụ, thẳng đứng phía trong có gắn các mâm có cấu tạo
khác nhau, trên đó pha lỏng và pha hơi được cho tiếp xúc với nhau. Tùy theo cấu
tạo của đĩa, ta có:
- Tháp mâm chóp : trên mâm bố trí có chóp dạng tròn, xupap, chữ s…
- Tháp mâm xuyên lỗ: trên mâm có nhiều lỗ hay rãnh
Tháp chêm (tháp đệm): tháp hình trụ, gồm nhiều bậc nối với nhau bằng mặt bích
hay hàn. Vật chêm được cho vào tháp theo một trong hai phương pháp: xếp ngẫu
nhiên hay xếp thứ tự.

3. Các đương cân bằng pha


3.1. Các phương trình cơ bản

- Đới với những hỗn hợp lý tưởng hoặc xem lý tưởng thì có thề áp dũng định luật
Raoult để viết phương trinh cân bằng.

- Pi : áp suất hơi riêng phần của cấu tử i

- Pio: áp suất hơi bão hòa của cấu tử I

- Xi : nồng độ phần của cấu tử i trong pha lỏng.

- Nếu chọn cấu tử j làm cấu tử khóa thì độ bay hơi tương đối của một cấu tử i bất
kỳ.

- Pio: áp suất hơi bão hòa của cấu tử j cùng nhiệt độ

- Với những hệ không lý tưởng thì hệ số cân bằng pha thường được xác định bàng
thực nghiệm và phụ thuộc vào nhiệt độ vá áp suất

- Vì độ bay hơi tương đối thay đổi theo nhiệt độ ít hơn theo áp suất hơi nguyên
chất do đó ta có thể xác định nồng độ cân bằng của cấu tử khóa j.

- Nồng độ cân bằng cho cấu tử i bất kỳ.


3.2. Biểu đồ pha

- Trong chưng cất hệ 2 cấu tử, đường cân bằng thường được biểu diễn bằng đồ thị:
t – x,y và x – y.

- Đối với hệ 3 cấu tử, có thể biểu diễn nồng độ cân bằng trên đồ thị tam giác, tuy
nhiên mối biến thiên cân bằng giữa chúng khá phức tạp và thường số liệu thực
nghiệm không đầy đủ. Vì vậy, trong chưng cất nhiều cấu tử người ta thường dùng
biểu đồ dạng sau:

+ Trục tung: nhiệt độ sôi của dung dịch

+ Trục hoành: tỉ lệ thể tích dịch ngưng và thể tích dung dịch ban đầu.

a. Đường cong chưng cất thực (đường TBP)

- Đường cong chưng cất thực TBP (True Boiling Point) mô tả sự biến thiên nhiệt
độ sôi của hỗn hợp theo dịch ngưng thu được. Đường cong được xây dựng từ các
số kiệu PTN với cột chưng gián đoạn khoảng vài chục mâm lý thuyết và tỉ số hoàn
lưu khá lớn.

- Mỗi hỗn hợp có một đường cong TBP riêng, dựa vào đường cong TBP ta có thể
quyết định số lượng phân đoạn hoặc cấu tử pseudo trong chưng cất và tính chất
của các cấu tử speudo.
b. Đường cong chưng đơn giản (đường ASTM)
- Đường cong chưng đơn giản còn gọi là đường cong chưng cất Engler, được xây
dựng từ các số liệu chưng đơn giản không hồi lưu theo tiêu chuẩn ASTM
(American Society for Testing Materials) nên còn gọi là đường cong ASTM.

- Đường cong ASTM có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích mẫu dầu thô
trước khi đưa vào sản xuất.

c. Đường cong bay hơi cân bằng (đường EFV)

- Đường cong EFV (Equilibrium Flash Vaporization) hoặc đường FC (Flash


Curve) mô tả mối quan hệ cân bằng 2 pha hơn và lỏng (tính theo % thể tích) ở
những nhiệt độ bay hơn cân bằng khác nhau với áp suất xác định.

- Đường cong EFV bắt đầu từ điểm sôi và kết thúc ở điểm sương của hỗn hợp và
thay đổi theo nồng độ ban đầu của hệ.
- Đường cong EFV giúp xác định nhiệt độ chưng cất phân đoạn theo yêu cầu sản
xuất.

d. Tính chất của các đường cong

- Đường cong TBP có độ dốc lớn nhất thể hiện tính phân đoạn triệt để.

