Você está na página 1de 44

THÔNG TƯ 40/2014/TT-BCT

QUY ĐỊNH

Phòng Điều độ
Trung tâm Điều độ HTĐ QG
11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: 04.3927 6182
Fax: 04.3927 6183
Email: vanhanh@nldc.evn.vn
CĂN CỨ

QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Ngày 05/11/2014 Bộ Công Thương ban hành Thông tư số


40/2014/TT-BCT quy định Quy trình điều độ hệ thống
điện quốc gia, có hiệu lực từ ngày 24/12/2014, thay thế
cho Quy trình điều độ ban hành theo quyết đinh
56/2001/QĐ-BCN ngày 26/11/2001
NỘI DUNG

1 QUY ĐỊNH CHUNG

2 PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ

3 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ

4 PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH HTĐ

5 ĐIỀU ĐỘ VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC

6 NHIỆM VỤ CÁC BỘ PHẬN TRỰC TIẾP

7 ĐÀO TẠO, CÔNG NHẬN CHỨC DANH

8 TỔ CHỨC THỰC HIỆN


QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi điều chỉnh
 Phân cấp điều độ, trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp
điều độ HTĐ Quốc gia.
 Trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân tham
gia vào công tác điều độ và vận hành hệ thống điện Quốc gia.

Đối tượng áp dụng


 Tập đoàn Điện lực Việt Nam
 Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia
 Đơn vị phát điện.
 Đơn vị truyền tải điện.
 Đơn vị phân phối điện.
 Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
 Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền
tải, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng.
 Nhân viên vận hành của các đơn vị.
 Các tổ chức, cá nhân có liên quan khác
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Điều độ HTĐ Quốc gia được chia làm 3 cấp:
 Cấp điều độ HTĐ Quốc gia: do A0 đảm nhiệm
 Cấp điều độ HTĐ miền: do các A1, A2, A3 đảm nhiệm
 Cấp điều độ phân phối:
 Cấp điều độ phân phối tỉnh: do đơn vị điều độ trực thuộc
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện
lực Thành phố Hồ Chí Minh và các Công ty Điện lực tỉnh đảm
nhiệm.
 Cấp điều độ phân phối quận huyện : Tùy theo quy mô lưới
điện phân phối tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ cấu
tổ chức, mức độ tự động hóa và nhu cầu thực tế, các Tổng
công ty Điện lực lập đề án thành lập cấp điều độ phân phối
quận, huyện trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt.
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Nguyên tắc phân cấp quyền điều khiển, quyền kiểm tra:
 Một thiết bị điện chỉ cho phép một cấp điều độ có quyền điều
khiển;
 Theo cấp điện áp của thiết bị điện và chức năng truyền tải
hoặc phân phối của lưới điện;
 Theo công suất đặt của nhà máy điện;
 Theo ranh giới quản lý thiết bị điện của Đơn vị quản lý vận
hành
 Một thiết bị điện chỉ cho phép điều độ cấp trên thực hiện quyền
kiểm tra trong trường hợp việc thực hiện quyền điều khiển của
điều độ cấp dưới hoặc Đơn vị quản lý vận hành làm thay đổi,
ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết
bị điện thuộc quyền điều khiển của điều độ cấp trên
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Nguyên tắc phân cấp quyền điều khiển, quyền kiểm tra:
 Đối với một số thiết bị điện thuộc quyền điều khiển của một
cấp điều độ mà việc thay đổi chế độ vận hành của thiết bị đó
không ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống điện
thuộc quyền điều khiển, cho phép cấp điều độ có quyền điều
khiển ủy quyền cho điều độ cấp dưới hoặc Đơn vị quản lý vận
hành thực hiện quyền điều khiển thiết bị đó. Việc ủy quyền
phải thực hiện bằng văn bản có sự xác nhận của hai bên
 Chi tiết phân cấp quyền điều khiển, kiểm tra phải được ban
hành kèm theo quyết định phê duyệt về sơ đồ đánh số thiết bị
điện nhất thứ tại trạm điện hoặc nhà máy điện theo Quy định
quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Quyền điều khiển:
 Là quyền thay đổi chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc
thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
 Mọi sự thay đổi chế độ vận hành hệ thống điện hoặc thiết bị
điện chỉ được tiến hành theo lệnh điều độ của cấp điều độ có
quyền điều khiển trừ trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn
được (cháy hoặc có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người
và an toàn thiết bị) ở nhà máy điện hoặc trạm điện
Quyền kiểm tra của điều độ cấp trên:
 Là quyền cho phép điều độ cấp dưới hoặc Đơn vị quản lý vận
hành thực hiện quyền điều khiển.
 Mọi lệnh điều độ làm thay đổi chế độ vận hành của hệ thống
điện hoặc thiết bị điện thuộc trường hợp điều độ cấp trên có
quyền kiểm tra phải được sự cho phép của điều độ cấp trên,
trừ trường hợp xử lý sự cố hoặc đe dọa sự cố
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Quyền nắm thông tin:
 Là quyền là quyền được nhận thông báo hoặc cung cấp
trước thông tin về chế độ vận hành của thiết bị điện không
thuộc quyền điều khiển, quyền kiểm tra nhưng làm thay đổi,
ảnh hưởng đến chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết
bị điện thuộc quyền điều khiển, trừ trường hợp xử lý sự cố
hoặc đe dọa sự cố
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ

Trường hợp xử lý sự cố hoặc TH khẩn cấp không thể trì hoãn


đe dọa sự cố, cấp điều độ có được (cháy nổ hoặc có nguy cơ
quyền điều khiển được phép ra đe dọa đến tính mạng con người
lệnh điều độ trước. Sau khi và thiết bị) ở NMĐ hoặc trạm
thực hiện lệnh điều độ, cấp điện, cho phép nhân viên vận
điều độ có quyền điều khiển có hành tại đơn vị tiến hành thao
trách nhiệm báo cáo ngay cho tác theo quy trình và phải chịu
cấp điều độ có quyền kiểm tra trách nhiệm về thao tác xử lý sự
và thông báo cho đơn vị có cố của mình. Sau khi xử lý xong
quyền nắm thông tin. phải báo cáo ngay cho NV vận
hành cấp trên.
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Quyền điều khiển của ĐĐQG:
 Tần số HTĐ QG
 Điện áp 500kV
 NMĐ lớn nối lưới ≥110kV
 Lưới điện 500kV (bao gồm thiết bị 3 phía MBA 500kV)
 Phụ tải HTĐQG
Quyền điều khiển của ĐĐM:
 Tần số HTĐ miền hoặc 1 phần HTĐ miền khi tách khỏi HTĐQG
 Điện áp 66kV, 110kV, 220kV
 Công suất Q của NMĐ nối lưới 110kV, 220kV không thuộc
quyền điều khiển ĐĐQG
 Lưới điện 66kV, 110kV, 220kV (bao gồm thiết bị 3 phía MBA
110kV, 220kV)
 NMĐ nhỏ nối lưới 110kV, 220kV
 NMĐ lớn nối lưới 110kV, 220kV trong trường hợp tách khỏi
HTĐQG hoặc được ĐĐQG ủy quyền
 NMĐ lớn nối lưới <110kV
 Phụ tải HTĐ miền
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Quyền điều khiển của ĐĐPP tỉnh:
 Tần số HTĐ phân phối hoăc một phần HTĐ phân phối khi vận
hành độc lập
 Lưới điện và điện áp lưới điện trung áp trừ lưới điện có cấp
điện áp từ 35 kV trở xuống được TCTĐL hoặc CTĐL tỉnh phân
cấp cho ĐĐPP quận huyện
 NMĐ nhỏ nối lưới trung áp trừ trường hợp được TCTĐL hoặc
CTĐL tỉnh phân cấp cho ĐĐPP quận huyện
 Phụ tải HTĐ phân phối
Quyền điều khiển của ĐĐPP quận huyện:
 Lưới điện ≤35 kV được TCTĐL hoặc CTĐL tỉnh phân cấp cho
ĐĐPP quận huyện.
 Điện áp lưới điện ≤35 kV được phân cấp
 NMĐ nhỏ nối lưới phân phối được TCTĐL hoặc CTĐL tỉnh phân
cấp cho ĐĐPP quận huyện
 Diesel khách hàng nối lưới phân phối được TCTĐL hoặc CTĐL
tỉnh phân cấp cho ĐĐPP quận huyện
 Phụ tải lưới điện quận huyện
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Quyền điều khiển