- Đường cong ASTM có độ dốc kém hơn nên khả năng phân đoạn cũng kém hơn.

- Đường cong EFV không mang tính chất phân đoạn khi chưng cất nên có độ dốc
rất nhỏ. Nó chỉ thể hiện từng trạng thái cân bằng giữa hai pha lỏng theo yêu cầu
của nhà sản xuất.

- Trong chưng cất phân đoạn, đường cong TBP có đặc điểm không nhất quán. Nếu
hỗn hợp chưng cất tách ra 2 phân đoạn thì thu được phân đoạn nhẹ (a) và phân
đoạn năng (b) và tiếp tục đem các phân đoạn này chưng cất tiếp tục (gọi là tái
chưng cất) thì đường cong TBP sẽ lệch với đường TBP hỗn hợp đầu.

3.3. Quan hệ giữa các đường cong chưng cất

- Ba đường cong ASTM, TBP và EFV của hỗn hợp nhiều cấu tử có quan hệ chặt
chẽ nên có thể chuyển đổi với nhau.

- Trong chưng cất dầu mỏ đã có nhiều phương pháp tính toán chuyển đổi giữa các
đường cong này. Trong đó, phương pháp Edmister là phương pháp dơn giản và
được sử dụng rộng rãi nhất.

- Phương pháp Edmister dựa trên cơ sở của các biểu đồ thực nghiệm tổng hợp một
cách đặc biệt và cho sai dố trong khoảng ± 6oC ở khu vực 30% đến 70% tt.
Ví dụ: số liệu đường cong ASTM một loại dầu mỏ tại 1atm theo bảng sau. Chuyển
đổi đường ASTM này sang đường TBP và EFV.

1. Chuyển đổi đường cong ASTM sang TBP

 B1: lấy nhiệt độ điểm 50%tt của đường ASTM làm chuẩn dùng đồ thị tra
Δt50%(TBP-ASTM)t50% ASTM=166oC →Δt50%(TBP-ASTM)=3,5oC
 B2: tính nhiệt độ điểm 50%tt của đường TBP t50% TBP=t50%
ASTM+Δt50%(TBP-ASTM) =166+3,5=169,5oC
 B3: xác định các giá trị hiệu nhiệt độ cho các khoảng thể tích gần nhau của
đường ASTM. Δt(x%-y%) ASTM = tx% ASTM - ty% ASTM
 B4: dùng đồ thị quan hệ ΔtTBP và ΔtASTM tra giá trị ΔtTBP ứng với các
khoảng giá trị ΔtASTM tương ứng Δt(x%-y%) ASTM→Δt(x%-y%) TBP
 B5: từ nhiệt độ điểm 50%tt xác định các giá trị còn lại.

Bảng kết quả chuyển đổi

2. Chuyển đổi đường cong ASTM sang EFV

 B1: lấy nhiệt độ điểm 50%tt (t50% ASTM) kết hợp chênh lệch nhiệt độ
trong khoảng 10% đến 30% (Δt(10%-30%) ASTM)của đường ASTM tra
chênh lệch nhiệt độ tại 50%tt Δt50%(EFV-ASTM)
 B2: tính nhiệt độ điểm 50%tt của đường EFV
 B3: xác định các giá trị hiệu nhiệt độ cho các khoảng thể tích gần nhau của
đường ASTM. Δt(x%-y%) ASTM = tx% ASTM - ty% ASTM
 B4: dùng đồ thị quan hệ ΔtEFV và ΔtASTM tra giá trị ΔtEFV ứng với các
khoảng giá trị ΔtASTM tương ứng Δt(x%-y%) ASTM→Δt(x%-y%) EFV
 B5: từ nhiệt độ điểm 50%tt xác định các giá trị còn lại.
Bảng kết quả chuyển đổi

3.4. Quan hệ giữa đường cong EFV theo áp suất

- Quá trình chưng cất phân đoạn có thể tiến hành ở nhiều áp suất khác nhau.
Việc xác định nhiệt độ phân đoạn phải dựa vào đường cong EFV. Trên biểu
đồ, mối quan hệ cân bằng giữa nhiệt độ, áp suất và % thể tích dịch ngưng là
những đường thẳng và hội tụ tại đểm F.
- Như vậy nếu có số liệu EFV ở áp suất nào đéo và điểm hội tụ ta có thể xác
định chùm đường thẳng P –T tương ứng. Từ đó ta sẽ xây dựng đường EFV
ở áp suất khác nhau.
- Để xác định điểm hội tụ F ta cần có dữ kiện sau.
Độ dốc của đường cong ASTM từ 10% đến 90%tt.
Nhiệt độ trung bình thể tích bằng nhiệt độ trung bình các điểm: 10%, 30%,
50%, 70%, 90%.
Khối lượng riêng (tỉ trọng) của hỗn hợp.
Ví dụ: từ số liệu đường cong ASTM và EFV của ví dụ trước xác định điểm hội tụ
F và từ đó suy ra số liệu số liệu đường EFV ở ở 5atm, tỉ trọng hỗn hợp d=0,87.

Hướng dẫn

 B1: xác định độ dốc đường ASTM từ 10%tt đến 90%tt m=(266-66)/(90-
10)=2,5(oC/%tt)
 B2: xác định nhiệt độ trung bình thể tích từ qo% đến 90% của đường
ASTM tv=(6+124+166+210+266)/5=166oC
 B3: xác định tỉ số A. A=(tv+17,8)/(m+8,9)
 B4: từ tv=166oC dóng theo trục tung lên đường tỉ trọng (d=0,87), tiếp tục
dóng theo truc hoành qua đường độ dốc (m=2,5), rồi dóng theo trung tung
lên đường tỉ số A=16,12.Điểm này sẽ cho chúng ta giá trị điểm hội tụ F.
 B5: dựng đồ thị logarit và xác định các điểm giá trị của đường EFV ở áp
suất 1atm trên đồ thị.
 B6: nối các điểm vừa xác định được với điểm hội tụ F tao thành chùm
đường thẳng quan hệ từ 0%tt đến 98%tt.
 B7: từ giá trị áp suất 5atm kéo qua các đường xây dựng được ở B6 suy ra
các giá trị nhiệt độ đường cong EFV tương ứng ở 5atm.

%tt 0 10 30 50 70 90 100
toC 159 172 202 224 240 265 273

II. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG PHA

1. Cân bằng pha hệ nhiều cấu tử đơn giãn

- Thông thường khi tính toán cân bằng pha trong chưng cất chủ yếu cần phải
xác định các yếu tố sau:
• Nhiệt độ sôi cân bằng
• Nhiệt động ngưng tụ (điểm sương)
• Áp suất chưng cất
• Nồng độ các pha (chỉ xác định với hệ nhiều cấu tử đơn giản)
• Suất lượng pha tính theo % thể tích hoặc theo mol
- Các yếu tố này thường quan hệ chặt chẽ với nhau, ta có thể biết trước 2
hoặc 3 yếu tố từ đó tính các yếu tố còn lại.
- Quá trình tính toán cân bằng pha cho hệ nhiều cấu tử đơn giản thường dựa
vào độ bay hơi tương đối hoặc hệ số cân bằng.

- Các hệ số cân bằng Ki được cho từ thực nghiệm dựa vào các toán đồ.
- Các bước tính toán theo phương pháp lặp: giả thuyết → tính toán → kiểm
tra giả thuyết →… Việc kiểm tra dựa trên hệ thức.

1.1. Tính nhiệt độ sôi cân bằng

- Các dữ kiện cho trước là: nồng độ của hỗn hợp lỏng sôi (xi ) và áp suất
chưng cất (P).
- Quy trình tính toán theo sơ đồ.

Ví dụ 1: xác định nhiệt độ sôi của hỗn hợp 3 cấu tử (C3=0,3mol; C4=0,5mol;
C5=0,2mol) ở 10atm.
Hướng dẫn

 B1: giả thuyết nhiệt độ t=50oC


 B2: dùng giản đồ xác định hệ số cân bằng Ki theo nhiệt độ và áp suất. KC3
= 1,52; KC4 = 0,55; KC5 = 0,21
 B3: tính các giá trị yi =Ki.xi.yC3 = 0,456; yC4 = 0,275; yC5 = 0,042
 B4: tính tổng yi ∑yi = 0,773 mol/mol
 B5: do ∑yi < 1 nên giả thuyết không phù hợp.
 B6: giả thuyết lại nhiệt độ và tính lại như bước trên.

Bảng kết quả tính toán

Vậy nhiệt độ sôi hỗn hợp là 64oC

1.2. Tính nhiệt độ điển sương (ngưng tụ)

- Các dữ kiện cho trước là: nồng độ của pha hơi (yi ) và áp suất chưng cất
(P).
- Quy trình tính toán theo sơ đồ.
Ví dụ 2: xác định nhiệt độ ngưng tụ của hỗn hợp 3 cấu tử (C3=0,3mol; C4=0,5mol;
C5=0,2mol) ở 10atm.