ĐĐPP
ĐĐQG ĐĐ miền ĐĐPP tỉnh quận huyện

Lưới trung áp Lưới ≤35kV được


Lưới điện Lưới 500kV Lưới 66kV-110kV-220kV
(1kV-35kV) phân cấp

NMĐ lớn Nối lưới ≥110kV Nối lưới <110kV

Nối lưới ≤35kV


Nối lưới 110kV, 220kV Nối lưới trung áp
NMĐ nhỏ được phân cấp

Diesel khách hàng


Nối lưới ≤35kV
được phân cấp
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
Ví dụ:
- .
- .
Câu hỏi:
- Liệu 2 cấp điều độ có quyền điều khiển cùng
1 thiết bị hay không? Vì sao?
- Quyền điều khiển của các cấp điều độ được
quy định trong văn bản nào?
- Nếu lệnh chỉ huy điều độ của cấp điều độ
này ảnh hưởng đến thiết bị thuộc quyền
điều khiển của cấp điều độ khác thì sao?
PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ
PHÂN CẤP ĐIỀU KHIỂN TẠI …..
 Mục 1. Quyền điều khiển của A0:
o Tổ máy…
 Mục 2. Quyền điều khiển của Ax:
o MC …
o DCL …
o DTĐ …
 Mục 3. Quyền kiểm tra của A0:
 Mục 3. Quyền kiểm tra của Ax:
 Mục 4. Quyền điều khiển của …:
o Toàn bộ các thiết bị không đề cập đến trong các mục
trên ….
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Trách nhiệm của cấp ĐĐQG
1. Chỉ huy, điều khiển HTĐQG bao gồm:
 Điều khiển tần số HTĐQG;
 Điều khiển U trên lưới điện 500 kV;
 Điều khiển công suất các tổ máy phát của NMĐ lớn thuộc quyền
điều khiển;
 Thao tác, XLSC lưới điện 500 kV;
 KĐĐ và khôi phục lưới điện 500 kV liên kết các hệ thống điện miền;
 Điều khiển phụ tải HTĐQG;
 Thông báo nguyên nhân sự cố NMĐ lớn thuộc quyền đk hoặc lưới
điện 500 kV và dự kiến thời gian khôi phục cho cấp ĐĐM bị ảnh
hưởng. Thông báo giảm mức cung cấp điện do thiếu nguồn điện
hoặc giới hạn truyền tải trên lưới điện 500 kV cho cấp ĐĐM;
 Điều tiết hồ chứa của các nguồn TĐ
 Thông báo cho cấp ĐĐM khi thực hiện quyền điều khiển làm ảnh
hưởng đến chế độ vận hành bình thường của HTĐ miền
2. Lập PTVH cơ bản cho toàn bộ HTĐQG.
3. Thực hiện tính toán theo yêu cầu vận hành HTĐQG bao gồm: tính
toán BVRL, ngắn mạch, ổn định…
4. Chủ trì phân tích các sự cố HTĐ 500kV, các sự cố nghiêm trọng
trong HTĐQG và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Trách nhiệm của đơn vị phát điện
 Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh điều độ của cấp điều độ có
quyền điều khiển.
 Đảm bảo nhà máy điện vận hành an toàn, ổn định; đảm bảo dự
phòng ở mức độ sẵn sàng vận hành cao nhất.
 Thông báo về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công
suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của nhà máy điện
cho cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định hoặc khi có
yêu cầu.
 Lập phương thức vận hành cơ bản của hệ thống tự dùng và các sơ
đồ công nghệ trong dây chuyền vận hành đảm bảo nhà máy điện
vận hành an toàn nhất.
 Báo cáo sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị và tình hình
khắc phục sự cố cho cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy
định.
 Tổ chức thực hiện công tác khắc phục sự cố trong nhà máy điện
đảm bảo nhanh chóng đưa thiết bị vào vận hành trở lại trong thời
gian ngắn nhất. Chủ động phân tích, xác định và thực hiện các
biện pháp phòng ngừa sự cố.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Trách nhiệm của đơn vị truyền tải điện
 Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh điều độ của cấp điều độ có
quyền điều khiển trong quá trình vận hành lưới điện truyền tải.
 Đảm bảo hoạt động ổn định, tin cậy của hệ thống rơ le bảo vệ và
tự động hóa trong phạm vi quản lý. Cài đặt trị số chỉnh định cho
hệ thống rơ le bảo vệ và tự động trong phạm vi quản lý theo
phiếu chỉnh định của cấp điều độ có quyền điều khiển.
 Báo cáo sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị và tình hình
khắc phục sự cố cho cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy
định hoặc khi có yêu cầu.
 Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường dây, trạm điện
theo đúng quy định và kế hoạch đã được duyệt.
 Tổ chức thực hiện công tác khắc phục sự cố đường dây hoặc thiết
bị điện tại trạm điện đảm bảo nhanh chóng đưa thiết bị vào vận
hành trở lại trong thời gian ngắn nhất. Chủ động phân tích, xác
định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố.
PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH
Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nguồn điện, lưới điện
 Lập đăng ký và phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy
điện, lưới điện thuộc phạm vi quản lý tuân thủ Quy định hệ thống
điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công
Thương ban hành; Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa
thiết bị điện trong hệ thống điện truyền tải do Cục Điều tiết điện
lực ban hành.
 Đơn vị QLVH thiết bị có trách nhiệm đăng ký tách thiết bị ra khỏi
vận hành hoặc đưa vào dự phòng với cấp điều độ có quyền điều
khiển.
 Thời gian sửa chữa được tính từ khi cấp điều độ có quyền điều
khiển bàn giao thiết bị cho Đơn vị quản lý vận hành đến khi được
bàn giao trở lại.
 Trước khi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa hoặc đưa vào dự phòng
theo kế hoạch đã được phê duyệt, Đơn vị quản lý vận hành phải
thông báo và được sự đồng ý của Điều độ viên trực ban tại cấp
điều độ có quyền điều khiển.
 Trường hợp không giải quyết được đăng ký cắt điện để thực hiện
bảo dưỡng sửa chữa của Đơn vị quản lý vận hành đăng ký lịch, cấp
điều độ có quyền điều khiển phải thông báo và nêu rõ lý do
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC

Vận hành thời gian thực

ĐIỀU ĐỘ

Lập phương thức vận hành


VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
 A0 là cấp chỉ huy cao nhất, NVVH dưới quyền ĐĐV A0:
o ĐĐV miền;
o Trưởng ca NMĐ > 30MW thuộc quyền đk;
o Trưởng kíp trạm biến áp 500 kV.
o Trưởng ca, trưởng kíp trung tâm điều khiển thuộc quyền đk
 NVVH dưới quyền ĐĐV miền:
o Điều độ viên phân phối tỉnh trong miền;
o Trưởng ca NMĐ có thiết bị thuộc quyền đk;
o Trưởng kíp trạm điện có thiết bị thuộc quyền đk.
o Trưởng ca, trưởng kíp trung tâm điều khiển có thiết bị thuộc
quyền đk
 NVVH dưới quyền ĐĐV phân phối tỉnh:
o ĐĐV phân phối quận huyện
o Trưởng ca NMĐ có thiết bị thuộc quyền đk;
o Trưởng kíp trạm điện có thiết bị thuộc quyền đk.
o Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối
 NVVH dưới quyền ĐĐV phân phối quận huyện:
o Trưởng kíp trạm điện, NMĐ nhỏ thuộc quyền đk
o Nhân viên trực thao tác tại điện lực quận huyện
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC

ĐĐV A0

ĐĐV A1 ĐĐV A2 ĐĐV A3

Trưởng ca, Trưởng


ĐĐV PP tỉnh ĐĐV PP tỉnh ĐĐV PP tỉnh kíp TTĐK
(miền Bắc) (miền Nam) (miền Trung) có thiết bị thuộc
quyền điều khiển

ĐĐV PP quận ĐĐV PP quận ĐĐV PP quận


huyện huyện huyện

Nhân viên trực thao Nhân viên trực thao Trưởng ca NMĐ, Trưởng kíp trạm điện
tác lưới phân phối tác lưới quận huyện có thiết bị thuộc quyền điều khiển
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC

Lệnh điều độ

Thông báo phương thức vận hành

Cho phép ngừng, đưa vào vận hành


Lời nói
Nhân
Điều chỉnh công suất P, Q viên
Tín hiệu vận
điều
Thay đổi trị số chỉnh RLBV, nấc MBA
khiển hành
cấp
Chữ viết
Thao tác, xử lý sự cố dưới
(DIM
hoặc fax)
Phân bổ, hạn chế, sa thải, khôi phục phụ tải

Chuẩn y các kiến nghị của NVVH cấp dưới


VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
NHÂN VIÊN VẬN HÀNH CẤP DƯỚI
 Phải thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của
nhân viên vận hành cấp trên, trừ những lệnh nguy hại
đến người hoặc thiết bị thì được phép chưa thực hiện.
 Nếu không có lý do chính đáng về an toàn mà trì hoãn
thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp
trên thì nhân viên vận hành cấp dưới và đơn vị gây ra
sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về
hậu quả xảy ra.
 Nhân viên vận hành cấp dưới có có quyền kiến nghị với
NVVH cấp trên. Nếu không được chấp nhận thì vẫn phải
thực hiện và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả

Câu hỏi:
Nếu lệnh chỉ huy điều độ của KSĐH A0 và ý kiến của Lãnh
đạo trái ngược nhau thì trưởng ca NMĐ xử lý như thế nào?
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
QUAN HỆ CÔNG TÁC TRONG ĐIỀU ĐỘ HTĐ
 NVVH cấp trên có quyền đề nghị lãnh đạo của NVVH cấp
dưới thay thế NV này khi NV không đủ năng lực hoặc vi
phạm các quy trình, quy định...
 Lãnh đạo của NVVH cấp dưới không có quyền thay đổi lệnh
điều độ của NVVH cấp trên. Không được ngăn cản NV của
mình thực hiện lệnh điều độ trừ trường hợp đe dọa đến
người hoặc thiết bị.
 Lãnh đạo của NVVH cấp dưới không được ra lệnh trái với
lệnh điều độ của NVVH cấp trên trừ trường hợp đe dọa đến
người và thiết bị. Khi đó NVVH cấp dưới phải báo cáo lại cho
NVVH cấp trên
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC

 Báo cáo ngày: Trước 5h30 hàng


Báo cáo
ngày ngày gửi báo cáo ngày cho A0
qua:
o Trang web http://smov.vn
Chi tiết về BC sự o Email : vanhanh@nldc.evn.vn
cố xem trong
QTXLSC (thông
tư 28)