Hướng dẫn

 B1: giả thuyết nhiệt độ t=90oC


 B2: dùng giản đồ xác định hệ số cân bằng Ki theo nhiệt độ và áp suất. KC3
= 2,70; KC4 = 1,20; KC5 = 0,54
 B3: tính các giá trị xi =yi/Ki.xC3 = 0,111; xC4 = 0,417; xC5 = 0,370
 B4: tính tổng xi ∑xi = 0,898 mol/mol
 B5: do xi < 1 nên giả thuyết không phù hợp.
 B6: giả thuyết lại nhiệt độ và tính lại như bước trên.
Vậy nhiệt độ ngƣng tụ hỗn hợp là 85oC

1.3. Tính nhiệt độ để tạo hỗn hợp lỏng – hơi cân bằng

- Trường hợp hỗn hợp ở trạng thái lỏng – hơi, ta phải xác định nhiệt độ hỗn
hợp trong đó hơi chiếm một tỉ lệ V%, pha lỏng chiếm L% (L + V = 100%).
- Nồng độ pha lỏng (xi ) tại thời điểm cân bằng được xác định:

Trong đó Zi : nồng độ ban đầu của hỗn hợp.

Quy trình tính toán theo sơ đồ.


Ví dụ 3: xác định nhiệt độ hỗn hợp 3 cấu tử (C3=0,3mol; C4=0,5mol; C5=0,2mol)
ở trạng thái lỏng – hơi, trong đó lượng hơi chiếm 40%, áp suất 10atm.

Hướng dẫn

 B1: giả thuyết nhiệt độ t=69oC


 B2: dùng giản đồ xác định hệ số cân bằng Ki theo nhiệt độ và áp suất. KC3
= 2,05; KC4 = 0,81; KC5 = 0,33
 B3: tính các giá trị xi =Zi /(1+V.(Ki – 1)). xC3 = 0,211; xC4 = 0,541; xC5 =
0,273
 B4: tính tổng xi ∑xi = 1,025 mol/mol
 B5: do xi > 1 nên giả thuyết không phù hợp.
 B6: giả thuyết lại nhiệt độ và tính lại như bước trên.

Bảng kết quả tính toán


Vậy nhiệt độ hỗn hợp lỏng – hơi chứa 40% hơi là 73oC

2. Cân bằng pha cho hệ nhiều cấu tử phức tạp

- Hệ nhiều cấu tử phức tạp ta không biết nồng độ cấu tử I do đó không thể
tính cân bằng pha theo như phần trên mà ta phải sử dụng đường cong EFV.
- Trong chưng cất dầu mỏ ta phải chưng cất phân đoạn nhiều lần do đó việc
xây dựng đường cong TBP cho các phân đoạn tái chưng cất là cần thiết từ
đó chuyển sang đường EFV.
- Mối quan hệ giữa đường cong TBP của hỗn hợp đầu với đường cong TBP
của phân đoạn nhẹ (a) và phân đoạn năng (b) theo phương pháp
Obrjadchikov.

Ví dụ 4: số liệu đường cong TBP một loại dầu mỏ theo bảng sau. Xác định đường
cong TBP tái chưng cất cho chưng cất phân đoạn V = 40%tt.

Hướng dẫn

 B1: vẽ đường cong TBP cho hỗn hợp đầu


 B2: tính độ dốc đường TBP hỗn hợp đầu từ 10%tt đến 70%tt m = (t70% –
t10%)/(70 – 10) = 2,45 (oC/%tt)
 B3: từ giá trị độ dốc m tra đồ thị suy ra α (độ bay hơi). Từ m = 2,45 (oC/
%tt) →α = 36
 B4: Cho các giá trị X khác nhau (từ nhỏ đến lớn), dung đồ thi hoặc công

thức tính các giá trị Y


 B5: tính các giá trị v và l. l = L.X; v = V.Y
 B6: xác định a = v + l
 B7: ứng với các giá trị a% tương ứng dùng đồ thi TBP của hỗn hợp đầu xác
định nhiệt độ tại các giá trị đó.
 B8: thu nhận số liệu toC – v% cho phân đoạn nhẹ và toC – l% cho phân
đoạn nặng.

III. CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN HỖN HỢP NHIỀU CẤU TỬ ĐƠN GIẢN

1. Phương pháp đơn giản hóa gilliland

1.1. Hệ thức đơn giản hóa

- Trong quá trình chưng cất, hai đại lượng quạn trọng nhất mà thường phải
xác định là: tỉ số hồi lưu (R) và số bậc thay đổi nồng độ (N). Hai đại lượng
này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Việc tính toán hai đại lượng trên trong với hỗn hợp nhiều cấu tử không đơn
giản, thông thường ta phải tính tỉ số hồi lưu tối thiểu (Rmin), số bậc biến
đổi nồng độ tối thiểu (Nmin) trước, từ đó mới suy ra R và N thích hợp.
- Gilliland dựa trên cơ sở giả thuyết của chưng cất hỗn hợp 2 cấu tử đã xây
dựng một hệ thức đơn giản hóa cho biểu diễn mối quan hệ giữa R và N cho
hỗn hợp nhiều cấu tử.
- Hệ thức đơn giản hóa Gilliland.

-
- Quan hệ giữa hai hệ thức này được biểu diễn bằng đồ thị thực nghiệm.

1.2. Công thức Fenske xác định Nmin

- Số bậc biến đổi nồng độ tối thiểu (Nmin) ứng với trường hợp hồi lưu hoàn
toàn. Đối với hệ 2 cấu tử Nmin có thể xác định bằng đố thị nhưng với hệ
nhiều cấu tử đơn giản thì người ta thường phải dùng đến công thức Fenske.

a. Đối với hệ 2 cấu tử


- Khi hồi lưu hoàn toàn (R=∞) hai đường làm việc sẽ trùng nhau và trùng với
đường phân giác gốc phần tư thứ nhất (đường y=x).
- Xét một tháp với n+1 bậc biến đổi nồng độ trong đó bao gồm nồi đun (bậc
n+1).

Tại đỉnh tháp: mâm thứ n y1 = yD

y2 = x1

Tại nồi đun (đáy tháp): mâm thứ n+1

xn+1 = xw

yn+1 = xn

Phương trình cân bằng pha cho Nmin=n+1 bậc tổng quát:

Công thức Fenske hệ 2 cấu tử

b. Đối với hệ nhiều cấu tử

- Phương trình cân bằng pha trên các mâm cho cấu tử i.

Mâm 1: xiD = yi(1)= (Ki.xi)(1)

Mâm 2: xi(1)= yi(2)= (Ki.xi)(2)

……………

Mâm n+1: xi(n)= yi(n+1)= (Ki.xi)(n+1)


- Chuyển vế biến đổi sau đó thay xi(n+1)=xiW ta được:xiD = Ki(1). Ki(2)…
Ki(n+1).xiW

- Viết phương trình cân bằng pha cho cấu tử khóa j và lập tỉlệ giữa cấu tử i và cấu
tử khóa j ta có:

- Chuyển về dạng độ bay hơi tương đối ta có.

- Nếu ta xem độ bay hơi tương đối tại các mâm thay đổi không nhiều và lấy gần
đúng bằng độ bay hơi trung bình αij thì phương trình chuyển về dạng.

- Công thức Fenske cho hệ nhiều cấu tử

1.3. Tỷ số hồi lưu tối thiểu (Rmin)

- Việc xác định Rmin cần chú ý một số vấn đề sau:

- Việc hồi lưu cấu tử khóa là cơ sở chính cho việc tính toán.

- Việc hồi lưu cấu tử nhẹ và nặng cũng ảnh hưởng nhưng thường tính toán bổ sung
dưới dạng hiệu chỉnh.

- Nồng độ nhập liệu ra cơ sở kiểm tra độ hội tụ của các cấu tử trong tính toán.
- Nhập liệu trang thái lỏng nhưng không lỏng hoàn toàn vì có cấu tử nhẹ bay hơi.

- Nhập liệu trang thái hơi nhưng không lhơi hoàn toàn vì có cấu tử năng không bay
hơi.

- Trường hợp nhập liệu ở trạng thái trung gian lỏng – hơi thì dựa vào kết quả của
trạng thái lỏng và hơi làm cơ sở nội suy.

- Từ công thức đơn giản hóa Gilliland, Maxwell đưa ra công thức tính tỉ số hồi lưu
tối thiểu có dạng sau:

- Công thức tính tỉ


số hồi lưu tối
thiểu có một số
đặc điểm chú ý
sau:

• Số hạng thứ nhất mô tả quan hệ của các cấu tử khóa.


• Số hạng thứ 2 là quan hệ của các cấu tử nhẹ.
• Số hạng thứ 3 là quan hệ của các cấu tử nặng.

-Trường hợp nếu có cấu tử trung gian thì cấu tử trung gian nhẹ tính theo cấu tử
nhẹ; cấu tử trung gian năng tính theo cấu tử nặng.

- Công thức có thể áp dụng cho cả trường hợp nhập liệu trạng thái lỏng hoặc hơi.

- Li đặc trung cho thành phần cấu tử có trong nhập liệu phụ thuộc vào trạng thái
nhập liệu và được tính theo bảng sau:
Ví dụ 1: Tiến hành chưng cất phân đoạn hỗn hợp nhiềucấu tử ở áp suất 10atm có
số mol như sau:

- Nhiệt độ nhập liệu 65oC.

- Nồng độ propan sản phẩm đáy không quá 1%.

- Lượng pentan trong sản phẩm đáy nhiều hơn 99% lượng pentan ban đầu.

a. Xác định số mâm tối thiểu Nmin

b. Xác định chỉ số hồi lưu tối thiểu Rmin.

c. Xác định số mâm lý thuyết khi R=2.Rmin.

Hướng dẫn

1. Chuẩn bị dữ kiện và giả thuyết

a. Xác định sự phân bố nồng độ các cấu tử

- Chọn C3 là cấu tử khóa nhẹ (j nhẹ).


- Chọn iC5 là cấu tử khóa nặng (j nặng).

- Do x(C3)w ≤1% nên xem etan không có ở sản phẩm đáy: x(C2)w = 0 và lấy gần
đúng x(C3)w =1%.

- Cấu tử trung gian nhẹ iC4 phân bố ở đỉnh nhiều hơn ở đáy 1 ít.

- Cấu tử trung gian nặng nC4 phân bố đều ở đỉnh và đáy.

- Lượng pentan ở sản phẩm đỉnh bằng 1% và được phân bố đều cho 2 cấu tử: nC5
và iC5.

- Bảng kết quả tính toán từ cơ sở giả thuyết như bảng sau.

b. xác định độ bay hơi tương đối đỉnh tháp

- ha hơi bay lên ở đỉnh tháp (mâm 1) có thành phần bằng thành phần dòng sản
phẩm đỉnh.
- Từ thành phần pha hơi dựa vào các bước tính toán để xác định nhiệt độ ngưng tụ
ở phần cân bằng pha (tính lặp) ta xác định thành phần pha lỏng trên mâm như
bảng sau.

c. Xác định độ bay hơi tương đối đáy tháp

- Pha lỏng tại đáy tháp (mâm n+1) có thành phần bằng thành phần dòng sản phẩm
đáy.

- Từ thành phần pha lỏng dựa vào các bước tính toán để xác định nhiệt độ sôi ở
phần cân bằng pha (tính lặp) ta xác định thành phần pha hơi trên mâm như bảng
sau.

d. Xác định độ bay hơi tương đối nhập liệu

- Nhiệt độ nhập liệu 65oC cố định nên giả sử phần trăm bay hơi (V).
- Dựa vào các bước tính toán để xác định nhiệt độ nhập liệu dạng lỏng - hơi ở
phần cân bằng pha (tính lặp) ta xác định các thông số tại mâm nhập liệu như bảng
sau.

e. Xác định độ bay hơi tương đối trung bình

- Độ bay hơi tương đối trung bình được tính trên cơ sở trung bình nhân.

- Kết quả tính toán theo bảng.

2. Xác định Nmin

a. Kiểm tra dữ liệu giả thuyết


- Tính Nmin ứng với các cấu tử với cấu tử khóa.

- Các giá trị Nmin chênh lệch với nhau khá lớn vì vậy một số giả thuyết nồng độ
ban đầu không hợp lý.

- Thành phần j nặng luôn ảnh hưởng nhiều đến quá trình chưng nên ta dựa vào
thành phần này để hiệu chĩnh.

b. Hiệu chỉnh nồng độ

- Tiến hành đặt ẩn số của số mol để tính kiểm tra.

- Đồng nhất các biểu thức tính Nmin tạo thành hệ phương trình 4 biến.

- Để giải hệ phương trình này ta dùng phương pháp giả thuyết và lặp.
- Giả thuyết biến a tính gần đúng giá trị Nmin.

- Kiểm tra giả thuyết bằng cách tính b với điều kiện b=8mol.

- Từ giá trị Nmin xác định các biến số c, d.