Báo cáo Báo cáo chi


nhanh sự cố tiết sự cố

 Báo cáo nhanh sự cố  Báo cáo sự cố (Lãnh đạo đơn


(NVVH ký): vị ký):

o Diễn biến sự cố o Diễn biến sự cố

o Rơle bảo vệ và tự động o Phân tích nguyên nhân


o Biện pháp phòng ngừa
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC

Báo cáo ngày


trên trang
http://smov.vn
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC

Lịch
trực
ca

Giao TRỰC Nhận


ca
CA ca

Kỷ
luật
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
NHẬN CA
 NVVH đến sớm ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc
xẩy ra từ ca gần nhất của mình đến ca hiện tại.
 Trước khi nhận ca NVVH phải tìm hiểu:
1. Phương thức vận hành trong ngày;
2. Sơ đồ nối dây của NMĐ, tự dùng, lưu ý những thay đổi so với kết dây
cơ bản và tình trạng thiết bị;
3. Những ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao ca;
4. Những thao tác theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca;
5. Điều lệnh mới trong sổ điều lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp trên
và các đơn vị;
6. Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ
vận hành, những lệnh của Lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải
thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề
chưa rõ;
7. Kiểm tra hoạt động của hệ thống điều khiển, thiết bị phụ trợ và thông
tin liên lạc;
8. Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ dùng trong ca;
9. Nhân sự và các nội dung khác theo quy định riêng của từng đơn vị;
10. Ký tên vào sổ giao, nhận ca.
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
GIAO CA
 Hoàn thành các công việc sự vụ trong ca
 Thông báo một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho
người nhận ca những thay đổi của các thiết bị cùng những
lệnh, chỉ thị mới có liên quan đến công tác điều độ, vận hành trong ca mình
 Thông báo cho người nhận ca những hiện tượng bất thường đã xảy ra trong
ca mình và những hiện tượng khách quan đang đe dọa đến chế độ làm việc
bình thường của NMĐ, của thiết bị
 Giải thích thắc mắc của người nhận ca về những vấn đề họ chưa rõ;
 Ký tên vào sổ giao, nhận ca
KHÔNG CHO PHÉP GIAO CA:
 Đang sự cố hoặc thao tác phức tạp
 Chưa hoàn thành công việc trong ca, chưa thông báo tình hình cho NV nhận
ca
 Nhân viên nhận ca không đủ tỉnh táo do dùng chất kích thích
 Không có người đến nhận ca

ĐƯỢC PHÉP GIAO CA khi đang sự cố hoặc thao tác phức tạp:
 NV nhận ca nắm được các bước XLSC hoặc thao tác và đồng ý nhận ca
 Hoặc : được lãnh đạo cho phép
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
GIAO CA
 Thủ tục giao nhận ca chỉ thực hiện xong khi nhân viên vận
hành nhận ca và nhân viên vận hành giao ca đã ký tên vào
sổ giao nhận ca. Kể từ khi thủ tục giao nhận ca được
thực hiện xong, nhân viên vận hành nhận ca có đầy đủ quyền hạn và
trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mình trong ca trực;

KHÔNG CÒN QUY ĐỊNH BÁO CA


(báo cáo nhân viên vận hành cấp trên sau khi nhận ca)
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC

 NVVH phải:
o Xưng tên, chức danh trong mọi liên hệ, ghi âm, ghi chép mọi
liên hệ
o Xử lý sự cố đúng Quy định quy trình XLSC, Quy định KĐĐ và
KPHT và báo cáo NVVH cấp trên và lãnh đạo đơn vị.
o Sau khi XLSC phải làm báo cáo nhanh gửi về cấp điều độ có
quyền điều khiển theo quy định.
 NVVH không được :
o Uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác bị nghiêm
cấm.
o Bỏ vị trí trong lúc trực ca khi chưa có người đến nhận ca. trường
hợp đặc biệt, phải báo cáo với Lãnh đạo để bố trí người khác
thay thế.
o Trực ca liên tục quá thời gian quy định.
o Cho người không có nhiệm vụ vào vị trí vận hành khi chưa được
phép của Lãnh đạo đơn vị.
o Làm việc riêng trong giờ trực ca.
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
 Quy đinh về điều khiển tần số:
o NMĐ phải trang bị đồng hồ tần số (độ chính xác 0.01Hz)
o Điều tốc phải đáp ứng yêu cầu về điều chỉnh tần số sơ cấp theo
quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải .
o Tất cả các NMĐ không làm nhiệm vụ điều tần cấp I đều phải
tham gia điều tần cấp II: Khi tần số hệ thống vượt ra ngoài giới
hạn 50 ± 0,5 Hz trong thời gian kéo dài quá 15 giây, các nhà
máy điện làm nhiệm vụ điều tần cấp II đều phải tham gia điều
chỉnh theo khả năng của tổ máy để đưa tần số hệ thống về
phạm vi 50 ± 0,5 Hz sau đó giữ nguyên công suất và thông báo
cho cấp điều độ có quyền điều khiển.