- Kết quả ta có: a=0,175mol; c=8,58mol; d=16,1mol

- Bảng kết quả tính toán theo bảng sau

- Sai khác số liệu giả thuyết và số liệu tính toán không lớn, chỉ có cấu tử trung gian
là thay đổi nhiều nhưng không ảnh hưởng.

- Từ bảng số liệu tính số Nmin theo Fenske suy ra Nmin=4,923.

Xác định Rmin

- Dựa vào kết quả tính toán 1.d ta xác định được phần trăm bay hơi V=25%.

- Để tính toán Rmin tại 25% ta tiến hành tính cho 2 trường hợp biên 8% và 78%.
- Giá trị Rmin cho 2 trường hợp này

- Nội suy suy ra Rmin25%=0,6074.

Xác định N và R hợp lý

- Xác định R hợi lý.

R = 1,2.Rmin = 2.0,607 = 1,214

- Từ đồ thị thực nghiệm giữa Φ(N) và Φ(R) ta xác định được N thích hợp. N =
8,74 mâm
2. Phương pháp tính từng mâm

2.1. Nguyên tắc chung

a. Cở sở tính toán

- Không có sự tổng thất năng lượng trên mâm nên không tính đến các phương
trình cân bằng năng lượng.

- Số mâm tính là số mâm lý thuyết, tức là tại mỗi mâm quá trình truyền khối đều
đạt đến cân bằng pha.

- Ta chỉ tháp chưng cất thành 2 đoạn riêng biệt:

- Đoạn cất ta tính từ đỉnh tháp xuống, khi đó ta có xiD=yil (yi1 nồng độ mâm thứ
1 của đoạn cất).

- Đoạn chưng ta tính từ đáy tháp lên, khi đó ta có xiW=x’i0 (xi0 nồng độ mâm thứ
0 của đoạn chưng tức nồi đun).

-Lưu lượng pha hơi và pha lỏng ở mỗi đoạn tháp là không đổi:

+Đoạn cất (luyện): V=const; L=const.

+Đoạn chưng: V’=const; L’=const

- Trên mỗi mâm ta tính cân bằng pha trước rồi tính cân bằng vật chất để xác định
nồng độ cấu tử mâm tiếp theo.

- Hai đoạn chưng và cất đều kéo dài đến mâm nhập liệu nên việc tính toán kết thúc
ở mâm nhập liệu.

- Nồng độ cuối cùng tính toán của đoạn chưng và cất phải đồng nhất cho nên phải
xét điều kiện hội tụ qua từng mâm.
- Các phương trình tính toán trên mâm

y, x: nồng độ pha hơi và pha lỏng ở đoạn cất.

y’, x’: nồng độ pha hơi và pha lỏng ở đoạn chưng.

i=1, 2,…l: số cấu tử trong hỗn hợp.

b. Công thức hiệu chỉnh nồng độ

- Ban đầu việc tính toán ta phải giả thuyết phân bô nồng độ sản phẩm đỉnh và đáy,
sau đó kiểm tra giả thuyết dựa vào độ hội tụ trên mâm nhập liệu. Nếu không đạt ta
phải giả thuyết mới và tính toán lại.

- Thông thường khi tính toán, nồng độ tại mâm nhập liệu tại 2 giai đoạn không
giống nhau nên phải hiệu chỉnh.

- Công thức hiệu chỉnh nồng độ:

- liD, liW: số mol cấu tử i giả thuyết tại sản phẩm đỉnh và đáy.
-ΔliD, ΔliW: độ sai lệch số mol cấu tử I tại sản phẩm đỉnh và đáy

- Nếu độ sai lệch không lớn thì có thể không giả thuyết lại.

- Nếu độ sai lệch lớn thì ta hiệu chỉnh lại gỉa thuyết như sau:

- Với l’iD, l’iW ta xác định được nồng độ xiD và xiW từ đó tính lại từ đầu cho
đoạn cất và đoạn chưng.

Ví dụ 2: Tiến hành chưng cất phân đoạn hỗn hợp nhiều cấu tử ở áp suất 10atm có
số mol như sau:

- Nhiệt độ nhập liệu 65oC.

- Nồng độ propan sản phẩm đáy không quá 1%.

- Lượng pentan trong sản phẩm đáy chiều hơn 99% lượng pentan ban đầu.

- Chỉ số hồi lưu R=1.

Xác định số mâm lý thuyết.

Hướng dẫn

1. Chuẩn bị dữ kiện và giả thuyết

- Lựa chọn cấu tử khóa: C3 là j nhẹ; iC5 là j nặng.

- Giả thuyết sự phân bố nồng độ như ví dụ 1 từ đó tính toán được bảng số liệu sau:
- Xác định các thông số tại mâm nhập liệu giống như ví dụ 1 từ nhiệt độ nhập liệu
65oC.

- Xác định tỉ số hội tụ A ;

2. Tính số mâm n của đoạn cất (luyện)

- Bắt đầu tính từ mâm n=1 (mâm đỉnh): yiD=xiD

- Giả thuyết nhiệt độ mâm sau đó tra và tính các giá trị αi

- Xác định nồng độ pha lỏng trên mâm xi(1)

- Tính cân bằng vật chất trên mâm bằng các phương trình rút gọn như sau:
Do R=1→L=D→V=L+D=2D=92,6 mol. 2.yi(2)= xi(1) + xiD hoặc tổng quát
2.yi(n+1) = xi(n) + xiD

- Xác định hằng số cân bằng trên mâm: KiC5 = yiC5/xiC5

- Tra giá trị nhiệt độ ứng với KiC5 thu được, nếu nhiệt độ trên lệch nhiều thì giả
thuyết lại nhiệt độ trên mâm.

- Xác định tỉ số hội tụ xC3/xiC5

- Nếu xC3/xiC5 > A thì tính mâm tiếp theo.

Bảng kết quả tính đoạn cất (luyện)


3. Tính số mâm n của đoạn chưng

a. Các bước tính toán trên mâm

- Bắt đầu tính từ mâm m=0 (nồi đun): x’i(0)=x’iW

- Giả thuyết nhiệt độ mâm sau đó tra và tính các giá trị αi

- Xác định nồng độ pha hơi trên mâm y’i(0)

-Tính cân bằng vật chất trên mâm bằng các phương trình rút gọn như sau:

W=53,7 mol (theo bảng phân bố nồng độ)

L’=L+75 = 121,3 mol (nhập liệu có 25% hơi)

V’=V – 25 = 67,6 mol (nhập liệu có 25% hơi) 1,7943.x’i(1)= y’i(0)+ 0,7943.x’iW

Tổng quát: 1,7943.x’i(m+1)= y’i(m)+ 0,7943.x’iW

- Xác định hằng số cân bằng trên mâm: KiC5 = y’iC5/x’iC5

- Tra giá trị nhiệt độ ứng với KiC5 thu được, nếu nhiệt độ trên lệch nhiều thì giả
thuyết lại nhiệt độ trên mâm.

- Xác định tỉ số hội tụ x’C3/x’iC5

- Nếu x’C3/x’iC5 < A thì tính mâm tiếp theo.


b. Hiệu chỉnh nồng độ C2

- Do C2 tại mâm đáy có nồng độ bằng không nên khi tính từ mâm đáy lên thì C2
tại các mâm đoạn chưng đều bằng không, không hợp lý.

- Phương trình cân bằng của đoạn chưng tính cho C2

1,7943.x’C2(m+1) = y’C2(m)(x’C2W=0); y’C2(m)=KC2.x’C2(m)

- Nhiệt độ nhập liệu 65oC, nhiệt độ đáy tháp khoảng 103oC, nên ta xem nhiệt độ
trung bình 84oC tra hằng số cân bằng trung bình: KC2=6,2.

Tính từ mâm nhập liệu xuống và tạm lấy nồng độ C2 bằng nồng độ mâm cuối
cùng của đoạn cất: x’C2(m+1)=0,0178.

- Tính nồng độ trên các mâm kết quả như bảng sau:

- Theo bảng tính ta thấy từ mâm thứ 5 tính từ mâm nhập liệu xuống hay mâm (m-
3) tính từ đáy lên thì nồng độ C2 gần như bằng 0 và ta có thể xem từ mâm đấy đến
đáy tháp không có C2.

Bảng kết quả tính đoạn chưng


4. Hiệu chỉnh kết quả

- Số mâm đoạn cất: n=5 mâm + 1 mâm nhập liệu = 6 mâm.

- Số mâm đoạn chưng: m = 5 mâm + 1 nồi đun = 6 mâm.


- Nồng độ nhập liệu tính ở đoạn chưng và cất không đồng nhất, nên ta kiểm tra
mức độ hội tụ tại mâm nhập liệu.

- Sự sai khác không lớn nên đạt yêu cầu hội tụ.

Você também pode gostar