Cấp I Cấp II Cấp III

50±0.2Hz 50±0.5Hz 50Hz

Đáp ứng của AGC Điều chỉnh tự Lệnh điều độ


động hoặc bằng
tay tổ máy
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
 Quy định về điều chỉnh điện áp:
o Hệ thống kích từ của mỗi tổ máy phát điện phải đáp ứng các
yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Quy định hệ thống điện
truyền tải.
o Đơn vị phát điện không được phép tách hệ thống AVR ra khỏi
vận hành hoặc hạn chế vận hành của hệ thống AVR
o Biểu đồ điện áp được cấp điều độ có quyền điều khiển giao cho
các nhà máy điện, trạm điện thực hiện phù hợp với tính toán
điện áp
o Đơn vị quản lý vận hành phải tuân thủ thực hiện điều chỉnh điện
áp theo biểu đồ do cấp điều độ có quyền điều khiển giao trừ
trường hợp sự cố
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
 Quy đinh về thực hiện biểu đồ phát công suất tác dụng:
o Biểu đồ công suất phát nguồn điện thuộc quyền điều khiển của
Cấp điều độ nào do Cấp điều độ đó lập.
o Các NMĐ đấu nối với HTĐ quốc gia phải thực hiện tuân thủ
biểu đồ phát công suất do cấp điều độ có quyền điều khiển lập
và ra lệnh điều độ, trừ các trường hợp:
 Giảm biểu đồ phát công suất của NMĐ do ngừng thiết bị
ngoài kế hoạch nhưng phải được sự đồng ý của cấp điều độ
có quyền điều khiển;
 Giảm biểu đồ phát công suất của NMĐ do sự cố thiết bị khi
phải kéo dài chu kỳ vận hành theo yêu cầu của cấp điều độ
có quyền điều khiển mặc dù đã đến kỳ sửa chữa theo kế
hoạch;
 Tăng hoặc giảm biểu đồ phát công suất của NMĐ do quá
tải đường dây đấu nối NMĐ vào HTĐ quốc gia, do yêu cầu
điều khiển điện áp hoặc điều khiển tần số trên HTĐ quốc
gia
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
 Quy đinh về thực hiện biểu đồ phát công suất tác dụng:
o Trường hợp không thực hiện được biểu đồ phát công suất theo
lệnh điều độ, Trưởng ca nhà máy điện phải báo cáo ngay cấp
điều độ có quyền điều khiển để có các biện pháp xử lý kịp thời
đưa hệ thống điện quốc gia về trạng thái vận hành bình
thường.
o Khi chế độ vận hành của hệ thống điện khác với dự kiến do sự
cố nguồn điện hoặc sự cố lưới điện, cấp điều độ có quyền điều
khiển được quyền thay đổi biểu đồ phát công suất nhà máy
điện trong phạm vi giá trị cho phép theo điều kiện kỹ thuật để
đáp ứng được tình hình vận hành thực tế
o Tổ máy phát điện đang ở trạng thái dự phòng nhưng không
huy động được khi cần, sẽ được coi là bị sự cố hoặc bất khả
dụng (không tính là dự phòng) kể từ khi ngừng dự phòng.

 Tự điều khiển phát công suất tác dụng:


(trừ trường hợp ảnh hưởng đến an ninh hệ thống)
o NMĐ được huy động theo cơ chế chi phí tránh được
o NMĐ sử dụng năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy triều…)
NHIỆM VỤ TRƯỞNG CA NMĐ, TRƯỞNG KÍP TRẠM ĐIỆN

 Chấp hành lệnh điều độ của NVVH cấp trên.


 Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong mối
quan hệ công tác với NVVH cấp trên.
 Nắm vững sơ đồ kết lưới và phương thức vận hành của NMĐ,
trạm điện, các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và các
quy trình nội bộ của đơn vị.
 Thường xuyên theo dõi thông số vận hành và kiểm tra thiết bị
thuộc quyền quản lý của NMĐ, trạm điện, đảm bảo thiết bị vận
hành an toàn, tin cậy. Không để xảy ra các sự cố chủ quan, xử
lý các sự cố kịp thời và đúng quy định, quy trình liên quan.
 Khi NVVH cấp trên ủy quyền hoặc khi sự cố dẫn đến NMĐ tách
lưới phát độc lập, Trưởng ca NMĐ được quyền áp dụng các biện
pháp điều khiển tần số để đảm bảo sự vận hành ổn định của
các tổ máy.
 Phối hợp với điều độ có quyền điều khiển, các đơn vị có liên
quan để đảm bảo vận hành NMĐ, trạm điện an toàn, tin cậy.
 Cung cấp số liệu theo yêu cầu của NVVH cấp trên.
 Các nhiệm vụ khác do Đơn vị quản lý vận hành quy định
GIỚI THIỆU TT ĐĐ HTĐ QG
Giới thiệu chung:
Tên gọi đầy đủ: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia
Tên viết tắt: ĐĐQG
Tên giao dịch quốc tế: National Load Dispatch Centre
Tên giao dịch quốc tế viết tắt: NLDC
Giám đốc: Ths Ngô Sơn Hải
Địa chỉ trụ sở chính: EVN Tower, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: +84-4-39276178
Fax: +84-4-39276181
Website: www.nldc.evn.vn
Email: info@nldc.evn.vn

Các đơn vị thành viên:


Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc
Trụ sở: Tháp A, EVN Tower, 11 Cửa Bắc, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: +84-4-222011182
Fax: +84-4-22201183
Giám đốc: Ths Nguyễn Tiến Cường

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung


Trụ sở: 80 Duy Tân - Quận Hải Châu - Đà Nẵng
Điện thoại: +84-511-2221002
Fax: +84-511-2221003
Giám đốc: KS Hoàng Kim Vũ

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Nam


Trụ sở: 05 Sư Thiện Chiếu - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84-8-22210207
Fax: +84-8-22210208
Giám đốc: KS Phạm Minh Lương
GIỚI THIỆU TT ĐĐ HTĐ QG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG


VŨ HUY HOÀNG THĂM VÀ CHÚC TẾT
XUÂN QUÝ NGỌ

PHÒNG ĐIỀU ĐỘ
TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HTĐ QG
GIỚI THIỆU TT ĐĐ HTĐ QG

http://www.nldc.evn.vn
GIỚI THIỆU TT ĐĐ HTĐ QG
Các phòng chuyên môn Tổ trực ca A0

P. Điều độ P/thức ngắn (lưới điện)

BCSX, xác nhận sự kiện…

P/thức năm, tháng

A0 P. Phương thức Tính chế độ

Tính rơle

Trực TTĐ

P. Thị trường điện P/thức tuần, ngày

Thanh toán TTĐ


TRỰC CA VẬN HÀNH
 Trong mỗi ca trực vận hành của cấp điều độ HTĐ Quốc gia có 02
ĐĐV Quốc gia.
 Các ĐĐV Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm như
quy định trong Quy trình Điều độ, trong mỗi ca trực vận hành,
phân công 1 ĐĐV là ĐĐV phụ trách ca trực.
 Các lệnh của Lãnh đạo EVN, A0 đều thông qua ĐĐV A0
CÂU HỎI VÀ THẢO LUẬN

Người trình bày :


Phòng Điều độ
Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia
Mobile:
Email:
Phòng Điều độ
Trung tâm Điều độ HTĐ QG
ĐT: 04.3927 6182
Fax: 04.3927 6183
Email: vanhanh@nldc.evn.vn

Você também pode gostar